Cháu dâu quyết không nhượng bộ bác chồng
Thanh vốn là kiểu phụ nữ thích độc lập, tự mình giải quyết được mọi việc khiến cô cảm thấy hạnh phúc. Nhưng bố mẹ cô đều đã về hưu, họ chỉ mong con gái rượu yên bề gia thất để họ an tâm tận hưởng tuổi già.
Ảnh minh họa.
Chưa bao giờ Thanh nghĩ đến chuyện kết hôn với Quang – người bạn thân từ hồi học cấp 3. Nhưng trong một lần cả hai đi nhậu với nhau, sau khi cà kê đủ thứ chuyện, bỗng nhiên Thanh hỏi: “Hay mình cưới nhau cho xong?”. Chẳng ngờ Quang cũng: “Ừ, thì cưới, sợ gì!”.
Tưởng chuyện đùa mà họ nên vợ nên chồng thật! Vốn là bạn thân nên họ rất hiểu nhau. Quang không khác gì “phiên bản nam” của Thanh. Anh khuyến khích vợ giữ nếp sống cũ, độc lập và tự chủ.
Nhưng nếu hôn nhân chỉ là “chuyện của hai người” thì có lẽ Thanh đã không gặp đủ chuyện “thị phi” với họ hàng bên chồng.
Thanh và Quang ở căn hộ riêng, bố mẹ Quang không ý kiến gì về vấn đề này, họ rất thoải mái, cởi mở với con dâu.
Trung tâm rắc rối ở bên nhà chồng có lẽ là bác dâu. Bác có sở thích mời họ hàng đến nhà tụ tập, ăn uống và trò chuyện thân mật. Một lần Thanh đang tất bật nấu nướng trong bếp thì bác gọi, bảo: “Cuối tuần này 2 đứa sang bên bác ăn tối nhé, bác mời!”. Thanh nhanh nhảu: “Dạ vâng, cháu cảm ơn bác” rồi cúp máy.
Đúng lịch hẹn, hai vợ chồng dung dăng dung dẻ sang nhà bác. Bác dâu đon đả chào đón: “Gớm! Sao đến muộn thế?”. Thanh ngơ ngác nhìn đồng hồ: “Chúng cháu sang đúng giờ mà bác”.
Video đang HOT
Bác dâu vẫn giữ nguyên nụ cười, trả lời kiểu nửa đùa nửa thật: “Đáng lẽ cháu dâu nên biết ý, đến sớm một chút để cùng bác chuẩn bị đồ ăn chứ”.
Không rõ bác trách thật hay đùa, nhưng Thanh cũng hơi bất ngờ. Cô không nói gì, lẳng lặng tháo giày rồi đi vào trong nhà. Quả nhiên hôm ấy bác dâu chuẩn bị rất nhiều món ăn, có khi bác phải dậy từ tờ mờ sáng mới làm xong hết chỗ thức ăn ấy.
Đánh chén xong, Thanh cứ thế lên ghế ngồi uống nước, ăn trái cây cùng chồng. Thái độ của bác dâu lúc này không còn nửa đùa nửa thật như lúc trước. Bác nháy Quang vào trong bếp nói chuyện: “Cháu không bảo được vợ à? Nó không đến được sớm để nấu nướng thì đáng nhẽ phải giúp bác dọn dẹp và rửa bát chứ?”.
Không biết Quang trả lời bác dâu ra sao, nhưng khi quay trở lại phòng khách, anh chẳng nói gì với Thanh. Thái độ này càng khiến cô tò mò: “Bác nói gì thế anh? Bác hỏi tại sao em không rửa bát cho bác chứ gì? Giời ơi, còn lâu nhé! Em là cháu dâu thật đấy, nhưng bác chủ động mời mình đến ăn thì mình chỉ là khách thôi. Mà đã là khách thì sao lại bắt em rửa bát?
Mấy lần em mời bác đến nhà mình chơi, em có để bác phải dọn dẹp giúp đâu, em tự làm hết đấy chứ, vì bác cũng là khách của nhà mình cơ mà”.
Quang cằn nhằn: “Thì anh có nói gì em đâu, thôi kệ, bác thích thì bác nói, bác cũng chưa trực tiếp góp ý với em cơ mà”. Thanh hậm hực: “Nhưng mà em cứ bị bực mình ý, tụ tập ăn uống là nhằm mục đích vui vẻ, đằng này bác cứ thích xét nét rồi đánh giá em không hay”.
