Cháu bà nội tội bà ngoại: Bài viết khiến mẹ sau sinh nào cũng rơi nước mắt và muốn về ngay với mẹ
Người ta nói, khi sinh con, khổ nhất là khi sinh, khổ nhất là mấy tháng nuôi con trong cữ. Nhưng bao nhiêu cái khổ ấy, hầu như mẹ nào cũng đều gánh cả giùm con gái hết.
Người rớt nước mắt khi nghe con đến bên mẹ chính là bà ngoại. Bà bảo: “Vậy là bà sắp có cháu bế rồi”. Và thế là tuần nào bà cũng gửi cả đống đồ ra cho hai mẹ con. Nào thì thức ăn, nào thì rau, rồi hoa quả ở quê.
Cái gì bà cũng dành dụm vì đứa cháu nhỏ trong bụng con gái mình. Rồi dặn dò đủ thứ, nào là tránh ăn cái này, tránh ăn cái kia, nên ăn cái gì cho tốt, giữ gìn sức khỏe rasao … Cảm tưởng như con gái mang bầu nhưng mẹ còn lo nhiều hơn.
Người rớt nước mắt khi nghe con đến bên mẹ chính là bà ngoại. Bà bảo: “Vậy là bà sắp có cháu bế rồi”.
Ngày đau bụng vì sắp sinh con, muộn lắm rồi, mẹ vẫn bắt chuyến xe cuối cùng để lên thành phố cùng với con gái và cháu ngoại của mình. Suốt đêm hai mẹ con ở trong viện, con thì đau, mẹ thì gắng động viên con rồi mọi chuyện sẽ qua. Ngày trước sinh con mẹ cũng thế. Nghe mẹ nói thế mà thấy lòng rưng rưng, đúng rồi, mẹ cũng từng sinh mình vất vả như vậy đấy. Đúng là người xưa nói có sai đâu: Có sinh con mới hiểu lòng cha mẹ.
Người đầu tiên bế cháu ra từ phòng sinh là bà ngoại. Mẹ khóc khi nhìn cháu. Và hỏi bác sĩ con gái mẹ có sao không? Tới khi bác sỹ bảo cả mẹ và con đều khỏe mạnh, mẹ mới thở phào như trút được mọi nỗi lo âu. Quay nhìn đứa cháu nhỏ trên tay nựng yêu: “Giống của bà, bà nhìn cái là nhận ra ngay!”
Con sinh mổ, nên vết mổ rất đau, sữa chưa về. Đêm đêm, mẹ bế cháu ngồi bên giường lo lắng nhìn con gái đau đớn mà đôi mắt mẹ rưng rưng. Mẹ thay con chăm cháu, cho cháu ăn từng chút sữa, mang cháu đi tắm, thay tã, bế cháu hàng đêm cho con gái chợp mắt. Nhiều khi tỉnh dậy, vẫn thấy bà cháu bế nhau đi từ đầu phòng tới cuối phòng. Có khi là bà bế cháu, ngồi tựa cạnh giường vì con bé cứ đặt xuống giường là khóc oe oe.
Mấy ngày trên viện, mẹ gầy cả đi, chỉ vì chăm con chăm cháu. Ngày đón con về nhà nội, bà ngoại cũng đi theo. Mẹ ở đó nửa tháng, chăm cho con gái khỏe, thức đêm thay con để bế, để chăm cháu. Những đêm dài, chỉ có bóng bà ngoại ẵm cháu ầu ơ, như những ngày mẹ chăm những đứa con của mình.
(Ảnh minh họa)
Vẫn cẩn thận, vẫn dịu dàng chu đáo và vẫn nhẫn nhịn hi sinh âm thầm như thế. Nhiều khi thấy mẹ thức đêm nhiều, bảo mẹ để con bế cháu, mẹ nghỉ đi. Mẹ lại bảo: Thôi, để mẹ chăm cho được ngày nào hay ngày ấy. Mẹ về rồi, thì chúng mày lại bồng bế nhau chứ ai bồng cho nữa mà còn đòi. Tới khi ấy có muốn đưa cho ai cũng chả được nữa chứ đừng nói là đòi. Thôi, ngủ đi mà lấy sức.
