Châu Âu xây dựng các siêu nhà máy sản xuất pin cho ôtô điện
Tổ chức Transport & Environment (T&E) cho biết châu Âu hiện có các dự án xây dựng 38 siêu nhà máy có tổng sản lượng hàng năm là 1.000 gigawatt giờ (GWh) với chi phí ước tính 40 tỷ euro (48 tỷ USD).
Một trạm sạc xe điện tại Dresden, miền Đông nước Đức. (Ảnh: AFP)
Do doanh số bán ôtô điện tăng mạnh, châu Âu đã bắt đầu tăng cường năng lực sản xuất pin trên lục địa này nhưng để giảm bớt sự phụ thuộc vào châu Á thì vẫn còn chặng đường dài.
Ở châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất hầu hết các loại pin ôtô điện trên thế giới.
Báo cáo tháng 6/2021 của Tổ chức phi chính phủ Transport & Environment (T&E) cho biết châu Âu hiện có các dự án xây dựng 38 siêu nhà máy có tổng sản lượng hàng năm là 1.000 gigawatt giờ (GWh) với chi phí ước tính 40 tỷ euro (48 tỷ USD).
Phát ngôn viên của T&E cho biết nguồn cung hàng năm này có thể đạt được trong giai đoạn 2029-2030 và sẽ tương đương với việc sản xuất 16,7 triệu pin xe điện.
Trong một báo cáo khác Transport & Environment cho biết, xe điện chạy pin có thể chiếm tất cả doanh số bán xe mới tại 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2035 nếu các nhà hoạch định chính sách đưa ra mục tiêu khí thải CO2 chặt chẽ hơn và hỗ trợ mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng để sạc pin cho ôtô.
Các nhà sản xuất ôtô, vốn đang chịu áp lực chuyển đổi phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, đang dồn tiền vào sản xuất pin.
Gã khổng lồ Volkswagen của Đức đã đầu tư vào công ty khởi nghiệp Northvolt để sản xuất pin xe điện và cũng có kế hoạch xây dựng 5 nhà máy sản xuất pin khác.
Stellantis, công ty sở hữu các thương hiệu như Alfa Romeo, Chrysler, Citroen, Dodge và Fiat, đang hợp tác xây dựng hai nhà máy sản xuất pin của mình, trong khi công ty tiên phong về xe điện Tesla muốn biến siêu nhà máy trong tương lai gần Berlin, một trong những nhà máy lớn nhất thế giới, với công suất 250 GWh đến năm 2030.
Chính phủ các nước châu Âu đang ủng hộ các dự án vì họ muốn châu lục này duy trì vai trò chủ chốt trong sản xuất ôtô trong tương lai.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất châu Á cũng đang đầu tư vào châu Âu, tập đoàn AESC của Trung Quốc có kế hoạch hợp tác với Toyota và Renault về các nhà máy sản xuất pin ở Anh và Pháp.
Hai công ty Hàn Quốc, LG Chem và SKI, đã mở nhà máy ở Ba Lan và Hungary. Công ty CATL của Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy ở Đức./.
Những cái tên có thể trở thành đối tác sản xuất ôtô của Apple
Mẫu xe điện đang trong giai đoạn phát triển của Apple được trông đợi sẽ mang đến những thay đổi lớn cho ngành công nghiệp ôtô thế giới.
Mang tên gọi nội bộ Project Titan, dự án sản xuất ôtô điện của Apple đang có những bước tiến lớn khi chào đón nhiều cựu nhân sự cấp cao đến từ Tesla, đồng thời được giám sát bởi các chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo của Apple.
Song song đó, mẫu xe mang logo trái táo cắn dở cũng được trông đợi sẽ mang đến thay đổi lớn cho ngành công nghiệp ôtô thế giới như những gì iPhone đã làm với thị trường smartphone.
Để xuất xưởng ôtô, nhiều khả năng Apple sẽ tìm kiếm các đối tác, bao gồm một nhà sản xuất lớn đảm nhiệm việc lắp ráp và nhiều nhà cung ứng linh kiện khác. Dưới đây là những cái tên giàu tiềm năng nhất, theo dự đoán của Bloomberg .
Foxconn
Tập đoàn Công nghệ Foxconn (Foxconn Technology Group) vốn có quan hệ thân thiết với Apple. Hơn một thập niên qua, đây là đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, đảm nhiệm lắp ráp phần lớn số lượng iPhone và nhiều chiếc iPad, máy tính Mac bán ra trên thế giới.
Tháng 10/2020, Foxconn trình làng khung gầm dành cho xe điện đầu tiền của hãng, đi kèm nền tảng phần mềm và kế hoạch xuất xưởng pin thể rắn vào năm 2024.
