Châu Âu nguy cơ đối mặt với khủng hoảng khí đốt hóa lỏng
Việc vội vàng cắt giảm khí đốt của Nga đã khiến người tiêu dùng châu Âu rất dễ bị ảnh hưởng bởi cú sốc giá LNG do nhu cầu LNG toàn cầu vượt quá nguồn cung năm 2022.
Trong khi đó, các dự án LNG mới khó có thể đáp ứng cho đến năm 2024.
Các dự án LNG mới khó có thể đáp ứng nhu cầu của EU cho đến năm 2024. Ảnh: Oilprice.com
Theo trang tin Oilprice.com, nghiên cứu của Rystad Energy cho thấy cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang khiến các nước châu Âu phải đối phó với tình trạng mất an ninh năng lượng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, vì nhu cầu sẽ vượt cung vào cuối năm nay.
Mặc dù nhu cầu tăng cao đã làm bùng nổ các dự án LNG mới trên toàn thế giới trong hơn một thập kỷ, nhưng các dự án cần thời gian để hoàn thành xây dựng và khó có thể đáp ứng nhu cầu trước năm 2024.
Video đang HOT
Nhu cầu LNG toàn cầu dự kiến đạt 436 triệu tấn vào năm 2022, vượt nguồn cung hiện tại là chỉ 410 triệu tấn. EU có nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng vào mùa Đông tới khi châu lục này tìm cách hạn chế các dòng khí đốt của Nga. Sự mất cân bằng nguồn cung và giá cao cũng sẽ đẩy chi phí xây dựng các dự án LNG.
Kế hoạch REPowerEU của EU đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng là giảm phụ thuộc 66% vào khí đốt Nga trong năm nay, một mục tiêu sẽ mâu thuẫn với mục tiêu của khối là bổ sung kho khí đốt lên 80% công suất vào ngày 1/11 tới.
Bằng cách hạn chế nhập khẩu khí đốt của Nga, châu Âu đã gây bất ổn cho toàn bộ thị trường LNG toàn cầu sau năm 2021 đầy biến động. Quyết định giảm mạnh phụ thuộc vào khí đốt Nga và LNG sẽ thay đổi thị trường LNG toàn cầu, dẫn đến nhu cầu LNG của châu Âu tăng mạnh mà các dự án hiện tại và đang trong quá trình phát triển sẽ không thể đáp ứng.
Năm ngoái, Nga đã xuất khẩu 155 tỷ mét khối khí đốt đến châu Âu, cung cấp hơn 31% nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực. Việc thay thế một phần đáng kể trong số này sẽ cực kỳ khó khăn, gây ra những hậu quả sâu rộng đối với người dân, nền kinh tế của châu Âu và quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực.
“Đơn giản là không có đủ LNG để đáp ứng nhu cầu. Trong ngắn hạn, điều này sẽ tạo ra một mùa Đông khó khăn ở châu Âu. Đối với các nhà sản xuất, điều này có thể tăng cường sự khai thác LNG, nhưng sẽ quá muộn để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến”, Kaushal Ramesh, nhà phân tích cấp cao về khí đốt và LNG tại Rystad Energy, cho biết.
Nếu dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu ngừng vào thời điểm hiện tại, lượng khí đốt đang được dự trữ (đầy khoảng 35%) có thể sẽ cạn kiệt trước cuối năm nay, khiến châu Âu phải trải qua một mùa Đông khắc nghiệt.
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria
Sau Ba Lan, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria.
Lý do chung được đưa ra cho quyết định này của Gazprom là Moskva đã không nhận được khoản thanh toán bằng đồng ruble từ hai quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này cho các hợp đồng mua khí đốt.
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố ngày 27/4, Gazprom cho biết đã thông báo tới hai cơ quan năng lượng Bulgargaz của Bulgaria và PGNiG của Ba Lan về quyết định ngừng cung cấp khí đốt, đồng thời nêu rõ quyết định sẽ có hiệu lực cho đến khi các khoản thanh toán được trả bằng đồng ruble theo đúng chủ trương của Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố hồi tháng trước.
Phản ứng trước quyết định của Gazprom, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov khẳng định nước này đã hoàn tất thanh toán cho lượng khí đốt vận chuyển trong tháng 4, do đó, quyết định này của Gazprom đã vi phạm hợp đồng mua bán giữa hai bên.
Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov cho rằng đây là quyết định không thể chấp nhận. Ông cho biết nước này đang xem xét lại các hợp đồng với Gazprom, bao gồm hợp đồng vận chuyển khí đốt sang Serbia and Hungary.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab chỉ trích quyết định này của Nga, cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại lớn đối với Nga.
Bảo vệ quyết định của Gazprom, Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin khẳng định đây là quyết định đúng đắn và Moskva cần có hành động tương tự đối với những nước "không thân thiện" khác.
Nga và các nước châu Âu đang tăng cường các biện pháp đáp trả lẫn nhau, đặc biệt trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt trong bối cảnh các nước phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt và tìm cách cô lập Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine. Để bảo vệ lợi ích quốc gia, Tổng thống Putin tuyên bố mọi hợp đồng mua bán dầu mỏ và khí đốt của Nga đều phải thanh toán bằng đồng ruble. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối từ phương Tây và khiến các nước tìm cách tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế để giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Engie có thể xoay sở mà không có khí đốt của Nga Engie có thể làm được nếu không có khí đốt của Nga - chiếm 20% nguồn cung của họ. Nói chung châu Âu chắc chắn có thể thay thế một nửa lượng khí đốt của Nga. Ảnh minh họa Công ty khí đốt của Pháp Engie có thể xoay sở mà không có khí đốt của Nga và toàn châu Âu cũng có...