Video đang HOT
Nghe mẹ nói thế, lại đành ngoan ngoãn vào giường nằm. Nước mắt cứ ứa ra tự khi nào ướt gối. Nhìn mái tóc mẹ bạc dưới ánh đèn mờ, nhìn đôi tay gân guốc, sần sùi vì cả đời vất vả mà lòng cứ rưng rưng thổn thức. Mẹ nuôi con đã vất vả tới nhường nào. Mà giờ lại vì cháu, cũng vất vả bao nhiêu. Lặn lội xa xôi, đêm thức trắng đêm, ngày thì lại cặm cụi nấu nướng, giặt giũ cho con.
Ngày mẹ về quê, đôi mắt ngấn nước mẹ dặn: “Thôi ở lại mẹ về. Gắng cho mau khỏe, được tháng, rồi mẹ đón về nhà. Giờ thì ở lại đây, gắng hai mẹ con chăm nhau cho tốt. Bà nội yếu, bà chăm được gần nào thì được gần ấy. Gắng lên nhé con!”
Ngày mẹ về quê, đôi mắt ngấn nước mẹ dặn: “Thôi ở lại mẹ về. Gắng cho mau khỏe, được tháng, rồi mẹ đón về nhà
Ngày hai mẹ con bắt xe về với bà ngoại, mẹ ra tận ngoài ngõ mé đường lớn đứng đợi con và cháu ngoại. Hai mẹ con vừa liêu xiêu bước xuống xe. Bà ngoại đã chạy ào lại bế cháu vào lòng. Nước mắt chỉ trực trào ra, mẹ chửi yêu: “Ôi, cái giống xấu của bà đây rồi”. Rồi mẹ quay nhìn con, thấy con gái gầy đi, đôi mắt thâm quầng. Mẹ khẽ vuốt đầu: “Khổ chưa con, chỉ tại lấy chồng xa. Bố nó chắc lại đi rồi hả”. Con khẽ khẽ gật đầu. Mẹ khẽ dắt tay: Thôi về với bà rồi. Về bà chăm hai mẹ con cho.
Về nhà, mẹ không cho đụng vào gì hết. Bảo hai mẹ con cứ trông nhau là được. Mà cũng chả phải trông nhau, bà lại đêm đêm thức trông cháu cho con gái ngủ. Bà bảo: “Bà để ngồi ít thôi, không sau này đau lưng. Cứ nằm xuống đi. Mẹ già rồi, ngủ được mấy đâu. Có cháu ngoại mà ôm là vui lắm rồi. Cứ ngủ đi”.
Nghe mẹ nói thế mà đau lòng. Lưng mẹ ngày nào chả đau. Khi mẹ sinh con, mới được mấy ngày đã tự đi giặt giũ, đi nấu cơm, thậm chí là đi làm như ai chứ có được nghỉ ngơi như bây giờ. Nói với mẹ điều ấy thì mẹ bảo: “Thời ấy là thời của mẹ. Ai cũng khổ thế thôi! Không so được. Phụ nữ sinh con như là vắt xương vắt thịt đi, phải được nghỉ ngơi cẩn thận. Không nghe mẹ, nay mai già lại khổ đấy!” Mẹ là thế đấy, khi nào cũng chỉ mong những điều tốt nhất cho con mà chả khi nào nghĩ tới mình.
Mỗi khi đến bữa, bà ngoại làm nhiều món lắm. Khi nào mẹ cũng bắt phải ăn nhiều để cho cháu ngoại của mẹ ti. Vậy mà cứ tới bữa ăn, chưa kịp ngồi xuống mâm mẹ đã bảo: “Cứ ăn đi mẹ bế cháu cho. Mẹ ăn xong rồ”i. Rồi lại giục: “Gắng mà ăn nhiều vào. Mẹ ăn nhiều vào cho cháu bà bú ti nhỉ”. Rồi bà lại quay sang con bé đang nằm trong lòng bà đôi mắt đen hấp háy nhìn bà ngoại lấp lánh nụ cười nơi đôi môi hồng chúm chím.
Bà thấy thế lại chửi yêu: “Cha bố chị, cười cái gì mà cười chứ”. Đêm chốc chốc bà lại vào nhòm xem hai mẹ con có ngủ không. Vừa nghe tiếng cháu khóc là mẹ chạy vào ngay, bảo: “Con khóc thì gắng dỗ cho con ngủ nếu khóc khóc thành quen đấy!” Rồi lại bế cháu dỗ dành. Nhiều đêm, mẹ thức dậy không biết bao nhiêu lần.
