Châu Âu và vết rạn mang tên COP28
Từ ngày 30/11 đến ngày 12/12 tới đây, Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra tại thủ đô Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Song, cho đến tận lúc này, sự đồng thuận về chương trình đàm phán vẫn là thách thức không nhỏ đối với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Đồng thuận và chia rẽ
Ngày 16/10, các bộ trưởng phụ trách vấn đề khí hậu của các nước thành viên EU đã nhóm họp để quyết định lập trường đàm phán tại COP28. Trong dự thảo quan điểm đàm phán, EU kêu gọi loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, và dự báo mức tiêu thụ các loại nhiên liệu này sẽ đạt đỉnh trong thời gian tới.
Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula Von Der Leyen
Đến rạng sáng ngày 17/10 (giờ Việt Nam), Hãng thông tấn Reuters đưa tin: Bộ trưởng khí hậu của các nước EU đã phê chuẩn lập trường đàm phán của khối cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 của Liên hợp quốc năm nay, đồng ý thúc đẩy một thỏa thuận đầu tiên trên thế giới nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch phát thải CO2. Thỏa thuận này giúp EU, gồm 27 quốc gia thành viên, trở thành một trong những nhà đàm phán giàu tham vọng nhất, trong số gần 200 quốc gia đàm phán các nỗ lực chống lại tiến trình nóng lên toàn cầu.
Hội đồng châu Âu (European Council) dẫn lời bà Teresa Ribera Rodrigue – quyền phó tổng thống thứ ba, kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái và Thách thức nhân khẩu học của Tây Ban Nha – như một lời hiệu triệu: “Hôm nay, chúng ta gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các đối tác của mình: EU dẫn đầu toàn cầu về hành động vì khí hậu. Tại Dubai, chúng ta sẽ đi đầu trong các cuộc đàm phán, để thể hiện cam kết mạnh mẽ nhất của EU đối với quá trình chuyển đổi xanh và khuyến khích các đối tác đi theo sự dẫn dắt của chúng ta. EU là động lực cho sự thay đổi, và chúng ta phải lên tiếng. Đơn giản là chúng ta không thể lấy khó khăn làm cái cớ để quay lại tình trạng trước thỏa thuận Paris (năm 2015)”.
COP28 là sự kiện đang rất được trông đợi, nhằm cứu hành tinh
Tuy nhiên, cùng lúc ấy, Hãng tin tài chính Bloomberg xoáy sâu vào vấn đề cốt lõi: EU không ấn định được thời điểm kết thúc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, trước thềm COP28. Một cách cụ thể, theo Bloomberg nhìn nhận: “Các quốc gia thành viên EU không thể thống nhất về thời hạn loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch khi họ gặp nhau tại Luxembourg trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28″.
Nghĩa là, thực tế, như chính Reuters kín đáo chỉ ra: 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí kêu gọi tại COP28 về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch “không suy giảm”. Điều đó để lại cơ hội cho các quốc gia tiếp tục đốt than, khí đốt và dầu nếu họ sử dụng công nghệ để “giảm bớt” – nghĩa là thu giữ – lượng khí thải phát sinh, gắn kèm phát biểu của Bộ trưởng Khí hậu Đan Mạch, ông Dan Jorgensen: “Tôi muốn quan điểm đàm phán lần này thậm chí còn phải tham vọng hơn nữa. Nhưng được thôi, chúng ta là liên minh của gần 30 quốc gia, và chúng ta cần phải đạt được sự đồng thuận”.
Video đang HOT
Sự đồng thuận ở đây là gì? Là chuyện khoảng 10 quốc gia – bao gồm Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Hà Lan hay Slovenia… – muốn có một thỏa thuận mạnh mẽ hơn để loại bỏ dần tất cả nhiên liệu hóa thạch. Song, lại có một số quốc gia thành viên EU khác cảm thấy chưa sẵn sàng cho một bước tiến quyết liệt như vậy. Thí dụ: CH Czech, Hungary, Italy, Malta, Ba Lan và Slovakia lại thận trọng hơn, muốn giảm khí nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch bằng cách vẫn duy trì sử dụng than đá, khí đốt và dầu mỏ, nhưng áp dụng công nghệ để hạn chế phát thải.
