Châu Âu tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng người di cư
Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận quan trọng nhằm chia sẻ gánh nặng trong vấn đề tiếp nhận người di cư, động thái được kì vọng có thể giúp các quốc gia thành viên chấm dứt các cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm qua.
Sau hơn 3 năm đàm phán căng thẳng với một loạt thỏa hiệp, các nước thành viên EU ngày 20/12 đã kí kết Hiệp ước mới về di cư và tị nạn của EU nhằm cải tổ chính sách tiếp nhận người di cư, trong bối cảnh số lượng những “vị khách không mời” đến từ Trung Đông và châu Phi đổ biên giới EU đang gia tăng nhanh chóng. Theo Reuters, thỏa thuận mới gồm 4 nhóm giải pháp chính là: đẩy nhanh quá trình sàng lọc, kiểm tra những người di cư trái phép; thành lập các trung tâm giam giữ ở biên giới EU; tăng tốc quy trình trục xuất những người bị từ chối quy chế tị nạn; và thiết lập cơ chế đoàn kết để giảm áp lực lên các quốc gia “tuyến đầu” phía Nam Âu.
Các điều khoản nêu trên được thống nhất dựa trên đề xuất cơ bản do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra, theo đó giữ nguyên nguyên tắc hiện hành là quốc gia EU đầu tiên mà người xin tị nạn nhập cảnh sẽ chịu trách nhiệm về việc có cho phép họ vào EU hay không. Để hỗ trợ các quốc gia “tuyến đầu” ở Nam Âu phải đối mặt với lượng lớn người di cư tiếp cận biên giới qua Địa Trung Hải ( Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Malta), các nước EU còn lại có nghĩa vụ tiếp nhận một lượng nhất định người di cư hoặc đóng góp tài chính nếu họ không muốn tiếp nhận.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo New York Times, thỏa thuận mới của EU chưa nêu được chi tiết về việc họ sẽ trục xuất người không đủ điều kiện xin tị nạn ra sao. EU thiếu các thỏa thuận trao trả người tị nạn với nhiều quốc gia và từng rất vất vả để thuyết phục một số quốc gia ở Trung Đông, châu Phi tiếp nhận người tị nạn bị trục xuất.
Vấn đề di cư từ lâu là nguồn gốc của các cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các quốc gia EU. Các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải lâu nay phàn nàn họ phải chịu gánh nặng lớn về chi phí và ổn định xã hội do họ là đích đến của làn sóng người di cư đến từ các nước Trung Đông, châu Phi bất ổn. Từ năm ngoái, EU đối mặt với số lượng người di cư trái phép và xin tị nạn ngày càng tăng. Từ đầu năm 2023, cơ quan biên giới Frontex của EU đã ghi nhận hơn 355.000 trường hợp vượt biên trái phép vào khối, tăng 17% so với cùng kỳ. Chỉ riêng Italia, theo Reuters, hơn 152.000 người di cư đã tiến qua biên giới nước này trong 11 tháng đầu năm 2023, tăng mạnh so với con số 94.000 người cùng kỳ năm 2022, bất chấp việc chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni nhiều lần tuyên bố áp dụng biện pháp mạnh tay ngăn người di cư.
Sau khi thỏa thuận mới được thông qua, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh: “Di cư là một thách thức chung của châu Âu và quyết định ngày hôm nay sẽ cho phép chúng ta cùng nhau giải quyết vấn đề đó”. Bộ trưởng Nội vụ Italy, ông Matteo Piantedosi đánh giá, “việc hiệp ước ra đời là một thành công lớn đối với Châu Âu và Italy, quốc gia luôn nỗ lực tìm một giải pháp cân bằng để các nước biên giới EU, đặc biệt phải chịu áp lực di cư, không còn cảm thấy cô đơn”. Đức cũng hoan nghênh thỏa thuận mới, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá văn kiện “sẽ giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt, bao gồm cả Đức”.
Tuy nhiên, vẫn có nước tỏ ra không hài lòng với văn kiện. Theo Euronews, Hungary một lần nữa phản đối việc họ buộc phải tiếp nhận người di cư theo định mức mà EU đưa ra. “Chúng tôi từ chối hiệp ước di cư này theo những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể”, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu. “Chúng tôi sẽ không tiếp nhận bất cứ ai trái với ý muốn của mình. Không ai từ Brussels hay bất cứ nơi nào khác có quyền yêu cầu chúng tôi rằng chúng tôi phải chào đón người nào đó”.
Để chính thức có hiệu lực, thỏa thuận sẽ cần được phê duyệt bởi Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu. Các nhà đàm phán trông đợi văn kiện sẽ được chấp thuận trước khi nhiệm kỳ của Nghị viện châu Âu kết thúc tháng 6/2024.
