Châu Âu “khó chịu ra mặt” khi TT Trump muốn các nước tiếp nhận phần tử IS
Lời kêu gọi tiếp nhận và xét xử các phần tử khủng bố IS bị bắt ở Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các nước Châu Âu đã vấp phải những phản ứng không mấy tích cực từ các quốc gia này.
Tuyên bố trên được ông Trump đưa ra trên trang Twitter cá nhân của mình vào ngày 17/2. Khi đó, ông nói rằng Châu Âu phải nhận những phiến quân khủng bố này, nếu không Mỹ và các lực lượng vũ trang đồng minh ở Syria “sẽ buộc phải thả chúng ra ngoài”.
Châu Âu tỏ ra ngần ngại trước việc tiếp nhận các phần tử khủng bố IS.
Lời kêu gọi đã được đưa ra, và gần như ngay lập tức một số nước đã lên tiếng khước từ. “Đây là những kẻ được coi là nguy hiểm bậc nhất trên thế giới. Chúng tôi sẽ không tiếp nhận chúng”, một phát ngôn viên của Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho biết. Vị quan chức này cũng gọi lời kêu gọi của ông Trump là quá hấp tấp, trong khi tình hình ở Syria vẫn chưa ổn định.
Đức tỏ ra nhẹ nhàng hơn khi bác bỏ yêu cầu của ông Trump, đồng thời giải thích rằng những phiến quân IS có quốc tịch Đức vẫn có quyền quay về nước. Tuy nhiên, những người này sẽ không thể trở về ngay vì những rào cản pháp lý.
“Trên lý thuyết, mọi công dân Đức và những người bị tình nghi đã chiến đấu cho IS đều có quyền trở về nước”, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Đức cho biết, đồng thời giải thích rằng các nhân viên lãnh sự trước tiên phải tiếp cận từng trường hợp trước khi những người này có thể được chấp nhận trở về.
Video đang HOT
Chính phủ Bỉ đã tỏ ra bất ngờ trước tuyên bố của ông Trump, và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bỉ Koen Geens đã chỉ trích Tổng thống Mỹ đang đưa ra những yêu cầu quá đáng cho các đồng minh Châu Âu của mình.
“Đáng lẽ sẽ tốt hơn nếu những vấn đề này được nêu ra thông qua các kênh ngoại giao thông thường thay vì qua một dòng tweet vào giữa đêm”, ông Geens cho trả lời phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 17/2 và mong muốn một giải pháp được toàn Châu Âu chấp nhận được đưa ra.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Laurant Nunez nói rằng Pháp tin lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn sẽ không để các phần tử IS người Pháp được tự do hoạt động. “Lực lượng người Kurd mới là những người đang giữ những kẻ khủng bố và chúng tôi tin vào khả năng của họ”, ông Nunez trả lời các hãng tin địa phương.
Tuy nhiên ông Nunez cũng thừa nhận rằng Pháp sẽ phải đối mặt với những phần tử khủng bố trở về nước. “Nếu những kẻ này trở lại lãnh thổ quốc gia chúng ta, chúng sẽ phải trải qua những cuộc điều tra, những phiên tòa xét xử và bị giam giữ”, ông nói.
Tại Anh, câu chuyện về Shamima Begum, một công dân Anh làm vợ của một phiến quân IS đã làm dấy lên những tranh cãi về việc liệu Anh có nên tiếp nhận những công dân đã có quan hệ với các phần tử khủng bố tại Syria hay không.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid đã kêu gọi tước bỏ quyền công dân của “những kẻ nguy hiểm” quay trở về Anh khi hành động này “cho đến nay đã đã được thực hiện hơn 100 lần”. Một lựa chọn khác, theo ông Javid, đó là trừng phạt những người trở lại “bất kể độ tuổi và giới tính”. Ngược lại, Bộ trưởng Văn hóa Anh Jeremy Wright nói rằng chính phủ “đến một lúc nào đó phải chấp nhận họ”.
Begum đã chạy trốn khỏi Anh ở tuổi 15, và nay ở tuổi 19 cô này đã có con thứ ba ở Syria. Mặc dù bày tỏ mong muốn quay trở lại Anh, song cô này tỏ ra không hối hận với hành động của mình và nói rằng cô vui khi được sống dưới luật Sharia hà khắc của IS và lấy chồng là phiến quân IS tại Syria.
Theo Infornet
Ireland từ chối đối thoại về biên giới với Anh
Ireland đã bác các đề nghị từ phía Chính phủ Anh về việc tiến hành đối thoại song phương liên quan việc sử dụng công nghệ để duy trì biên giới mở giữa Anh và Ireland sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe. Ảnh: Reuters
Trả lời kênh truyền hình RTE ngày 4/2, Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe bày tỏ hoài nghi đối với các phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid ngày 3/2 cho rằng có thể sử dụng công nghệ hiện nay để giải quyết vấn đề biên giới giữa Vương quốc Anh và Ireland sau Brexit. Ông Donohoe cho rằng đến nay chưa có bằng chứng nào về tính khả thi của đề xuất này.
Bộ trưởng Tài chính Ireland khẳng định Dublin sẽ không tham gia vào bất cứ tiến trình đàm phán nào dẫn tới một biên giới "cứng" giữa Anh và Ireland, và trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, Dublin sẽ thương lượng với London và Brussels.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid đưa ra phát biểu về việc sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề biên giới sau khi các nghị sĩ Anh ủy quyền cho Thủ tướng Theresa May tiến hành đàm phán lại thỏa thuận Brexit với EU để tìm một giải pháp thay thế cho điều khoản "rào chắn" liên quan đến biên giới Anh - Ireland sau Brexit.
Điều khoản này nhằm đảm bảo không có đường biên giới cứng trên đảo Ireland, song những người ủng hộ Brexit lo ngại điều đó sẽ khiến Anh mãi bị gắn với các quy định về thuế quan của EU.
Trong khi đó, EU vẫn cho rằng điều khoản "rào chắn" là giải pháp duy nhất có thể giải quyết vấn đề biên giới Ireland sau khi Anh rời khỏi liên minh, đồng thời khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận đã nhất trí.
Nhắc lại lập trường trên, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 4/2 tuyên bố "không có khả năng" đảo ngược thỏa thuận đã đạt được giữa Chính phủ Anh và EU.
Trả lời phỏng vấn trên đài France Inter, ông Le Drian thừa nhận khó tìm được lối thoát cho vướng mắc liên quan tới biên giới giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh và CH Ireland thuộc EU. Tuy nhiên, EU sẽ không chấp nhận đàm phán lại nội dung thỏa thuận Brexit và tùy người Anh quyết định họ có muốn tiến hành trưng cầu ý dân lần thứ hai về việc rời khỏi EU hay không.
Theo kế hoạch, Thủ tướng May sẽ trở lại Brussels để đàm phán lại về việc sửa đổi thỏa thuận Brexit mà bà và các lãnh đạo EU đã nhất trí hồi tháng 12/2018.
Trong một bài viết trên tờ Sunday Telegraph số ra ngày 3/2, bà May cho biết bà "được giao một sứ mệnh mới" và được trang bị nhiều "ý tưởng mới" khi gặp lại các lãnh đạo EU.
Minh Ngọc (TTXVN)
Theo Tintuc
Số phận những tay súng IS bị bắt giữ sẽ đi về đâu? Dù đã tuyên bố đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, song Mỹ và các quốc gia châu Âu vẫn đang phải đối mặt với những hệ lụy mà cuộc chiến dai dẳng chống IS để lại. Trong đó, việc xử lý những tay súng IS bị các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn bắt giữ là một thách...