Châu Âu không ra nổi phán quyết trừng phạt Nga
Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 17.11 rằng họ sẽ đẩy mạnh trừng phạt phe ly khai tại miền đông Ukraine. Tuy nhiên, họ lại thất bại trong việc đồng thuận để ra tuyên bố đẩy mạnh trừng phạt Nga.
Cuộc họp của các ngoại trưởng khối EU
Bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc EU đã nhóm họp tại Brussels để thảo luận về biện pháp trừng phạt những người ủng hộ phe ly khai ở Ukraine và các quan chức Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin cố gắng khuyên các thành viên của Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu gia tăng các trừng phạt nhắm vào Nga.
“Chúng ta cần phải tăng cường trừng phạt Nga nhằm khiến cho quân ly khai không thể gia tăng sức mạnh quân sự. Chúng tôi đang lo lắng không chỉ riêng tình hình miền đông Ukraine mà còn là cho cả liên minh châu Âu”, ông Klimkin cho biết.
Tuy nhiên các quan chức còn lại trong Ủy ban cho rằng việc trừng phạt thêm đối với Nga là không cần thiết. Các biện pháp trừng phạt mới của EU sẽ không nhắm vào Nga mà chỉ nhắm vào lực lượng ủng hộ ly khai tại Ukraine.
“Sau khi đánh giá tình hình trên thực tế Ủy ban kêu gọi cơ quan phụ trách đối ngoại của liên minh châu Âu (EEAS) trình danh sách những người ủng hộ ly khai để bổ sung vào quyết định trừng phạt của EU”, Ủy ban cho biết trong kết luận của mình về Ukraine.
Video đang HOT
Theo thông báo, EEAS “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thực tế và sẽ hành động phù hợp”. Ủy ban đối ngoại của Hội đồng châu Âu đề cập đến các cuộc bầu cử được tổ chức tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (DPR và LPR) tự xưng vào ngày 2.11 là một “hành vi vi phạm và tinh thần của thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk” và kêu gọi Nga “nhận trách nhiệm trong vụ bầu cử bất hợp pháp tại Donetsk và Lugansk”.
Mỹ và EU đang chia rẽ vì việc gia tăng các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Trong khi EU cho rằng việc trừng phạt thêm nữa nhắm vào Nga là không cần thiết thì tổng thống Obama phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 lại cho rằng ông Putin đã “vi phạm luật pháp quốc tế khi cung cấp vũ khí hạng nặng cho lực lượng ly khai ở Ukraine” và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk. Ông Obama cho biết việc “cô lập kinh tế” nhắm vào Nga sẽ tiếp tục gia tăng trừ khi ông Putin thay đổi.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc trả lời với kênh truyền hình Đức ARD khi ông có mặt tại Úc để dự hội nghị thượng đỉnh G-20. Trong lần tiếp xúc với truyền thông phương Tây, ông Putin không quên nhắc phương Tây rằng cấm vận Nga là gián tiếp hại chết Ukraine.
Theo Thiên Hà/BBC
Một Thế giới
Tổng thống Mỹ gặp khó trong quan hệ đối ngoại
Một trong những câu hỏi lớn nhất được đặt ra vào lúc này trên chính trường Mỹ là chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama sẽ bị ảnh hưởng như thế nào từ một Quốc hội bị người Cộng hòa chi phối?
Nguy cơ ông Obama rơi vào tình trạng Tổng thống "vịt què" là hoàn toàn có thực (ảnh: THX/TTXVN)
Đã từng được coi là một trong những thế mạnh của Tổng thống thuộc đảng Dân chủ trong chiến dịch vận động bầu cử cho nhiệm kỳ hai vào năm 2012, chính sách đối ngoại của ông Obama giờ đây chỉ nhận được 41% sự ủng hộ. Cứ 2 người Mỹ thì có 1 người chỉ trích Tổng thống Obama "thiếu kiên quyết" trong quan hệ với bên ngoài và chính điều đó đã làm cho thế mạnh vốn có của Washington bị giảm mạnh trên thế giới.
Mặc dù những người tiền nhiệm như: George W.Bush, Bill Clinton, George H.W.Bush và Ronald Reagan cũng đã từng phải "sống chung" với tình trạng tương tự, song dường như lần này nguy cơ ông Obama bị cản trở từ phía Quốc hội lại cao hơn nhiều.