(Ảnh minh họa)
Ba tháng hết cữ, mẹ bảo: “Thôi, bà trả cho bà nội thôi. Chắc bà sẽ nhớ cháu lắm!” Chia tay bà ngoại, hai mẹ con lại về bên nội. Đây mới là nơi gọi là nhà mình. Còn nhà ngoại chỉ là nhà ngoại thôi. Con gái và cháu về rồi. Mọi người kể, bà ngoại nhớ cháu thơ thẩn cả đêm chả ngủ được. Có đêm còn mơ cháu khóc mà giật mình chạy vô buồng, chả thấy con cháu đâu, thế là nước mắt lại ứa ra. Khóc vì nhớ con thương cháu.
Ông lại an ủi: “Con gái mình đi lấy chồng rồi thì là con của người ta. Cháu cũng là cháu của người ta. Nên nó phải ở nhà nó chứ ở nhà mình mãi làm sao được mà bà buồn rầu”. Bà ngoại lại thở dài: “Ờ, thì tôi cũng vẫn biết thế!”
Thì vẫn biết là thế. Người ta nói, khi sinh con, khổ nhất là khi sinh, khổ nhất là mấy tháng nuôi con trong cữ. Nhưng bao nhiêu cái khổ ấy, hầu như mẹ nào cũng đều gánh cả giùm con gái hết. Đúng là người xưa nói chẳng có sai bao giờ: Cháu bà nội, nhưng tội bà ngoại. Tội lắm. Nghe mà lòng cứ rưng rưng. Mẹ ơi! Bà ngoại ơi!
Theo blogtamsu
Rơi nước mắt vì lời đề nghị xót xa của mẹ chồng
Nghe mẹ chồng nói, tôi bật khóc nức nở. Tôi còn muốn báo hiếu mẹ chồng, bởi làm dâu một thời gian dài mà tôi chưa làm được gì cho bà.
Năm 26 tuổi, tôi bắt đầu bước vào cuộc sống hôn nhân. Chồng tôi là một tổ trưởng của công ty sản xuất vật liệu xây dựng, còn tôi là kế toán. Cuộc sống hôn nhân ban đầu cũng bình yên và hạnh phúc. Tôi không những có được một người chồng tốt mà còn may mắn khi có được mẹ chồng tuyệt vời. Mẹ chồng tôi là mẫu người phụ nữ lý tưởng, yêu thương và luôn thấu hiểu cho suy nghĩ của nàng dâu.
Cho đến ngày chồng tôi từ một tổ trưởng thấp bé trở thành quản đốc của phân xưởng thì mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Anh trở nên khó tính, chuyên hắt hủi gia đình và thường xuyên đánh đập vợ. Bao nhiêu lần ra tay đánh đập và hành hạ tôi, chính mẹ chồng là người không quản đưa tấm lưng gầy ra che chở.
Có lần, vì tô canh nhạt mà anh nỡ lòng mắng té tát vào mặt tôi. Anh hằn học nói tôi vô dụng vì không nấu một bữa cơm cho ra hồn. Mẹ chồng tôi ngồi kế bên lên tiếng bênh vực và quát anh không được mắng chửi vợ. Vậy là anh hất luôn cả tô canh về phía tôi. Ngay lúc ấy, mẹ chồng liền đưa tay ra đỡ tô canh nóng cho tôi và bị bỏng ở cánh tay. Thấy mẹ chồng bị bỏng rát cả tay mà vẫn mắng té tát vào mặt anh bênh tôi, tôi biết mình nợ mẹ chồng rất nhiều.
Mẹ chồng tôi thấy tôi bị đánh đập tàn bạo nên xông tới can ngăn anh và kéo tôi chạy khỏi nhà. (Ảnh minh họa)
Cách đây một tháng, anh đi liên hoan ở công ty về say bí tỉ. Tôi vừa dìu anh vào và nói với anh mấy lời khuyên hạn chế bia rượu để chạy xe cho an toàn. Chồng tôi đã lồng lộn, đứng dậy liêu xiêu và đánh tôi tới tím tái mặt mày. Mẹ chồng tôi thấy tôi bị đánh đập tàn bạo nên xông tới can ngăn anh và kéo tôi chạy khỏi nhà. Không ngờ vì mải lo kéo tôi nên bà bị ngã sầm xuống nền nhà. Tôi đang loay hoay tìm cách tháo chạy nhưng ngoái nhìn lại thấy mẹ chồng bị ngã vì muốn cứu mình mà tôi xót xa.
