Cháu bé bị cụt chân:Bất ngờ kết luận bác sĩ không sai
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, trường hợp cháu bé bị cắt cụt chân không vi phạm luật khám chữa bệnh nên không phải bồi thường mà chỉ…hỗ trợ.
Không vi phạm luật khám chữa bệnh
Những ngày qua, dư luận xôn xao vụ cháu Trương Chí Nguyện (8 tuổi, học sinh lớp 2) bị cắt cụt chân do sự thờ ơ của bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, chiều ngày 31/3, chia sẻ với báo Đất Việt xung quanh kết luận vụ việc, bác sĩ Nguyễn Minh Tùng-Phó giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu cho biết:
“Sau khi họp hội đồng với sự góp mặt của nhiều chuyên gia bác sĩ đầu ngành tại các bệnh viện trung ương, căn cứ theo luật khám chữa bệnh, chúng tôi đã đi đến kết luận là trường hợp của cháu Nguyện không vi phạm luật.
Nếu vi phạm luật thì sẽ ra tòa nhưng vì không vi phạm nên Sở Y tế cùng với bệnh viện và luật sư sẽ tổ chức một buổi gặp mặt gần đây nhất với gia đình để giải thích và thỏa thuận với gia đình về một số việc liên quan”
Ông Tùng nói thêm: “Vì không vi phạm luật khám chữa bệnh nên bệnh viện sẽ không phải bồi thường mà chỉ có hỗ trợ khó khăn theo thỏa thuận giữa bệnh viện và gia đình. Sở Y tế tỉnh sẽ làm trung gian trong sự việc này. Số tiền hỗ trợ của bệnh viện được trích từ quỹ mạnh thường quân do nhân viên trong bệnh viện đóng góp để hỗ trợ những trường hợp khó khăn”.
Cháu Trương Chí Nguyện bị cắt cụt một chân
“Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng chỉ đạo Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm toàn bộ y, bác sĩ chuyên khoa ngoại của bệnh viện. Đồng thời đưa đi đào tạo chuyên khoa sâu để nâng cao trình độ, tay nghề y, bác sĩ.”
Theo kết luận của hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân dẫn đến trường hợp cháu Trương Chí Nguyện phải cắt cụt chân là trường hợp có tổn thương động mạch khoeo nhưng không được bác sĩ phát hiện, bởi các nguyên nhân sau: việc tổn thương động mạch khoeo trên cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng là rất hiếm gặp, khó chẩn đoán.
Video đang HOT
Tại Bạc Liêu trên 30 năm qua chỉ xảy ra 2 trường hợp. Vì vậy, các bác sĩ không có kinh nghiệm để phát hiện tắc mạch sớm và không tiên lượng được bệnh để có chỉ định thêm các phương pháp cận lâm sàng và giải thích cho người nhà biết hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm hơn.
Theo bác sĩ Tùng, trên thực tế đã có nhiều trường hợp đứt hoặc tắc động mạch khoeo hoàn toàn nhưng bác sĩ khám lâm sàng và siêu âm màu vẫn không xác định được. Vì vậy, việc chẩn đoán, xác định tắc mạch khoeo bằng các phương pháp thông thường là rất khó khăn.
Hội đồng chuyên môn cho rằng qua báo cáo nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, nếu phát hiện trước 6 giờ thì khả năng nối mạch khoeo cứu sống chân đạt tỷ lệ 100%; phát hiện tắc động mạch khoeo từ 6-8 giờ thì khả năng chữa được khoảng 50%; phát hiện từ 8-12 giờ, khả năng chữa được là 30%.
Đặc biệt, nếu phát hiện tắc mạch khoeo sau 12 giờ thì khả năng bảo tồn chân là rất thấp. Do đó trường hợp của cháu Nguyện không phát hiện được sớm và chuyển lên tuyến trên trể so với thời gian nêu trên thì không thể giữ được chân của bệnh nhân.
Nói đơn giản quá
Cùng ngày, trao đổi với ông Trương Văn Thật (bố cháu Nguyện) thì được biết: “Nếu kết luận vụ việc như trên thì tôi thấy họ nói đơn giản quá, không làm sai thì thỏa thuận với hỗ trợ người ta làm gì.