Người ta vẫn còn nhớ những căng thẳng giữa Nhà Trắng và Quốc hội về cuộc cải cách hệ thống an sinh xã hội của ông Obama; tăng trần nợ hay ngừng tạm thời các dịch vụ công - động thái nối tiếp việc những người Cộng hòa trong Quốc hội không chấp nhận ngân sách liên bang cho năm 2014, không chấp nhận giảm chi phí quân sự và phản đối Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền...
Bất đồng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về chính sách đối ngoại dường như cũng đặc biệt gay gắt. Ít nhất là đảng Cộng hòa có thể buộc Tổng thống Obama phải thay đổi chiến lược và có một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn đối với Iran, Nga và Nhà nước Hồi giáo (IS).
Thứ nhất, nếu trước thời hạn ngày 24/11 tới, các cuộc đàm phán giữa Iran và Nhóm P5 1 không đi đến việc ký kết Thỏa thuận cuối cùng (Iran phải cam kết chỉ theo đuổi chương trình hạt nhân dân sự, đổi lại Mỹ và phương Tây sẽ hủy bỏ mọi biện pháp trừng phạt, cấm vận chống Iran) thì đảng Cộng hòa có thể sẽ không chấp nhận kéo dài đàm phán và sẽ đòi tăng cường lệnh trừng phạt.
Thứ hai, những sự trừng phạt kinh tế chống Nga có thể cũng được tăng cường. Một dự luật nhằm trừng phạt Nga trong lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và tài chính cũng như việc tăng viện trợ quân sự và phi quân sự cho Ukraine có thể được Quốc hội mới tán thành mà không gặp khó khăn gì.
Thứ ba, gần đây những người Cộng hòa đã bị chia rẽ về quyết định của ông Obama tiến hành không kích IS ở Iraq và Syria. Một bên là những phần tử diều hâu, ủng hộ một chiến lược cứng rắn hơn dựa vào việc tăng cường không kích và triển khai quân Mỹ trên thực địa, và bên kia là những người cho rằng mọi cuộc can thiệp mới vào Trung Đông là quá nguy hiểm đối với nền an ninh của Mỹ.
Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng ảnh hưởng của Quốc hội dưới sự chi phối của đảng Cộng hòa đối với chính sách đối ngoại của ông Obama cũng có những hạn chế nhất định. Để tránh bị Quốc hội phản đối về các vấn đề liên quan, ông Obama có thể sử dụng sắc lệnh Tổng thống mà không cần sự tán thành của Thượng viện đồng thời cũng có thể sử dụng quyền phủ quyết trong những trường hợp cần thiết.
Nhưng việc đưa ra những sắc lệnh Tổng thống hoặc sử dụng quyền phủ quyết sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về chính trị đối với cá nhân ông Obama bởi chắc chắn nó sẽ gây ra một cuộc chiến chính trị nội bộ giữa Tổng thống và Quốc hội, và phần nào sẽ ảnh hưởng đến đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016. Vì vậy, có thể ông Obama phải đấu dịu, chấp nhận chính sách đối thoại của đảng Cộng hòa, như chính ông đã khẳng định trong cuộc họp báo sau khi có kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Cho dù có một số sức mạnh theo luật định, song nguy cơ ông Obama rơi vào tình trạng mà người ta quen gọi là "Tổng thống vịt què" (Tổng thống cứ đưa ra một đề nghị nào là vấp phải sự phản đối của Quốc hội) là hoàn toàn có thực. Có quyền lực song vì nhiều lý do khác nhau, ông Obama sẽ không dám sử dụng hết do biết rằng mọi quyết định mất lòng dân đều có thể gây phương hại đến đảng Dân chủ của ông, nhất là khi cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 đang đến gần.
Theo Phạm Phú Phúc/Chính trị Thế giới
Tin tức
Ukraine sẽ thiệt thòi nếu trừng phạt Donetsk Hôm 17-11, Bộ trưởng Bộ Thuế nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Alexander Timofeyev khẳng định lệnh phong tỏa kinh tế Tổng thống Poroshenko áp đặt lên miền Đông sẽ tác động tiêu cực đến chính bản thân Kiev. Ông cho biết: "Nếu Ukraine đóng cửa ngân hàng Oshchadbank điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tại đây...