Cháu bé 12 tuổi bị thủng đại tràng vì nuốt phải mảnh xương gà
Do vô tình nuốt phải mảnh xương gà và mảnh xương đã đâm thủng đại tràng, khiến cháu bé 12 tuổi phải nhập viện cấp cứu.
Một ca phẫu thuật nhi khá phức tạp tại Bệnh viện Xanh Pôn
Tuần vừa rồi, Khoa cấp cứu của Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận một cháu bé là học sinh ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ đã nhiều ngày kèm sốt cao, mệt mỏi, không muốn ăn. Gia đình đã cho cháu đi khám nhiều nơi nhưng đều được chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa, cho đơn thuốc về nhà uống.
May mắn, khi đến Bệnh viện Xanh Pôn, cháu bé đã gặp được các bác sĩ có kinh nghiệm. Vì thế, sau khi khám bệnh, bác sĩ đã nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng trong ổ bụng.
BS. Nguyễn Thị Hồng Vân (Khoa Phẫu thuật Nhi) là người tiếp nhận cháu bé cho biết: “Đây là một trường hợp khó, vì mọi biểu hiện không rõ ràng, diễn biến của bệnh không tương xứng với thời gian đau bụng là hai tuần. Vì thế, các bác sĩ phải hội chẩn để đưa ra hướng điều trị.
Kết quả siêu âm ổ bụng cũng không phát hiện dấu hiệu bất thường. Vì thế, bác sĩ cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và đã phát hiện dị vật dài khoảng 3cm chọc thủng thành ruột và gây tình trạng viêm phúc mạc khu trú trong ổ bụng. Ngay lập tức bệnh nhân được phẫu thuật nội soi.
Ths. Trần Văn Quyết – Phó trưởng Khoa phẫu thuật nhi, người trực tiếp phẫu thuật cho cháu bé – kể lại: “Khi phẫu thuật, chúng tôi phát hiện đoạn ruột bị thủng chỉ cách rìa hậu môn khoảng 20 cm. Do mảnh xương đã bị mắc ở đó khá lâu nên đoạn ruột đã bị viêm dày, ruột bị đầu xương chọc thủng. Lỗ thủng lại được các quai ruột non bọc lại, cô lập ổ viêm với ổ bụng. Chính vì vậy mà triệu chứng của bệnh nhân rất mờ nhạt, diễn biến chậm. Thông thường, nếu lỗ thủng không được quai ruột non bít lại như của cháu bé, phân sẽ tràn vào ổ bụng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong”.
Các bác sĩ khẩn trương tiến hành phẫu thuật lấy dị vật, khâu lỗ thủng đại tràng cho cháu bé. Sau 2 tiếng phẫu thuật ca mổ đã thành công. Nhờ phẫu thuật nội soi nên bệnh nhân ít đau đớn, thời gian nằm viện rút ngắn, vết mổ nhỏ, thẩm mỹ và bệnh nhân diễn biến rất tốt. Dự kiến cháu bé sẽ ra viện trong tuần tới.
Video đang HOT
Cho đến khi hồi phục, bệnh nhi cho biết, có thể cháu đã nuốt phải mảnh xương gà trong buổi liên hoan lớp trước đó.
Theo viettimes
Bé trai 2 tuổi suy dinh dưỡng, nôn ói liên tục vì bệnh lý hiếm gặp
Ngày 27/6, Bệnh viện Quốc tế Vinh cho biết, vừa cấp cứu thành công bé 25 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, nôn ói liên tục vì bệnh lý hiếm gặp.
Bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật.
Trường hợp nói trên là bé H.M.P, 25 tháng tuổi, ở Nghi Hưng, Nghi Lộc, Nghệ An chỉ nặng vỏn vẹn 7kg, thường xuyên nôn ói từ lúc mới sinh. Đặc biệt, tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn từ khi bé bắt đầu ăn dặm và dần chuyển sang thức ăn thô. Dù cha mẹ đã đưa bé đi khám nhiều nơi (kể cả ở Hà Nội) những vẫn không tìm ra nguyên nhân.
Ngày 14/6/2019, bé P. nhập viện trong tình trạng thể trạng suy dinh dưỡng nặng, nôn ói nhiều, thậm chí nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Ba mẹ của bé rất lo lắng vì đã khám nhiều nơi nhưng chưa giải quyết được bệnh cho bé.