Họ chỉ nói khơi khơi thôi, lúc con tôi bị nóng sốt báo đến ca trực thì không ai đến hỏi han, xin số điện thoại của trưởng, phó khoa thì không cho, còn bảo gia đình đợi họp hội chẩn. Thậm chí đến lúc gia đình xin cho cháu chuyển họ còn khám bảo xương mu bàn chân cũng như mạch máu vẫn cử động bình thường”.
Ông Thật bức xúc: “Tại sao họ tổ chức cuộc hợp như vậy mà không cho phía gia đình tham gia? Nếu gia đình tham gia thì có phải tốt hơn không vì sẽ có được tiếng nói ba bên. Họ làm việc nhóm như vậy để rồi có kết luận như thế thì không công bằng chút nào”.
Ông Thật cho biết thêm: “Tôi sẽ có ý kiến tiếp theo lên các cơ quan chức năng khác để họ kiểm tra lại. Cháu Nguyện lẽ ra không phải cắt cụt chân nếu các bác sĩ ở bệnh viện phát hiện kịp thời nhưng do sự thờ ơ mà cháu phải chịu một chân giả cả đời nên gia đình không thể ngồi yên được. Nếu không làm rõ việc này thì chỉ có người dân là thiệt mãi thôi”.
Nói về tình hình của cháu Nguyện, ông Thật cho biết: “Hiện tại, cháu đang chuẩn bị cho việc lắp chân giả, dự kiến hè tới này gia đình sẽ cho cháu lên Bệnh viện chấn thương chỉnh hình tại TP.HCM để làm. Bác sĩ phó giám đốc bệnh viện sẽ tài trợ hoàn toàn cho cháu trong việc lắp cái chân giả này”.
Như thông tin báo chí đưa, ông Thật đã có đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu xác minh, làm rõ trách nhiệm của một số y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu liên quan đến việc con trai ông phải cắt bỏ chân.
Theo đơn này, ngày 7/2, cháu Nguyện bị tai nạn giao thông, được chuyển vào Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu điều trị. Tại đây, Nguyện được khám, chụp X-quang, kết quả cho thấy bị gãy 1/3 dưới xương đùi phải. Bác sĩ cho người nhà biết chờ 7 – 10 ngày sau cháu ổn định sức khỏe rồi bó bột mới cho xuất viện.
Tuy nhiên, qua khoảng 4 ngày, gia đình phát hiện sức khỏe cháu Nguyện ngày càng xấu, có biểu hiện sốt cao, mê sảng, không ngủ được, chân gãy sưng to và tím tái, mất cảm giác nên báo cho bác sĩ trực nhưng bác sĩ khám và nói bình thường.
Quá lo lắng cho sức khỏe của Nguyện, ngày 10/2, gia đình xin chuyển cháu lên TP.HCM điều trị nhưng do chuyển viện quá trễ, chân phải bị hoại tử nên bác sĩ tại TP.HCM buộc phải phẫu thuật cắt cụt 1/3 dưới đùi phải cháu Nguyện.
Hà Giang
Theo_Báo Đất Việt
TP Thanh Hóa qui hoạch khu dân cư vi phạm luật đê điều
Mặc dù khu bãi ven sông đang thuộc hàng lang thoát lũ nhưng TP Thanh Hóa và các ngành có liên quan vẫn phê duyệt thành khu dân cư.
Ngày 13/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc vi phạm luật Đề điều tại xã Hoằng Anh (TPThanh Hóa).
Trong văn bản nêu rõ: Theo báo cáo của Chi cục Đề điều và phòng chống lụt bão (PCLB), trên tuyến Đê hữu sông Lạch Trường đoạn K1 100 - K1 380 (Đê kết hợp Quốc lộ 10) thuộc xã Hoằng Anh (TP Thanh Hóa) có 4 hộ dân xây dựng công trình nhà ở trên bãi sông, cách chân đê từ 3,5m-4m, nằm trong phạm vi bảo vệ đê và hàng lang thoát lũ sông Lạch Trường.