Giới chuyên gia đánh giá, bên cạnh các gói biện pháp từ bên trong đường biên giới EU, các nước châu Âu cũng cần tính toán đến việc tăng cường hợp tác với các quốc gia bên ngoài khối để kiểm soát dòng người di cư.
Cách đây vài tuần, quan chức phụ trách đối ngoại của EU Josep Borrell khẳng định, các nước EU cần đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực trợ giúp khu vực châu Phi và Trung Đông phát triển kinh tế-xã hội ổn định, khôi phục niềm tin vào cuộc sống ở quê nhà. Chừng nào xung đột và bất ổn còn tràn lan, hàng trăm ngàn người sẽ vẫn cố gắng vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu với hi vọng có tương lai tốt hơn. Bên cạnh nguy cơ không được tiếp nhận, người di cư còn đối mặt khả năng thiệt mạng bất cứ lúc nào trong hành trình lênh đênh trên biển. Dữ liệu từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) chỉ ra rằng có 2.511 người đã được báo cáo mất tích ở Địa Trung Hải trong năm nay, hầu hết là người di cư
Đức tiếp nhận lại người tị nạn từ Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong bối cảnh người tị nạn tiếp tục đổ tới đảo Lampedusa của Italy ở Địa Trung Hải, ngày 16/9, Chính phủ Đức thông báo kế hoạch nối lại việc tiếp nhận người tị nạn từ Italy, chỉ vài ngày sau khi Berlin tạm đình chỉ hoạt động này.
Hòn đảo nhỏ Lampedusa của Italy đang phải gồng mình đón nhận lượng người di cư, chủ yếu đến từ các nước Bắc Phi, lên tới 7.000 người, gần bằng dân số của đảo, ngày 15/9/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó, Đức đã tạm đình chỉ quy trình tiếp nhận tự động người tị nạn do Italy không tuân thủ các thủ tục theo Hiệp ước Dublin của Liên minh châu Âu (EU), trong đó quy định người xin tị nạn phải nộp đăng ký tại quốc gia EU đầu tiên mà họ nhập cảnh. Các trường hợp có ý định đăng ký tị nạn ở một quốc gia khác đều có thể bị đưa trở lại nước đầu tiên tiếp nhận.
Theo chương trình tự nguyện tiếp nhận người tị nạn nhằm thể hiện tình đoàn kết của EU, Đức cam kết tiếp nhận 3.500 người tị nạn từ các quốc gia đặc biệt gặp khó khăn ở biên giới phía Nam châu Âu, trong đó có Italy.
Cho đến nay, khoảng 1.700 trường hợp (trong đó có trên 1.000 trường hợp từ Italy) đã được Đức tiếp nhận thông qua cái gọi là "cơ chế đoàn kết tự nguyện" của châu Âu để người di cư có thể hoàn tất thủ tục đăng ký tị nạn ở Đức. Ngày 13/9 vừa qua, Bộ Nội vụ Đức thông báo tạm dừng việc tiếp nhận theo cơ chế này do các quy định liên quan tới việc tiếp nhận người tị nạn theo thoả thuận Dublin không được tuân thủ. Cụ thể, Italy "nhiều lúc" ngừng tiếp nhận trở lại người tị nạn từ Đức theo quy định Dublin. Theo người phát ngôn Chính phủ Đức, đã có trên 12.400 trường hợp ở diện phải được đưa trở lại Italy, song cho tới nay mới chỉ có 10 người được xử lý.
Trong bối cảnh mỗi ngày có hàng nghìn người tị nạn tới Lampedusa những ngày qua, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã mời Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tới thăm thực tế hòn đảo ở Địa Trung Hải này để người đứng đầu EC có thể hiểu rõ tình hình nghiêm trọng mà Italy đang phải đối mặt. Bà kêu gọi EU giúp ngăn chặn người di cư vượt Địa Trung Hải từ Bắc Phi và nếu cần thiết có thể triển khai hải quân để ngăn chặn các tàu thuyền của người di cư trái phép. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, từ đầu năm đến ngày 15/9 vừa qua, đã có khoảng 127.200 người di cư đến Italy bằng thuyền, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 66.200 người).
Gần 600 người vượt biển đến Italy trong 24 giờ qua Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Italy cho biết ngày 27/11, một thuyền đánh cá chở 573 người di cư đã đến đảo Lampedusa ở miền Nam nước này sau khi được lực lượng chức năng lai dắt vào bờ. Người di cư tới đảo Lampedusa, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Truyền thông địa phương đưa tin những người di cư trên, khởi...