Sau khi được bác sĩ ngoại Nhi thăm khám, kết hợp với chụp X -quang ổ bụng không chuẩn bị có hình ảnh bóng hơi kép, chụp lưu thông ruột kết quả dạ dày giãn to đến đoạn DII tá tràng, thuốc vẫn xuống tận đại tràng.
Hình ảnh chụp X- quang dạ dày giãn lớn.
Chụp MSCT 128 dãy phát hiện dạ dày bệnh nhi giãn to có chứa nhiều thức ăn mặc dù đã cho bé nhịn ăn từ chiều hôm trước. Với kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bé P. được chẩn đoán tắc tá tràng không hoàn toàn do màng ngăn niêm mạc. Bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật giải phóng màng ngăn niêm mạc.
Vì thể trạng yếu nên trước khi phẫu thuật, bé được điều trị hồi phục điện giải và bổ sung dinh dưỡng. Ngày 21/6/2019, thể trạng được cải thiện và tiến hành phẫu thuật. Cuộc mổ diễn ra trong vòng 60 phút, bác sĩ xác định dạ dày và tá tràng của bé bị giãn to, tiến hành cắt bỏ màng ngăn tá tràng và tái lập lưu thông đường tiêu hóa.
Sau 2 ngày phẫu thuật, bé đã có thể ăn uống bình thường và xuất viện sau 5 ngày. Để đánh giá khả năng tình trạng phục hồi một cách hoàn thiện, bé được hẹn tái khám sau 1 tháng.
Hình ảnh MSCT dạ dày giãn lớn chứa nhiều thức ăn và gấp khúc.
Tắc tá tràng là dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa làm bít tắc hoàn toàn hoặc một phần tá tràng (đoạn đầu của ruột non), màng ngăn nằm ở đoạn D2 chiếm 85 - 90% các dị tật màng ngăn.
Đây là bệnh lý tương đối hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/6000 ở trẻ mới sinh, bé trai thường mắc bệnh nhiều hơn bé gái và thường kết hợp 1 số dị tật khác như: Dị tật tim, hội chứng Down và các dị tật khác đường tiêu hóa.
Hình ảnh màng ngăn niêm mạc được các bác sĩ phẫu thuật thành công.
BSCKI Nguyễn Văn Tuấn có nhiều kinh nghiệm trong chuyên khoa ngoại Nhi, trực tiếp phẫu thuật cho biết: "Bệnh lý tắc tá tràng hoàn toàn là một cấp cứu ngoại khoa ở trẻ sơ sinh. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời trẻ bị tắc đường tiêu hóa, ói mất dịch, sụt cân, rối loạn điện giải, sốc, co giật và có thể dẫn đến tử vong.
Với thể bệnh tắc tá tràng không hoàn toàn ở giai đoạn sơ sinh và trước ăn dặm, trẻ có thể có nôn trớ nhiều hơn so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, đến tuổi ăn dặm trở đi, sự xuất hiện nôn trớ sau ăn tăng lên về số lần và số lượng, bụng chướng nhiều vùng thượng vị, lúc này trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi cọc và suy kiệt. Và các bà mẹ nên thực hiện siêu âm toàn diện ở 3 tháng cuối thai kỳ để tầm soát và can thiệp sớm cho bé ngay sau sinh".
Thông tin thêm về bệnh lý:
Tá tràng nguyên thủy là ống rỗng từ tuần thứ 4 của thai kỳ, nút liên bào phát triển mạnh, làm ống tá tràng đặc lại, đến tuần 8 - 10 xảy ra quá trình không bào hóa, khối liên bào hình thành các khoang rỗng, các khoang rỗng này sau đó nối lại với nhau làm tá tràng thông lại. Mọi khiếm khuyết trong quá trình "thông hóa" ngừng lại sẽ gây ra màng ngăn tá tràng.
Nôn, trướng bụng là dấu hiệu sớm và là lý do bố mẹ cần đưa trẻ đi khám. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn điện giải và suy dinh dưỡng.
Nguyễn Phê
Theo Dân trí
Bỏ bữa sáng hoặc ăn không no có thể khiến phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa Nếu chức năng của dạ dày khỏe mạnh, hàm lượng hormone trong cơ thể cũng sẽ ổn định, điều này cũng tác động trực tiếp đến cách vận hành buồng trứng trong tử cung. Theo Đông y, dạ dày và các bệnh phụ khoa có liên quan đến nhau. Khi đại tràng và dạ dày bắt đầu hoạt động, bạn tốt nhất nên...