Bên cạnh đó, đầu năm 2020, tập đoàn Đài Loan từng công bố kế hoạch hợp tác phát triển xe điện tại Trung Quốc cùng Fiat Chrysler. Tháng 1/2021, Foxconn ký hợp đồng sản xuất thương mại mẫu ôtô EV M-Byte của Byton - startup xe điện tới từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Foxconn còn ký hợp đồng tư vấn và sản xuất cùng Geely - tập đoàn sở hữu những thương hiệu ôtô như Geely, Lynk & Co, Volvo hay Polestar.
Magna
Có trụ sở tại Ontario (Canada), Magna là nhà cung ứng linh kiện ôtô lớn thứ ba thế giới về doanh số, với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất ôtô nguyên chiếc cho các hãng xe.
Magna sản xuất nhiều linh kiện, từ khung gầm, ghế ngồi cho tới các loại cảm biến và phần mềm hỗ trợ người lái của ôtô. Magna Steyr - thương hiệu trực thuộc Magna - hợp tác với nhiều hãng xe như BMW, Jaguar Land Rover hay cả VinFast.
Magna Steyr là một trong những đối tác của hãng xe việt VinFast.
Magna cũng là một trong những cái tên hoạt động năng nổ trong lĩnh vực xe điện, với hợp đồng sản xuất nền tảng cho mẫu SUV điện Fisker Ocean, hợp đồng sản xuất động cơ EV cùng LG Electronics hay hợp đồng sản xuất mẫu xe ArcFox Alpha-T của BAIC.
Ngoài ra, Magna từng có thời gian hợp tác với Apple khi tập đoàn Mỹ lên kế hoạch sản xuất ôtô 5 năm trước.
Hyundai hoặc Kia
Hyundai và thương hiệu trực thuộc Kia là những hãng xe hiện nhận được sự quan tâm lớn nhất, khi Hyundai xác nhận đang thảo luận với Apple về việc sản xuất ôtô. Tuy nhiên, sau đó thông tin này nhanh chóng bị rút lại.
Cả Hyundai và Kia đều có nhà máy tại Mỹ. Nền tảng xe điện của 2 nhà sản xuất này cũng có những thông số ấn tượng như cự ly vận hành hơn 500 km mỗi lần sạc, khả năng sạc đầy 80% pin trong 18 phút. Đến năm 2025, Hyundai và Kia đặt mục tiêu ra mắt 23 mẫu xe EV mới và đạt doanh số 1 triệu chiếc trên toàn cầu.
Hiện tại, bất lợi lớn nhất với Hyundai và Kia đến từ chính việc để lộ thông tin có thể sẽ hợp tác sản xuất ôtô cho Apple - tập đoàn vốn nổi tiếng với việc bảo mật sản phẩm.
Nissan
Dù khó xảy ra hơn, việc hợp tác với Nissan có thể mang đến một số ích lợi cho Apple.
Cụ thể, Nissan hiện đã có sẵn nền tảng cho xe điện, được hợp tác phát triển cùng Renault và sử dụng trên mẫu SUV Ariya dự kiến bán ra cuối năm nay.
Ngoài ra, với kết quả kinh doanh thua lỗ lớn nhất sau 2 thập niên được ghi nhận khi năm tài chính 2019 khép lại, hợp đồng phát triển hoặc sản xuất xe điện cho Apple sẽ giúp Nissan có được nguồn doanh thu lớn và cần thiết.
Song song đó, với nền tảng công nghệ mạnh mẽ của Apple, Nissan có thể thu hút thêm khách hàng ở phân khúc cao cấp hơn bằng những mẫu xe hiện đại, nhiều tính năng tiên tiến.
Stellantis
Là kết quả của thương vụ sáp nhập Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và Groupe PSA (PSA) đầu năm 2021, Stellantis trở thành trở thành tập đoàn ôtô lớn thứ 4 trên thế giới, với 14 hãng xe trực thuộc, gồm Abarth, Alfa Romeo, Chrysler, Citroen, Dodge, DS Automobiles, Fiat, Jeep, Lancia, Maserati, Opel, Peugeot, Ram và Vauxhall.
Nhờ đó, Stellantis có năng lực sản xuất lớn - một trong những yếu tố quan trọng khi Apple lựa chọn đối tác phát triển ôtô điện. CEO Carlos Tavares của Stellantis cũng từng tuyên bố tập đoàn này sẵn sàng hợp tác cùng Apple và các công ty công nghệ để chế tạo xe EV.
Sáp nhập hai tập đoàn ô tô Peugeot S.A và Fiat-Chrysler: Peugeot về chung nhà cùng Jeep, Maserati... Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận thương vụ sáp nhập trị giá 38 tỷ USD giữa tập đoàn PSA (Peugeot S.A) của Pháp và liên doanh Fiat Chrysler (FCA) của Mỹ-Italy, với một loạt điều khoản kèm theo để chống độc quyền. Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, cơ quan này phê duyệt thỏa thuận sáp nhập giữa hai tập...