Châu Âu thành lập lực lượng đặc biệt để giám sát ChatGPT
Cơ quan quản lý dữ liệu trung tâm của Liên minh châu Âu (EU) mới đây cho biết đang thành lập một lực lượng đặc biệt để giúp các quốc gia đối phó với chatbot AI ChatGPT đang rất phổ biến hiện nay, qua đó gây áp lực lên nhà sản xuất OpenAI của Mỹ.
Biểu tượng OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN
Italy đã tạm thời cấm chatbot này trong tháng 3/2023 liên quan đến cáo buộc về việc ứng dụng này vi phạm luật riêng tư khi thu thập dữ liệu và cơ quan quản lý của Pháp cho biết đã mở một hồ sơ chính thức sau khi nhận được năm khiếu nại.
Cơ quan bảo vệ dữ liệu AEPD của Tây Ban Nha cũng thông báo mở một cuộc điều tra về phần mềm này và chủ sở hữu của nó, nói rằng mặc dù họ ủng hộ sự phát triển của AI, nhưng “nó phải tương thích với các quyền và tự do cá nhân”.
ChatGPT có thể tạo các bài luận, bài thơ và cuộc trò chuyện từ những gợi ý ngắn gọn nhất và đã chứng minh khả năng có thể vượt qua một số kỳ thi khó khăn. Tuy nhiên, có nhiều quan ngại về khả năng ứng dụng này hỗ trợ người dùng, dẫn đến tình trạng gian lận tràn lan trong trường học, làm gia tăng thông tin sai lệch trên web và thay thế người lao động.
Video đang HOT
Chatbot này chỉ có thể hoạt động nếu nó được đào tạo trên các bộ dữ liệu khổng lồ, làm dấy lên mối lo ngại về việc OpenAI lấy dữ liệu ở đâu và cách xử lý thông tin đó như thế nào.
Cơ quan quản lý CNIL của Pháp, được coi là quyền lực nhất châu Âu, đã mở một vụ kiện sau khi nhận được năm khiếu nại, một trong số đó là từ nghị sĩ Eric Bothorel. Ông này cáo buộc chatbot này đã bịa ra các chi tiết về cuộc đời ông, bao gồm cả ngày sinh và lịch sử công việc.
Theo quy định bảo vệ dữ liệu của châu Âu (GDPR), các hệ thống kiểu như vậy có nghĩa vụ cung cấp dữ liệu cá nhân chính xác nhất có thể.
Italy, nước đầu tiên cấm ChatGPT, trong tuần này đã ban hành một loạt hành động mà OpenAI sẽ cần thực hiện để có thể hoạt động trở lại tại quốc gia này, nhất là cung cấp cơ sở pháp lý cho việc thu thập dữ liệu.
Cơ quan quản lý EDPB của châu Âu cho biết các thành viên đã hành động sau khi theo dõi cách tiếp cận của Italy. Theo đó, cơ quan này cho biết EDPB đã quyết định thành lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên trách để thúc đẩy hợp tác và trao đổi thông tin về các hành động thực thi có thể được thực hiện bởi các cơ quan bảo vệ dữ liệu.
Sau khi Italy ban hành lệnh cấm ChatGPT, OpenAI đã nói với AFP rằng họ “cam kết bảo vệ quyền riêng tư của mọi người” và tin rằng công cụ của họ tuân thủ luật pháp. OpenAI cho biết thêm công ty đã ngừng các dịch vụ tại Italy.
Apple nhận án phạt 8 triệu euro tại Pháp
Cơ quan Quản lý dữ liệu CNIL (Pháp) ngày 4/1 thông báo phạt Apple 8 triệu euro (8,5 triệu USD) do vi phạm luật riêng tư trên App Store.
Biểu tượng Apple tại cửa hàng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
CNIL cho biết "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ đã cài đặt phần mềm theo dõi trên các thiết bị của người dùng Pháp mà không trực tiếp xin phép họ, nhằm cho phép Apple đặt quảng cáo nhắm mục tiêu trên App Store.
Apple đã tự quảng cáo là nhà vô địch về quyền riêng tư. Năm 2021, hãng đã cho phép người dùng dễ dàng chặn các ứng dụng thu thập dữ liệu cá nhân. Động thái này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô hình kinh doanh của các đối thủ, đặc biệt là Meta, chủ sở hữu của Facebook, vốn dựa vào việc thu thập dữ liệu cá nhân để cung cấp quảng cáo.
Các đối thủ cạnh tranh của Apple từ lâu đã cáo buộc hãng này muốn giữ và khai thác dữ liệu cho riêng mình.
CNIL, một trong những cơ quan quản lý tích cực nhất châu Âu, đã nhiều lần phạt các đại gia công nghệ Mỹ vì vi phạm quyền riêng tư dữ liệu.
Một nhóm các nhà phát triển ứng dụng của Pháp đã đệ trình đơn khiếu nại đối với Apple vào tháng 3/2021 và một cuộc điều tra của CNIL đã phát hiện ra rằng người dùng đã chọn tham gia thu thập dữ liệu theo mặc định. Các vụ điều tra tương tự cũng đã được tiến hành tại Đức và Ba Lan.
Tuy nhiên, mức phạt của Pháp tương đối thấp vì CNIL chấp nhận rằng Apple đã nhanh chóng thay đổi hệ thống của mình khi được thông báo về các vi phạm. Bên cạnh đó, án phạt cũng chỉ giới hạn ở những thiệt hại gây ra tại Pháp.
Quyết định của CNIL là khoản tiền phạt mới nhất đối với những gã khổng lồ công nghệ Mỹ khi các nhà quản lý châu Âu ngày càng thận trọng về quyền riêng tư.
Cùng ngày 4/1, "gã khổng lồ" truyền thông xã hội Meta đã bị các cơ quan quản lý Ireland (Ai-len) phạt tổng cộng 390 triệu euro (413 triệu USD) vì vi phạm luật dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu (EU) trên Facebook và Instagram.
Khai mạc phiên họp Ủy ban đặc biệt về Hiến chương Liên hợp quốc Ngày 21/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), phiên họp định kỳ hằng năm của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ (từ ngày 21/2-1/3) đã bắt đầu diễn ra, với sự tham gia của đại diện hơn 80 quốc gia thành viên. Đại sứ các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ họp trực tuyến ngày 19/8/2020. Ảnh minh...