Châu Âu gây khó dễ, Nga có cần tàu Mistral nữa không?
Sức mạnh Hải quân Nga sẽ được tăng cường đáng kể nếu trang bị 2 chiến hạm Mistral. Tuy nhiên, Nga có vì Mỹ, châu Âu gây khó khăn mà không cần những con tàu này nữa không?
Thương vụ tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral giữa Nga và Pháp vẫn đang là vấn đề khiến Mỹ và châu Âu phải đau đầu. Khi thời điểm chuyển giao tàu Mistral đầu tiên đang cận kề, vấn đề này ngày càng trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi.
Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine lên cao trào, đặc biệt là sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, Mỹ và EU đã gây áp lực lớn cho Pháp khi Paris vẫn lưỡng lự chưa hủy bỏ hợp đồng tàu Mistral với Nga.
Về phần Nga, mặc dù cảnh cáo Pháp sẽ phải bồi thường khoản tiền rất lớn nếu không chuyển giao tàu nhưng Moscow vẫn “dỗ ngọt” Pháp bằng những dự án hợp tác lớn hơn, mang lại lợi ích đáng kể cho Paris nếu thương vụ tàu Mistral thành công.
Sau sự kiện máy bay chở khách MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines nghi bị hệ thống tên lửa Buk của Nga bắn rơi ở Ukraine, Mỹ và EU đang xúc tiến việc thực thi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn với Nga. Trước động thái này của phương Tây, Moscow đã có những phản ứng khá gay gắt.
Tổng thống Nga Putin cho rằng không thể chấp nhận việc ngày càng xuất hiện những ngôn từ tối hậu và các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Hôm qua (5/8), ông Putin cũng đã ra lệnh cho chính phủ Nga đề ra một biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Vladivostok, chiếc tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên mà Pháp đóng cho Nga. Ảnh: RIA Novosti
Riêng về thương vụ tàu Mistral, phản ứng của Nga cũng có phần quyết liệt hơn. Ngày 30/7 vừa qua, trong buổi trả lời phỏng vấn của hãng tin ITAR-TASS, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố rằng nếu Pháp hủy việc cung cấp các tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral, Nga sẽ tự mình chế tạo một tàu sân bay. Phó Thủ tướng Nga khẳng định con tàu do Nga chế tạo sẽ tốt hơn tàu Mistral bởi nó sẽ được tăng cường khả năng phá băng và có thể hoạt động được trên các vùng biển Bắc Cực.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sức mạnh của Hải quân Nga sẽ được tăng cường đáng kể nếu có trong biên chế các chiến hạm Mistral. Theo một bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), sở hữu một loại tàu hỗ trợ đổ bộ có thể chở theo đến 16 trực thăng sẽ giúp Nga tăng khả năng thực hiện những chiến dịch quân sự dọc bờ biển Ukraine, Gruzia hay các nước láng giềng khác, thậm chí đến tận khu vực Trung Đông. Ngoài ra, có một số nhận định cho rằng trên thực tế, các nhà máy đóng tàu của Nga không có đủ khả năng chế tạo những con tàu cỡ lớn, chất lượng cao từ cuối Chiến tranh lạnh nên tàu Mistral trở thành cơ hội tốt nhất để Nga tăng cường khả năng đổ bộ và năng lực hàng không cho những hạm đội đang xuống cấp của mình.
Video đang HOT
Có lẽ cũng vì những lý do sâu xa này mà sau tuyên bố của ông Rogozin vài ngày, Moscow có phần “hạ giọng”. Ngày 4/8, hãng tin RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay Nga vẫn quan tâm tới việc Pháp chuyển giao các tàu Mistral theo hợp đồng đã ký kết trước đó, bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
“Khi hợp đồng được ký kết, chúng tôi đã rất quan tâm. Điều này cho tới nay vẫn không thay đổi” – Ông Borisov nói. Nhưng tất nhiên, ông Borisov cũng không quên nhắc nhở rằng: “Mọi thứ đã được nêu rõ trong hợp đồng. Nếu họ (Pháp) không chuyển giao theo các điều khoản của hợp đồng, họ sẽ phải trả phí hủy hợp đồng”.
Cho tới thời điểm hiện tại, theo cập nhật của các phương tiện truyền thông Nga và phương Tây, công tác chuẩn bị cho việc tiếp nhận và triển khai các tàu Mistral vẫn được Nga xúc tiến theo kế hoạch.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) ngày 5/8 đưa tin, Nga đã đặt hàng một lô trực thăng tấn công hải quân Ka-52K &’Hokum B’ để trang bị trên các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral.
Tiết lộ với IHS Jane’s, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết đơn đặt hàng bao gồm 32 trực thăng Ka-52K.
Bản vẽ thiết kế trực thăng tấn công hải quân Kamov Ka-52K ‘Hokum-B’. Nguồn: Cục thiết kế Kamov/IHS Jane’s
Mỗi tàu Mistral có thể chở theo khoảng 16 trực thăng hải quân, mặc dù chưa rõ sẽ gồm những loại nào. Theo Jane’s, có khả năng Mistral sẽ được biên chế 8 trực thăng tấn công Ka-52K và 8 trực thăng vận tải tấn công Ka-29TB &’Helix’. 1-2 trực thăng tìm kiếm cứu nạn Ka-27PS &’Helix-D’ có thể được kèm theo.
Thách thức công nghệ chủ yếu mà Mistral mang lại cho Nga là loại tàu này cần được điều chỉnh, bởi chúng được chế tạo phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu dân sự hơn là tiêu chuẩn quân sự.
