Châu Âu xây dựng “phong hỏa đài” ngay sát biên giới Nga
Sáu tháp canh cao từ 35-50 mét sẽ được Liên minh châu Âu xây dựng dọc tuyến biên giới dài 200km giữa Nga và Ba Lan. Theo dự kiến tất cả các “phong hỏa đài” sẽ sớm được bàn giao trước tháng 6.2015.
Liên minh châu Âu có kế hoạch đầu tư khoảng 2,5 triệu euro trong năm nay, cho việc xây dựng các tháp canh dọc theo biên giới Nga-Ba Lan, người đứng đầu Trung tâm văn hóa Ban Lan tại thành phố Kaliningrad, Thomas Omanski, nói với các phương tiện truyền thông vào hôm thứ Hai.
Liên minh châu Âu sẽ tài trợ khoảng 75% chi phí thực hiện dự án có tổng giá trị 3,5 triệu euro này, ông Omanski cho biết, và chưa có thông tin cụ thể về số tiền còn lại được huy động từ đâu. Các tháp canh, một cách gọi vui của người dân địa phương là “phong hỏa đài”, bao gồm 6 tháp có chiều cao từ 35-50m trải dài theo tuyến biên giới 200km của Nga và Ba Lan.
Một quan chức Ba Lan cho biết, các tháp canh sẽ cách đường biên giới những khoảng khác nhau, phụ thuộc vào địa hình và đề xuất từ các chuyên gia. Ngoài ra, nhiều trang thiết bị hiện đại cũng được lắp đặt trên các “phong hỏa đài” giúp các nhân viên an ninh có thể kiểm soát một khu vực rộng lớn xung quanh tháp.
Về phía Nga, phát ngôn viên cơ quan an ninh biên giới Liên bang Nga phụ trách khu vực Kaliningrad, Oleg Dzhurayev nhận định nước này không nhất thiết phải có những tháp canh biên giới tương tự như EU. Lực lượng bảo vệ biên giới Nga đã nhiều lần chứng tỏ năng lực giữ gìn biên giới của mình trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ông Dzhurayev nói thêm.
Video đang HOT
Ba Lan xây dựng tháp canh giúp quân đội bảo vệ biên giới.
Tuyến biên giới giữa Nga và Ba Lan là một khu vực khác phức tạp, khi người dân hai bên thường sử dụng các cửa khẩu để phục vụ cho mục đích thương mại. Năm 2014, có tổng cộng 3,2 triệu người Ba Lan và 3,3 triệu công dân Nga vượt qua biên giới thông qua 4 cửa khẩu tại khu vực này.
Ngoài việc xây dựng các tháp canh phục vụ cho mục đích canh chừng Nga, chính phủ Ba Lan trước đó cũng thực hiện nhiều hoạt động khiến Moscow cảm thấy lo lắng. Cụ thể, Warszawa từng đề nghị Mỹ và NATO bố trí quân đội trên lãnh thổ nước này, nhằm đối phó với các lực lượng vũ trang Nga trong trường hợp xấu nhất.
“Ba Lan là một thành viên của NATO và trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể lan rộng, Đông Âu nên được tăng cường bảo vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài,” Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu trước đó.
Moscow nhanh chóng lên tiếng phản đối kế hoạch của Warszawa, và cho rằng hành động của Ba Lan thực chất chỉ làm “ nóng” thêm mối quan hệ không mấy thân thiện giữa hai nước. Ba Lan cần thận trọng hơn khi hợp tác với Mỹ chống lại Nga, báo chí địa phương đưa tin.
Theo Một Thế Giới
Tổng thống Obama tuyên bố ủng hộ Ukraina hoàn toàn
Hãng tin CNN đưa tin từ thành phố Warsaw, Ba Lan ngày 4.6: Trong chuyến thăm Châu Âu với mục đích chính là bàn thảo về khủng khoảng Ukraina, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống đương nhiệm của Ukraina, và kêu gọi cộng đồng quốc tế "ủng hộ ông hoàn toàn".
Tổng thống Mỹ B.Obama. Nguồn ảnh: NBCNews.
Cuộc họp của Tổng thống Obama với Tổng thống mới đắc cử Petro Poroshenko của Ukraina tại Warsaw được xem như một dấu hiệu ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Kiev.
Chính quyền Ukraina tuyên bố ngày 4.6 rằng các cuộc chiến tranh đã gây thiệt hại nặng nề về lực lượng quân sự ở khu vực Donetsk, đồng thời thừa nhận rằng quân ly khai đã chiếm đoạt hai căn cứ quân sự ở vùng Luhansk.
Trong bài phát biểu tại một buổi lễ kỷ niệm nhằm đánh dấu sự trở lại của đảng Dân chủ trong suốt 25 năm qua, ông Obama cũng lên tiếng ủng hộ Ukraina, và tuyên bố Mỹ sẽ bênh vực quyền tự do trong khu vực.
Ông Obama cho biết Mỹ duy trì một "cam kết vững chắc," bây giờ và mãi mãi tới an ninh của các nước đồng minh trong khối NATO.
Ông nhấn mạnh Ba Lan và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ "sẽ không bao giờ đứng một mình", "Đây không phải chỉ là lời nói" mà còn là hành động. Đó là những lời cam kết không thể phá vỡ được ủng hộ bởi các liên minh mạnh nhất thế giới và lực lượng vũ trang Hoa Kỳ-Quân đội mạnh nhất trong lịch sử"
Ông cũng tuyên bố ủng hộ Ukraina , mặc dù quốc gia này không phải một thành viên của NATO, trước sự "xâm lược" của Nga, bao gồm cả việc "chiếm đóng" khu vực Crimea của Ukrainq vào tháng 3.
Tổng thống Obama cho biết "Ukraina phải được tự do quyết định tương lai của mình. Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc chiếm đóng bán đảo Crimea hay những hành vi vi phạm chủ quyền của Nga trên đất nước Ukraina. Các quốc gia tự do chúng ta sẽ liên minh lại, để những hành động khiêu khích hơn nữa của Nga sẽ chỉ làm cho bản thân họ bị cô lập, hoặc thậm chí phải trả giá".
Tổng thống Obama đã tuyên bố sau màn phát biểu của Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski tại buổi lễ long trọng tại trung tâm Warsaw. Ông Obama cũng vinh danh những người Ba Lan tham gia đấu tranh cho nền dân chủ, điều đó đã thắp sáng một tia hy vọng cho sự thay đổi mang tính cách mạng.
Theo Laodong