Lập luận cơ bản của phe này, có thể được nắm bắt qua phát biểu của Bộ trưởng Môi trường Bulgaria Julian Popov: Lựa chọn “mở” cần được duy trì cho các lĩnh vực gây ô nhiễm đã và đang sở hữu công nghệ hạn chế (nhằm cắt giảm) khí thải – chẳng hạn như sản xuất hóa chất và xi măng – chứ không phải cho ngành năng lượng, nơi việc chuyển sang các nguồn carbon thấp như gió và năng lượng mặt trời đã được tiến hành. Ông nhấn mạnh: “Đó là một công nghệ rất đắt tiền và chưa được phát triển đầy đủ. Vì vậy, nếu chúng ta phải đầu tư và tập trung vào công nghệ thu giữ carbon, trước tiên, chúng ta phải tìm ra lĩnh vực phù hợp cho nó”.
Và trái với tiêu đề đầy lạc quan của bài viết, Reuters chỉ ra: Sự chia rẽ của EU phản ánh những căng thẳng toàn cầu đang sôi sục, xoay quanh việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch khỏi các nền kinh tế.
Áp lực cho tầm nhìn hậu dầu mỏ
Rõ ràng, ngay ở châu Âu, không phải quốc gia nào cũng đã đạt mức độ phát triển cần thiết, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế, để có thể ngay lập tức gật đầu đồng ý với một chương trình đàm phán quá mức tham vọng tại COP28. Và nhìn rộng ra toàn thế giới, điều này lại càng trở thành một khúc mắc khó giải quyết, nhất là trong bối cảnh hầu như mọi khu vực kinh tế đều vẫn còn đang “lao đao” bởi các tác động đa chiều, kể cả từ hệ lụy chưa hoàn toàn chấm dứt của đại dịch COVID-19 toàn cầu lẫn những tác động từ chiến tranh và xung đột.
Nhưng chính trong nội bộ EU cũng vẫn đang tồn tại không ít lằn ranh
Một minh chứng khác, vô cùng trực quan, cho vấn đề này là câu chuyện trợ cấp nhiên liệu hóa thạch ở EU. Nếu như Pháp và Hà Lan muốn EU đề nghị xóa bỏ cơ chế này vào năm 2025, thì các nền kinh tế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đơn cử như Ba Lan, lại không muốn đặt thời hạn cụ thể như vậy. Cuối cùng, sau cuộc họp ngày 16/10, mức độ đồng thuận mà các Bộ trưởng khí hậu và môi trường EU đạt được vẫn chỉ là: Kêu gọi loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch “không hiệu quả” vào năm 2030, đồng thời khẳng định sẽ không được phép có nhà máy điện chạy bằng than mới nào, nếu thế giới muốn ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Tóm lại, các nước nghèo hơn đòi hỏi một lộ trình dài hơn, để có thêm thời gian thích ứng với những đòi hỏi cần thiết của tình hình mới, với lý do quan trọng nhất là việc nền kinh tế của họ không đủ sức ngay lập tức đáp ứng những yêu cầu đó, và có khả năng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
Quyền lợi của các nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch cũng sẽ phải được tính đến
Thích ứng, thật trớ trêu, cũng sẽ là vấn đề “hàng đầu và trọng tâm” trong chương trình nghị sự của COP28, như Chủ tịch COP28, ông Sultan Al Jaber, nhấn mạnh ngày 8/10.
Và “thích ứng”, dường như, cũng sẽ còn là việc phải đối diện với những sức ép ngoại giao không hề dễ chịu dành cho EU. Không chỉ là mức độ đóng góp vào những quỹ chung phục vụ công cuộc chống biến đổi khí hậu cũng như hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới, đó sẽ còn là nhiệm vụ đối mặt với thách thức từ các nhà sản xuất và cả người tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch. Thí dụ, như Reuters nhắc lại, tại cuộc họp thượng đỉnh G20 năm nay, Saudi Arabia đã ngăn chặn nỗ lực thỏa thuận loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch – điều cũng có thể xảy ra ở COP28 tới.
Các quốc gia lãnh đạo EU đang hướng đến một tầm nhìn tạm gọi là “hậu dầu mỏ” (post-oil vision). Tuy nhiên, ngày 12/10/2023 vừa qua, Hội đồng châu Âu cũng cẩn trọng đưa một quan điểm: “Làm thế nào để châu Âu có thể giao tiếp với các nước Vùng Vịnh trước COP28″, và cảnh báo: “Việc không đạt được thỏa thuận thúc đẩy các mệnh lệnh về khí hậu tại COP28 sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế”.
Theo quan điểm của bài viết ấy, để đạt được tiến bộ cụ thể tại COP28, các nước châu Âu trước tiên nên tập trung vào các lĩnh vực mà mục tiêu của họ phù hợp với mục tiêu của UAE cũng như các quốc gia vùng Vịnh khác. Kế hoạch hành động COP28 của UAE nhấn mạnh các mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng về năng lượng sạch, được Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế tán thành, chẳng hạn như tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi cả sản lượng hydro và tỷ lệ tiết kiệm năng lượng tổng thể vào năm 2030.
