Cháu bé bị bỏng nước sôi, gia đình chữa bằng… đắp lá

Theo dõi VGT trên

Ở xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk, cháu bé 3 tuổi bị bỏng nước sôi nhưng gia đình chỉ lấy lá về đắp, 5 ngày sau may được nhóm tình nguyện đưa đi bệnh viện điều trị.

Cháu bé bị bỏng nước sôi, gia đình chữa bằng... đắp lá - Hình 1

Cháu bé bị bỏng nặng vùng mặt – ẢNH: HOÀNG ĐỨC TRUNG

Chiều tối 28.7, một lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cho biết các bác sĩ của đơn vị đang chăm sóc, điều trị vết bỏng vùng mặt cho cháu G.V.L (3 tuổi, trú thôn 14, xã Cư Kbang, huyện Ea Súp).

“Hiện vết bỏng của cháu L. đã khô, đơn vị sẽ tiếp tục theo dõi để điều trị dứt điểm các vết bỏng. Đồng thời, chúng tôi cũng xem xét để miễn hoàn toàn viện phí cho cháu”, lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Ea Súp thông tin.

Trước đó, cháu L. bị bỏng nước sôi nhiều ngày (khoảng 5 ngày) nhưng gia đình không đưa đi bệnh viện chữa trị. Đến ngày 26.7, anh Hoàng Đức Trung, Chủ nhiệm Đội Công tác xã hội Thế Hệ Xanh (xã Cư Kbang, huyện Ea Súp) nhận được thông tin về sự việc nên tiến hành xác minh và thấy vết bỏng của cháu khá nặng, rất dễ nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe nếu không được chữa trị đúng cách.

Theo anh Trung, phần vì thiếu hiểu biết, phần vì gia cảnh khó khăn (mẹ cháu L. một mình nuôi 3 con nhỏ) nên mẹ cháu chỉ lấy lá về đắp và để cho vết thương của cháu tự lành.

Trưa 27.7, được sự giúp đỡ của nhiều người, anh Trung đã đưa cháu L. ra Trung tâm y tế huyện Ea Súp khám và điều trị. “Gia đình cháu L. có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lại không nói được nhiều tiếng phổ thông nên việc tiếp xúc, vận động gặp rất nhiều khó khăn. Sau đó, chúng tôi đã nhờ cán bộ thôn 14, xã Cư Kbang đến hỗ trợ, trao đổi thông tin và thuyết phục gia đình đưa cháu đi bệnh viện chữa trị”, anh Trung cho biết.

Video đang HOT

Còn theo lãnh đạo UBND xã Cư Kbang, hôm nay 28.7, đơn vị vừa nhận được thông tin về sự việc. Bước đầu, phía xã xác định gia đình cháu L. di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào địa bàn nên không có các giấy tờ như giấy khai sinh, bảo hiểm y tế…

Hiện UBND xã Cư Kbang đơn vị đã cử cán bộ vào bệnh viện thăm hỏi và có biện pháp hỗ trợ cho cháu L. điều trị bệnh.

Con trai bị bỏng nước sôi, mẹ tưới thêm một thứ được bác sĩ ca ngợi hết lời

Sau màn sơ cứ sai cách của người bà ở Liêu Ninh, bác sĩ đã đưa ra phương hướng xử trí đúng đắn.

Mới đây, một em bé 17 tháng tuổi ở Liêu Ninh (Trung Quốc) nhập viện trong tình trạng bị bỏng, thậm chí còn rất nặng vì sơ cứu sai cách của người lớn khiến bác sĩ vô cùng tức giận.

Theo lời kể từ người nhà, cậu bé đã đi vào khu vực phích nước sôi bà vừa đun thì không may làm vỡ phích nên bị bỏng. Phần da non nớt của bé đỏ ửng, có dấu hiệu bị tróc ra.

Trong lúc cuống cuồng không biết xử trí ra sao, người bà liền lấy nước tương để đổ lên vết bỏng với hy vọng làm giảm sức nóng. Thế nhưng tình hình lại càng nguy cấp hơn. Sau khi nhập viện, các bác sĩ nhận định rất có thể phải cắt bỏ phần tay bị hoại tử của bé chỉ vì sơ cứu sai cách của bà.

Con trai bị bỏng nước sôi, mẹ tưới thêm một thứ được bác sĩ ca ngợi hết lời - Hình 1

Thay vào đó, vị bác sĩ kể một trường hợp người mẹ biết cách sơ cứu đúng đã giúp cứu mạng con trai 17 tháng.

Đó là trường hợp của cậu bé 17 tháng tuổi ở Hàng Châu. Bé bị bỏng khi đang được mẹ cho đi tắm. Khi chưa kịp pha nước nguội vào với phần nước sôi thì đứa trẻ đã nhào người vào chậu nước sôi dẫn đến bị bỏng khắp người.

Trong khi một số người nhà vội vã định cho bé nhập viện thì người mẹ ngăn lại, cô mở voi hoa sen xả nước lạnh nhẹ nhàng trực tiếp vào những vết bỏng của con trai. Cô làm liên tục như thế trong 1 giờ liền mới đưa con đến bệnh viện.

Con trai bị bỏng nước sôi, mẹ tưới thêm một thứ được bác sĩ ca ngợi hết lời - Hình 2

Các bác sĩ tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi khoa Đại học Chiết Giang đã rất khen ngợi hành động sơ cứu kịp thời của người mẹ. "Xả nước lạnh vào người bé có thể làm giảm nhiệt độ của bề mặt da bị bỏng, trung hòa nhiệt độ và giảm đau" - bác sĩ nói.