Tối hôm đó, đợi chồng đi ngủ say thì tôi mới dám bước vào nhà. Khi đi ngang qua phòng mẹ chồng, thấy bà vừa đưa tay ra sau lưng xoa xoa đấm đấm mà tôi thấy thương bà quá! Có lẽ cú ngã khiến cho bà đau dữ dội. Tôi nói với mẹ chồng nên đến bệnh viện khám nhưng bà lại gạt tay bảo không sao, tuổi già nên đau một lúc là khỏi thôi.
Thấy tôi khóc ấm ức, bà liền với lấy chiếc khăn đưa tôi lau rồi nhỏ nhẹ bảo tôi rằng: "Phận đàn bà khổ nhất là khi chọn chồng sai. Chồng con hư hỏng thì từ từ nói nó sẽ hiểu chứ bản tính khó ưa của nó không xồn xồn được đâu". Nghe mẹ chồng nói, tôi cũng thấy nhẹ lòng và hi vọng chồng sẽ thay đổi.
Vậy mà anh vẫn chứng nào tật nấy, hễ cứ nhậu nhẹt về say lại đánh tôi tới tấp. Mới tuần trước thôi, anh nhậu say về lại nỡ xô ngã tôi xuống giường vì không chiều anh. Hôm ấy, tôi đang ở thời kỳ đèn đỏ nên rất mệt mỏi và đau bụng dưới. Vậy mà anh không hiểu lại đòi hỏi tôi cung phụng. Tôi không chịu nên anh đẩy tôi xuống giường rồi cầm bạt dép đánh tôi. Tôi liền chạy khỏi nhà.
Tối hôm ấy, tôi xin ngồi trong nhà bác hàng xóm đến tận khuya mới dám về nhà. Thấy chồng đã nằm thở phì phèo trên giường mà tôi căm hận vô cùng.
Tôi còn muốn báo hiếu mẹ chồng, bởi làm dâu một thời gian dài mà tôi chưa làm được gì cho bà. (Ảnh minh họa)
Tôi chạy lên phòng mẹ chồng xem bà thế nào thì thấy mẹ vẫn còn thức vì đang đợi cửa tôi về. Nhìn mẹ chồng rơm rớm nước mắt mà tôi cũng khóc theo. Mẹ chồng tôi im lặng một lúc rồi bảo tôi rằng: "Hay là con với nó ly hôn đi cho xong chứ mẹ thấy mày còn khổ dài con ạ!"
Nghe mẹ nói mà tôi ôm bà rồi càng khóc to hơn, tôi thương bà quá! Dù là con dâu nhưng tôi có cảm giác bà thương tôi còn hơn con đẻ.
Ngày hôm sau, tôi xin phép mẹ chồng cho về quê một thời gian để suy nghĩ mọi chuyện. Đã mấy đêm trôi qua, tôi không sao chợp mắt được không phải vì những vết thương do chồng gây ra mà vì nghĩ đến lời đề nghị mẹ chồng.
Một mặt tôi cũng muốn sớm kết thúc cuộc hôn nhân nghiệt ngã này nhanh chóng để không phải chịu những trận đòn roi của chồng. Nhưng chỉ nghĩ đến cảnh mẹ chồng rồi sẽ phải sống một mình với con người như thế, tôi lại không nỡ.
Tôi còn muốn báo hiếu mẹ chồng, bởi làm dâu một thời gian dài mà tôi chưa làm được gì cho bà. Vẫn phải để bà lo toan mọi thứ, thậm chí đỡ đòn thay tôi. Ngay cả sinh cho bà một đứa cháu nội thì tôi vẫn chưa thực hiện được. Các bạn hãy cho tôi một lời khuyên để lương tâm không bị cắn rứt.
Theo Afamily
Có một người mẹ mang tên bà ngoại Ba tháng mười ngày ở cữ nhà mẹ đẻ, tôi mới thấm thía nỗi lòng của một người mẹ... Ba tháng mười ngày ở cữ nhà mẹ đẻ, tôi mới thấm thía nỗi lòng của một người mẹ. (Ảnh minh họa) Năm 26 tuổi, tôi kết hôn. Tôi là kế toán, còn chồng làm giám sát công trình. Nhà tôi và nhà chồng...