Các hộ dân đang tiến hành xây dựng công trình nhà ở trên khu đất vi phạm luật đê điều, hàng lang thoát lũ đê hữu sông Lạch Trường được UBND TP. Thanh Hóa quyết định phê duyệt
Việc xây dựng công trình nhà ở của 4 hộ dân trên đã vi phạm Khoản 5, Khoản 10, Điều 7- Luật đê điều và Khoản 2, Điều 12 - Luật phòng chống thiên tai; ngay khi kiểm tra phát hiện các hộ làm móng nhà ở, Hạt quản lý đê điều TP Thanh Hóa đã lập biên bản vi phạm, đình chỉ xây dựng và đề nghị UBND xã Hoằng Anh xử lý.
Qua kiểm tra, đoạn bãi sông trên đã được UBND TP Thanh Hóa phê duyệt mặt bằng quy hoạch bố trí khu dân cư tại quyết định số 8198/QĐ-UBND ngày 29/10/2013, với tổng số 56 lô đất ở, trong đó có 19 lô đã phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại quyết định số 6922/QĐ-UBND ngày 28/7/2014, còn lại 37 lô chưa đấu giá; trong số 19 lô trúng đấu giá đã có 4 hộ xây dựng công trình nhà ở.
Việc UBND TP Thanh Hóa qui hoạc mặt bằng bố trí khu dân cư ở bãi sông tương ứng K1 100-K1 380 đê hữu Lạch Trường nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và hàng lang thoát lũ của sông Lạch Trường là trái với Luật đê điều.
Trong văn bản cũng chỉ rõ, khi phát hiện sự việc trên, Chi cục Đê điều và PCLB đã có văn bản ngày 20/1/2015, Sở NN&PTNT Thanh Hóa có văn bản ngày 23/1/2015 gửi UBND TP Thanh Hóa đề nghị chỉ đạo đình chỉ việc thi công công trình của các hộ, thông báo cho các hộ còn lại dừng thi công và dừng đấu thầu nhưng đến nay (13/3/2015), đã gần 2 tháng, UBND TP Thanh Hóa chưa có biện pháp chỉ đạo xã Hoằng Anh và các phòng, ban liên quan ngăn chặn, xử lý hành vi phạm pháp luật về đê điều tại xã Hoằng Anh theo kiến nghị của Sở NN&PTNT Thanh Hóa. Trong thời gian qua, 4 hộ dân vẫn tiếp tục xây dựng công trình nhà ở, và đến nay đã cơ bản hoàn thành công trình.
Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo UBND TP Thanh Hóa điều chỉnh lại qui hoạch, không qui hoạch khu dân cư ra bãi sông, không cấp phép xây dựng và thống báo cho các hộ đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất không được xây dựng công trình; dừng việc đấu giá quyền sử dụng đất của các lô còn lại nằm trong qui hoạch mặt bằng trên.
Tổ chức tháo dỡ trả lại nguyên trạng mặt bằng đối với các công trình của 4 hộ dân đã xây dựng ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và trong hàng lang thoát lũ sông Lạch Trường.
Ông Trương Ngọc Hải - Chỉ cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Thanh Hóa cho biết, khi chính quyền xã, Thành phố lập qui hoạch chúng tôi không biết. Đến khi người dân tiến hành xây dựng công trình thì mới phát hiện ra có việc qui hoạch khu dân cư. Vì vị trí qui hoạch nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi hành lang thoát lũ nên không thể qui hoạch thành khu dân cư hay bất cứ công trình nào khác, Luật đã qui định rõ.
VOV.VN sẽ tiếp tục tìm hiểu về vụ việc trên./.
CTV Nguyễn Hải
Theo_VOV
Hà Nội: Phạt "nóng" người vi phạm giao thông qua camera giám sát Trong buổi sáng hôm nay 13/3, rất nhiều người tham gia giao thông vi phạm luật đã bị xử lý, trong đó phần lớn là người điều khiển ô tô với các lỗi vi phạm cơ bản như vượt đèn đỏ, đi sai làn... Sáng nay 13/3, tại nút giao thông Kim Đồng - Giải Phóng, lực lượng CSGT công an thành phố...