So với phiên bản ban đầu đóng cho Hải quân Pháp, các tàu Mistral đóng cho Hải quân Nga đã có thay đổi, bao gồm những thay đổi ở thân tàu để chúng có thể được sử dụng tại Bắc Cực, trong điều kiện băng giá. Chiều cao của con tàu tăng thêm do điều chỉnh khu vực nhà chứa máy bay để có thể mang những trực thăng cỡ lớn như Ka-52K và Ka-27PS.
Ngoài ra, con tàu được điều chỉnh để mang thêm vũ khí, bao gồm hệ thống phòng không và các vũ khí tự động cỡ nòng lớn phục vụ tác chiến chống lại các mối đe dọa mặt nước. Mục đích của việc tăng cường lượng vũ khí trên tàu là để Hải quân Nga có thể sử dụng chúng khi tác chiến tại một vùng biển rộng lớn với đội hộ tống khiêm tốn hơn.
Bên cạnh việc sắm trực thăng cho các tàu Mistral, Nga đã khởi công xây dựng các cơ sở hạ tầng hải quân làm căn cứ đồn trú cho 2 con tàu này. Cuối tháng 7 vừa qua, hãng tin RIA Novosti dẫn lời một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Nga cho hay quá trình xây dựng căn cứ cho các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral tại Vladivostok (thuộc vùng Viễn Đông của Nga) sẽ được hoàn tất vào mùa thu năm sau.
Nga và Pháp ký hợp đồng cung cấp 2 tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral vào tháng 6/2011, với tổng giá trị 1,6 tỷ USD. Theo hợp đồng, chiếc tàu đầu tiên mang tên Vladivostok sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay, còn chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được chuyển giao vào năm 2015.
Theo Tri Thức
Nhật Bản sẽ mua tàu chở trực thăng Mistral của Pháp?
Sau khi Nhật Bản lên tiếng tại Paris yêu cầu hoãn giao tàu chở trực thăng Mistral Pháp đóng cho Nga, báo Wall Street Journal ngày 31/7 có bài viết gợi ý rằng tốt nhất là Nhật nên mua tàu Mistral để vừa giúp Pháp, vừa củng cố sức mạnh quân sự của Nhật.
Ngày 29/7, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói tại Paris rằng Nhật "lo ngại" trước việc Pháp khăng khăng việc sẽ giao tàu đổ bộ kiêm chở trực thăng lớp Mistral cho Nga (theo đơn đặt hàng 2 chiếc, trị giá 1,62 tỉ USD) trong khi Mỹ và châu Âu phản đối việc này vì cáo buộc Nga hỗ trợ quân nổi dậy gây bất ổn ở Ukraine.
Theo bài báo trên tờ WSJ, trong khi phương Tây tỏ ra thất bại trước việc trừng phạt Nga, thì Nhật Bản có thể là nước vừa góp phần vào tiến trình trừng phạt Nga, vừa có dịp củng cố sức mạnh phòng thủ bằng cách mua lại cả hai tàu chở trực thăng Mistral này.
Việc mua lại hai tàu này sẽ còn giúp Pháp thoát khỏi thiệt hại vì không giao hàng cho đối tác.
Nhật nên mua tàu chở trực thăng lớp Mistral của Pháp định giao cho Nga, theo gợi ý của báo WSJ - Ảnh: AFP.
Thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng Nga mua 2 tàu đổ bộ kiêm chở trực thăng là nhằm bố trí ở Viễn Đông, bảo vệ quần đảo Kuril khỏi sự đe doạ từ Nhật Bản và đối phó sự nổi dậy của lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc.
Với Nhật Bản, việc sở hữu 2 tàu Mistral sẽ giúp quân đội nước này có thêm phương tiện hiện đại để triển khai nhanh lực lượng đổ bộ có thể bao trùm các vùng đảo tranh chấp. Hai tàu Mistral cũng sẽ bổ sung cho các khu trục hạm kiêm tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản (chiếc đầu tiên vừa hạ thuỷ năm ngoái), củng cố năng lực ứng phó trước hai quân đội hùng mạnh Nga và Trung Quốc.
Bài báo cho rằng việc Nhật Bản mua lại 2 tàu Mistral có thể không làm Nga giận dữ cho lắm, vì cả Nga và Nhật đều lo lắng trước sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở các vùng biển trong khu vực, và như vậy có thể hai nước này sẽ thảo luận về cách thức bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng từ bất kỳ âm mưu của Trung Quốc trong tương lai. Do vậy tàu Mistral có thể phục vụ cho cách thức
này, dù có mang cờ của nước nào đi chăng nữa.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang cảnh giác với việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, và hiểu Nhật Bản không thực sự đe dọa đến lợi ích của Nga. Do vậy với việc Nhật mua lại 2 tàu chở trực thăng Mistral của Pháp thì cả châu Âu và châu Á đều có lợi.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok do Pháp đóng cho Nga đang tiến hành thử ngiệm trên biển đầu tiên ngày 5/3/2014 ở Saint-Nazaire, phía tây nước Pháp. Có ý kiến cho rằng để giúp Pháp tham gia với EU và Mỹ trừng phạt Nga, Nhật bản nên mua lại 2 tàu Mistral mà Pháp bán cho Nga - Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Brazil, đã biểu diễn màn tâng bóng bằng đầu khi đến thăm các cầu thủ đội tuyển Brazil ở Brasilia ngày 1/8/2014 - Ảnh: Reuters.
Theo Thanh Niên
Nga sẽ tự đóng tàu sân bay nếu Pháp không chuyển giao Mistral Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tin rằng con tàu do Nga chế tạo sẽ tốt hơn tàu Mistral của Pháp. Ngày 30/7, trong buổi trả lời phỏng vấn của hãng tin ITAR-TASS, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã nói rằng nếu Pháp hủy việc cung cấp các tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral, Nga sẽ tự mình chế tạo một...