Đúng như dự đoán của Thanh, hôm sau mẹ chồng “dựng” Thanh dậy từ sáng sớm: “A lô, con đấy à? Hôm trước sang nhà bác sao con không chịu trò chuyện tỉ tê cho bác vui? Con làm bác buồn đấy”. Thanh giải thích thế nào mẹ chồng cũng không chịu hiểu, cứ động viên: “Thôi lần sau con chịu khó chiều bác một tí nhé”.
Y rằng, lần sau bác dâu lại chủ động rủ hai cháu sang ăn cơm. Thanh vẫn giữ đúng nguyên tắc đến chuẩn giờ, không dọn dẹp và rửa bát. Dù bác dâu không nói ra nhưng Thanh biết lần này bác mời hai đứa sang chủ yếu là đề dò xét thái độ của cô cháu dâu, xem nó có động thái thay đổi gì không sau khi được bác “góp ý”. Cách phản ứng quyết liệt của Thanh làm bác dâu tức điên.
Sau bữa ăn “thân mật” thứ 2, bác dâu lại gọi cho mẹ chồng Thanh, phàn nàn đủ điều, nào là cháu dâu bướng như thế thì sau này chỉ chỉ làm “gương xấu” cho con cái, rồi thì thằng Quang để vợ “cầm lái” như thế là mất hết phong độ đàn ông.
Mẹ chồng Thanh chẳng còn cách nào khác, đành gọi cho con dâu: “Thôi coi như mẹ nhờ con đấy Thanh ạ, mẹ cũng biết tính bác dâu hay để ý rồi trách móc người khác, nhưng con thử chiều bác ấy một lần xem nào, cho bác vui”.
Thanh giữ thái độ dứt khoát, không cả nể: “Con chỉ thích làm những việc mà con thấy hợp lý thôi mẹ ạ. Con nói chuyện với bác rất lễ phép và không hề có thái độ hỗn láo, nhưng bác mời vợ chồng con sang với mục đích dò xét thì con không thích chút nào cả. Con không thấy vui nên chắc lần sau con không dám nhận lời mời của bác nữa đâu. Con rất xin lỗi mẹ!”.
Thím chồng, cháu dâu 'chiến tranh lạnh' vì chiếc bánh giò
Người xưa có câu 'không gì khó như chiều mẹ chồng', nhưng trường hợp của tôi thì có khi phải sửa lại thành 'không gì khó như chiều thím chồng'.
Ảnh minh họa.
Mẹ chồng tôi hiền lành, biết điều và rất quý người. Từ ngày tôi về làm dâu, chưa một lần bà to tiếng, nặng nhẹ với tôi. Người ngoài nhìn vào tưởng tôi sướng lắm, nhưng mấy ai biết, bà thím chồng ở cách nhà tôi chỉ vài chục bước chân, ngày nào cũng sang "xét nét" tôi đủ thứ. Nhiều lúc tôi nghĩ thím chính là mẹ chồng thứ hai trong nhà.
Bà không khó tính lắm nhưng khổ cái là lại cực kỳ kỹ tính! Bà kỹ tính từ ngay những công việc nhỏ hàng ngày như gấp quần áo thì phải lột phải ra gấp, khi nấu các món rau mà rau có dính sợi nào trên rổ thì phải nhẹ nhàng nhặt từng sợi ra, không được lấy tay đập vào rổ hay gõ xuống, rồi đơm cơm thì nhất thiết phải đơm đúng hai muôi sao cho vừa tầm không nhiều quá không ít quá, giặt quần áo thì nhà có máy giặt nhưng phải vò xà phòng bằng tay trước rồi mới cho vào máy giật nước, vắt khô,...
Hồi mới về làm dâu, tôi khá "sốc" vì ngày nào thím cũng sang chơi với mẹ chồng tôi, nhưng thực chất là để... "soi" cháu dâu.
Sau này hiểu tính bà nên tôi cũng đã rất cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ. Đặc biệt, các ngày sinh nhật, ngày lễ, tôi không quên những món quà để thím vui lòng.