Nhưng thực tế thì, như trang Euro-reporter châm biếm: “ Phương Tây, với lịch sử lâu dài về tình trạng dư thừa carbon trong quá trình hướng tới công nghiệp hóa, nhận thấy việc chỉ tay vào các quốc gia như UAE là quá thuận tiện. Thật là mỉa mai khi nhiều nước đang phát triển hiện đang phải đối mặt với một nghịch lý: Nhu cầu phát triển cấp thiết, nhưng lượng carbon lại buộc phải giảm dần”.
Bên cạnh đó, “Trong số 98 quốc gia sản xuất dầu mỏ trên thế giới, có đến một nửa đang phải vượt qua những vùng nước phát triển đầy biến động. Ý tưởng rằng họ mãi mãi bị loại khỏi việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh COP chắc chắn sẽ không giúp chúng ta giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu một cách hiệu quả”.
Và trở lại với chính nội bộ EU, mọi chuyện dường như cũng đang được phản chiếu hoàn hảo. Những phản ứng trái chiều khiến EU chia rẽ, đang tô đậm một mệnh đề: Thế giới hiện đang dựa vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng 98% nhu cầu năng lượng. Do đó, những sự thay đổi vội vàng, không được bảo đảm bởi cơ sở hạ tầng “năng lượng xanh” mạnh mẽ, có thể tàn phá mọi nền kinh tế đang phát triển.
Lợi ích của tất cả, bởi vậy, đều phải được tính đến, một cách cân bằng.
Tây Ban Nha ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga
Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu khí đốt từ Nga tăng 70%, chiếm 21% tổng lượng nhập khẩu khi Tây Ban Nha trở thành khách hàng lớn thứ hai của Nga.
Tây Ban Nha không phải là khách hàng duy nhất mua khí đốt của Nga ở EU bất chấp mục tiêu độc lập với nhiên liệu hóa thạch từ Moskva trong vòng vài năm tới. Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu của Chính phủ Tây Ban Nha ngày 8/9 cho biết, nước này ngày càng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga, mặc dù tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha đang giảm.
Cores, một cơ quan của Bộ Năng lượng và Môi trường Tây Ban Nha, cho biết trong một tuyên bố rằng nhập khẩu của Tây Ban Nha từ Nga đã tăng 65% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, trong khi nước này nhập khẩu khí đốt ít hơn 14% trong tháng.
Kết quả là tỷ trọng khí đốt của Nga trong tổng lượng nhập khẩu - Tây Ban Nha phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt nước ngoài - đã tăng lên 28% trong tháng 7, so với mức 14,5% trong cùng tháng năm 2022.
Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Ban Nha sau Algeria, vốn bơm khí đốt sang Tây Ban Nha thông qua đường ống xuyên Địa Trung Hải. Nhập khẩu của Tây Ban Nha từ các nước xuất khẩu chính như Nigeria, Na Uy, Qatar và Mỹ đều giảm trong tháng 7.
Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu khí đốt từ Nga tăng 70%, chiếm 21% tổng lượng nhập khẩu khi Tây Ban Nha trở thành khách hàng lớn thứ hai của Nga.
Tây Ban Nha không phải là khách hàng duy nhất mua khí đốt của Nga ở Liên minh châu Âu (EU) bất chấp mục tiêu chính thức của khối này là thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch từ Moskva trong vòng vài năm tới.
Một phân tích của các nhà vận động cho thấy từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, các nước EU đã nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) từ Nga nhiều hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021, trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
Tổng lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của EU từ Nga đã giảm kể từ năm ngoái sau khi Nga cắt dòng chảy sang châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây đối với nền kinh tế nước này và vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt dưới biển Nord Stream.
Hôm 8/9 tại Brussels, Bộ trưởng Năng lượng Teresa Ribera của Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho biết không có kế hoạch cấm nhập khẩu LNG của Nga trong ngắn hạn vì động thái như vậy sẽ gây ra sự tăng giá đột biến có thể làm tê liệt nền kinh tế EU.
Tranh cãi về năng lượng hạt nhân ở châu Âu Vấn đề năng lượng hạt nhân đang gây tranh cãi ở châu Âu vì một số quốc gia chấp nhận, trong khi những nước khác coi là rủi ro. Việc Ủy ban châu Âu coi đây như một nguồn năng lượng xanh càng tạo ra sự chia rẽ trên khắp EU. Ảnh minh họa: EPA Theo mạng tin Euractiv.it (Italy), là nước phản...