Sơ cứu đúng cách trẻ bị bỏng

Theo chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thống - nguyên Trưởng khoa Bỏng (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), thực tế trường hợp bỏng trong sinh hoạt, đặc biệt là bỏng hơi, bỏng nước sôi rất hay xảy ra, chiếm đến 80% các trường hợp bị bỏng nhập viện. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường hay gặp hơn là người lớn.

Theo đó, đa số trường hợp bỏng nước sôi do sinh hoạt xảy ra khi đun nước sôi, bỏng ấm pha trà, bỏng nước mỳ tôm, hơi nồi cơm điện, nóng lạnh...

Đối với những trường hợp bị bỏng nặng do nhiệt mà trực tiếp là nước sôi, bác sĩ Thống cho rằng việc cần làm ngay là nhanh chóng làm nguội vết thương bằng cách để vùng bị tổn thương dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bỏng nước sôi vào nước lạnh (16-20 độ C) trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt.

Con trai bị bỏng nước sôi, mẹ tưới thêm một thứ được bác sĩ ca ngợi hết lời - Hình 3

Ảnh minh họa

"Phương pháp tốt nhất để sơ cứu bỏng nước sôi hiệu quả là giữ cho vết bỏng sạch sẽ, không được động chạm gì vào vết bỏng. Chẳng may vết bỏng ở những chỗ dễ đụng chạm, có thể dùng một băng vải đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng sau đó đến bệnh viện để được sơ cấp cứu kịp thời", bác sĩ Thống chia sẻ.

Ngoài ra, việc băng bó giúp cho vết bỏng không tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ mụn nước. Tuy nhiên cần chọn băng gạc phù hợp vệ sinh. Gạc quấn hờ, quấn lỏng quanh vết thương tránh tạo áp lực lên vùng da bị bỏng. Nếu không có băng đạt tiêu chuẩn thì tốt nhất là giữ nguyên vùng da bị bỏng, tránh đụng chạm.

Với những vết bỏng nhẹ không cần đến bệnh viện, cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ, không đụng chạm vào vết thương trong 24 giờ. Sau 1 ngày, có thể rửa vết bỏng nước với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc một dung dịch nước muối sinh lý. Rửa vết bỏng mỗi ngày một lần, lau vết bỏng cho khô sau khi rửa.

Để phòng tránh tai nạn bỏng nói chung và bỏng nhiệt trong sinh hoạt gia đình nói riêng, bác sĩ Nguyễn Thống cho rằng, khi đun nấu hoặc để vật dụng có thể gây bỏng cần hết sức lưu ý. Nên quy định chỗ để những vật dụng đó và tránh xa tầm với của trẻ em.

Khi sử dụng cần kiểm tra độ chắc chắn cũng như thử độ nóng trước khi sử dụng ví dụ như với chào, mỳ tôm, nước chè... Khi tắm cho trẻ, dùng tay thử độ nóng khi pha nước, không xịt nước thẳng từ vòi vào trẻ để tránh nhiệt độ của bình không ổn định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
17:49:26 05/11/2024
Việt Nam có loại 'cây hóa thạch', mọc dại ở bờ bụi nhưng 'siêu bổ dưỡng'
10:36:04 04/11/2024
Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm
17:45:36 05/11/2024
Chanh dây là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
11:02:47 05/11/2024
Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
10:38:12 05/11/2024
Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín
10:51:01 05/11/2024

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

Tăng nặng cơn đau thoái hóa khớp... do thừa cân, béo phì

19:16:45 05/11/2024
Ngoài ra, việc giảm cân lành mạnh còn mang lại cho người bệnh thoái hóa khớp gối nhiều lợi ích về sức khỏe như: Tăng sức mạnh cơ, ổn định sức khỏe tim mạch, giảm đề kháng insulin, tinh thần lạc quan hơn.

Những người nên ngừng uống cà phê sau 15h

19:12:02 05/11/2024
Uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống chứa caffein) liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao

17:42:07 05/11/2024
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.

Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp

17:32:59 05/11/2024
Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và mắt đỏ. Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt, giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà để uống nhưng không thấy có cải thiện.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?

12:44:20 05/11/2024
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:

Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

12:41:43 05/11/2024
Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gâ...

Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng

11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa bệnh tật

10:53:09 05/11/2024
Với sự tuyên truyền tích cực của các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện, trên 80% người bệnh đã bỏ thuốc lá thành công, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe.

Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?

10:48:52 05/11/2024
Để duy trì hàm răng khỏe đẹp, bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và phát hiện, kiểm soát sớm các tổn thương để có được hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Van Nistelrooy gây tranh luận

Sao thể thao

22:20:20 05/11/2024
Trong khi các cầu thủ Man United muốn giữ lại Ruud van Nistelrooy, chuyên gia Jamie Carragher lại đưa ra lời cảnh báo cho tân HLV Ruben Amorim.

28 giây lột tả phản ứng của JustaTee khi nghe bài hát chủ đề của Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

22:17:09 05/11/2024
Mới đây, một music producer thuộc đội ngũ sản xuất The Stars - ca khúc chủ đề Anh Trai Say Hi đã cập nhật loạt video hậu trường quá trình làm nhạc.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do

Netizen

21:57:23 05/11/2024
Khoảng 10h sáng nay, BVĐK tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 cháu học sinh Trường Mầm non Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, độ tuổi từ 23 tháng đến 34 tháng tuổi, nhập viện nghi ngờ ngộ độc.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.