Nhưng "nhân vô thập toàn", tôi không thể nào làm tốt được mọi việc. Một lần, không hiểu tôi ăn phải cái gì mà ngủ quên. Tôi cuống cuồng vùng dậy, vội vội vàng vàng đi đánh răng rửa mặt, mặc quần áo cho con, rồi chạy xuống chợ quáng quàng mua thức ăn cho bữa trưa và mua cháo để hai bà cháu ăn sáng.
Như mọi khi, tôi về tới nhà đã thấy... ba bà cháu đang ngồi chơi trong phòng khách. Mẹ chồng tôi không nói gì, nhưng thấy tôi vẫn chưa đi làm, thím hỏi ngay: "Hôm nay cháu được nghỉ hay sao mà giờ này chưa đi?". Tôi xấu hổ cười: "Dạ cháu mệt quá nên ngủ quên thím ạ!". Bà thấy tôi nói vậy thì quay đi chỗ khác, tỏ vẻ không hài lòng.
Tôi cuống quýt bảo: "Thím ơi, thím ăn sáng chưa? Cháu mua cả bánh giò cho thím đây ạ, thím ăn cho nóng nhé!". Bà vẫn giữ giọng rất bình thường: "Ừ, đi làm cẩn thận".
Vì sắp muộn giờ đi làm nên tôi chẳng kịp nghĩ ngợi nhiều, cứ thế phi thẳng đến cơ quan với một núi công việc đang chờ đợi. Cả ngày quay cuồng với công việc, tối về lại bận luôn tay với việc nhà, với con, nên tôi cũng không có thời gian quan sát được nhiều.
Đêm muộn hôm đó vẫn thấy túi bánh giờ để trong bếp, tôi chỉ nghĩ chắc lúc sáng thím không đói nên không ăn.
Nhưng một tuần sau tôi mới nhận ra thím không hề sang nhà mình chơi nữa. Đợi chồng đi công tác về, tôi định kể cho anh ấy nghe thì anh ấy lại thủ thỉ trước: "Em làm gì để thím dỗi cả tuần nay không sang chơi thế?". Tôi thắc mắc: "Ôi, em cũng đang định nhờ anh hỏi mẹ giúp em, nhiều việc quá nên hôm nay em mới để ý thím không sang chơi cả tuần nay, có khi nào thím đang... giảm béo không?".
Chồng tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: "Anh điều tra chuyện này rồi, anh hỏi chú dạo này thím ở nhà ăn uống thế nào mới biết là cả tuần nay thím... giận em đấy. Tại hôm em đi làm muộn, không bóc bánh giò đặt lên đĩa cho thím nên thím giận. Thím cũng có tuổi lại kỹ tính, nên em nhớ chú ý nhé!".
Sau "vụ" bánh giò, tôi càng cẩn trọng hơn mỗi khi làm việc gì đó trước mặt thím. Hôm giỗ bà nội chồng, tôi dậy thật sớm để vào bếp, thấy tảng thịt to tướng đặt trên thớt, tôi hỏi mẹ chồng: "Mẹ ơi, thịt này để làm món gì đấy ạ?". Bà giải thích: "Thịt ấy con băm nhỏ ra để làm nhân nem nhé!". Tôi bảo: "Ôi, biết thế con dặn mẹ nhờ người ta xay thịt luôn ở chợ để về nhà đỡ mất công băm". Mẹ chồng tôi thở dài: "Ừ, mẹ cũng định làm thế, nhưng thím con bảo xay thịt ở ngoài chợ mất vệ sinh, mới cả thịt làm nhân nem phải băm bằng tay mới ngon".
Hôm đó tôi ngồi băm thịt đến... chai cả hai bàn tay, lệnh của mẹ chồng có thể "săn siu", nhưng lệnh của thím chồng thì tôi phải thực thi ngay lập tức!
Trong tiệc sinh nhật của chồng tôi, em trai chồng tặng anh một chiếc váy diêm dúa khiến mọi người có mặt sững sờ "hóa đá" Bữa tiệc diễn ra được một nửa thì em trai chồng đột nhiên khơi mào tiết mục bóc quà ngay tại chỗ. Nhà chồng tôi có 2 anh em trai, chồng tôi là cả, dưới anh là cậu em trai năm nay vừa tốt nghiệp đại học. Sau đám cưới, chúng tôi dọn về sống chung với bố mẹ chồng và cậu em...