Châu Âu thật xấu hổ!
Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã thốt lên câu nói trên sau khi hội nghị các bộ trưởng Nội vụ EU tại Brussels tối 14-9 thất bại thê thảm.
Hội nghị không đạt được đồng thuận về phân bổ hạn ngạch 120.000 người nhập cư ở Hy Lạp, Hungary và Ý như Ủy ban châu Âu đề xuất.
Các bộ trưởng chỉ nhất trí một số vấn đề như sau:
-Phân bổ 40.000 người nhập cư đang ở Hy Lạp và Ý. Nhanh chóng thiết lập các điểm đăng ký và phân loại người xin nhập cư tại hai nước này.
- Tăng cường phương tiện cho Frontex (Cơ quan châu Âu quản lý hợp tác tác chiến ở biên giới bên ngoài các nước EU) để bảo đảm hồi hương những người bị bác đơn định cư.
Video đang HOT
-Tiếp xúc với Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan để giúp đỡ. Thiết lập danh sách quốc gia an toàn để hạn chế số người di cư chạy sang châu Âu.
Báo Le Monde (Pháp) mô tả trước hội nghị, Pháp và Đức đã nỗ lực đến giờ chót để sửa đổi dự thảo thỏa thuận về phân bổ quota người nhập cư thuận theo các ý kiến nóng đầu nhất. Sau đó, các đại sứ của 22 nước thành viên không gian chung châu Âu đã thông qua dự thảo.
Khi hội nghị bắt đầu, Pháp và Đức lại lên tiếng kêu gọi tinh thần trách nhiệm của các nước Trung Âu và Đông Âu. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve nhấn mạnh: “Cứ mỗi phút trôi qua lại có thêm người chết”. Rốt cuộc tất cả đều công cốc!
Cộng hòa Czech, Slovakia và Romania vẫn quyết không tiếp nhận người nhập cư. Đại diện của Slovakia nói: “Tôi phải giải thích thế nào trước Quốc hội nước tôi đây?”. Hungary cũng không tán thành. Ba Lan và Latvia tỏ thái độ hoài nghi. Hội nghị đành bế mạc và hẹn ngày 8-10 tới sẽ bàn lại vấn đề này.
Thất vọng với hội nghị, lần đầu tiên Đức đã đưa ra chiêu bài gây sức ép. Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière tuyên bố trên đài truyền hình cần xem xét khả năng cắt trợ cấp của EU đối với các nước không tiếp nhận người nhập cư.
Trong khi đó, sáng 15-9, đúng ngày Hungary bắt đầu thực thi đạo luật mới về ngăn chặn người nhập cư, biên giới Hungary với Serbia đã đóng cửa. Hàng trăm người nhập cư dàn dụa nước mắt (ảnh) đứng nhìn cảnh sát dàn chào. Cùng ngày, khủng hoảng nhập cư châu Âu nghiêm trọng nhất từ sau năm 1945 lại ghi nhận thảm kịch mới. Một chiếc thuyền ọp ẹp chở người di cư bị đắm trên Địa Trung Hải. Trong 22 người chết đuối có bốn em nhỏ.
H.DUY
Theo_PLO
Bộ trưởng Nội vụ EU họp bàn chính sách nhập cư
Bộ trưởng Nội vụ của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã có mặt tại Luxembourg để họp bàn về chính sách nhập cư.
Người nhập cư trái phép đang là vấn đề khiến nhiều nước châu Âu lo ngại. (Ảnh: telegraph.co.uk)
Bộ trưởng Nội vụ của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 16/6 đã có mặt tại Luxembourg để thảo luận về việc các chính sách nhập cư của khối và cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan. Tuy nhiên, chính sách nhập cư vẫn là chủ đề nóng trong bối cảnh nội bộ EU chưa đạt đồng thuận tuyệt đối về vấn đề này.
Phát biểu trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Italy Angelino Alfano kêu gọi EU đoàn kết, thống nhất trong vấn đề người nhập cư.
Ông Angelino Alfano, Bộ trưởng Nội vụ Italy cho biết: "Một trong những giá trị của chúng ta đó là sự lưu thông tự do trong châu Âu. Chính sách tị nạn được dựa trên các nguyên tắc về trách nhiệm và sự đoàn kết mà chúng ta đã thiết lập để tránh mâu thuẫn chính trị trong châu Âu. Vấn đề nhập cư là vấn đề quyết định châu Âu thua hay thắng. Ở đây không có kết quả hòa".
Italy có lý do của riêng của mình để kêu gọi đoàn kết. Sau cái chết của nhiều người nhập cư trên Địa Trung Hải năm nay, EU đã hứa sẽ hành động, nhưng trong một giai đoạn tâm lý phản đối người nhập cư và cắt giảm chi tiêu đang gia tăng, quan điểm của các quốc gia trong khối đã bị chia rẽ.
Mới đây, quyết định tăng cường kiểm tra tại biên giới với Italy của Pháp và Áo để hạn chế người di cư đã làm vấn đề càng thêm căng thẳng. Quyết định này đi ngược lại tinh thần của khu vực miễn thị thực Schengen.
Theo_VTV
Italy kêu gọi quốc tế can thiệp giải quyết vấn đề người nhập cư Chính quyền thành phố Catania trên đảo Sicily của Italy đã kêu gọi một sự can thiệp của cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề người nhập cư. Cuộc khủng hoảng người nhập cư không chỉ là vấn đề nhức nhối tại khu vực Đông Nam Á, đối với châu Âu, đặc biệt là với Italy cũng như vậy. Chính quyền...