Châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt
Người dân châu Âu đang đối mặt với một mùa Đông khó khăn do thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga, tác động của cuộc xung đột tại Ukraine.
Tại Latvia, người dân đã phải thay đổi để thích ứng kể từ cuối tháng 7 khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho quốc gia vùng Baltic này. Họ biết điều gì chờ đón họ trong những tháng mùa Đông sắp tới. Ông Juons Ratiniks, một lính biên phòng nghỉ hưu sống tại thành phố Rezekne giáp giới Nga, cho biết giá năng lượng tăng cao đến mức nhiều người đã phải cắt dịch vụ cung cấp nước nóng từ đường ống của thành phố và lắp đặt bình nước nóng tại nhà. Ông Ratiniks giải thích rằng việc sử dụng bình nước nóng khi cần sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng dịch vụ để nước được đun nóng liên tục.
Hệ thống đường ống dẫn khí của “Dòng chảy phương Bắc 1″ ( Nord Stream 1) trên đất liền tại Lubmin, Đức. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Ba Lan cũng bị cắt nguồn cung khí đốt, trong khi các quốc gia khác chứng kiến nguồn cung giảm mạnh. Đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) cung cấp khí đốt của Nga tới Đức sẽ tạm dừng hoạt động trong vài ngày vào cuối tháng này, lần thứ hai trong mùa Hè năm nay. Theo các chuyên gia, nguồn cung khí đốt từ Nga trong tháng 7 đã giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra kế hoạch khẩn cấp nhằm kêu gọi các nước thành viên giảm sử dụng 15% nhu cầu khí đốt cho đến tháng 3/2023. Trước khi leo thang căng thẳng vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại miền Đông Ukraine, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ tại EU.
Đầu năm nay, Italy đã giới hạn nhiệt độ hệ thống điều hòa ở trường học và các tòa nhà công cộng để giảm tiêu thụ năng lượng. Tây Ban Nha và Đức cũng đã triển khai sáng kiến tương tự. Sáng kiến của Đức tập trung vào việc giảm điều hòa nhiệt độ trên các phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích sử dụng vòi sen tiết kiệm nước. Một số thành phố đã giảm nhiệt độ nước của các bể bơi và giảm hệ thống chiếu sáng đô thị. Trong khi đó, Pháp đang quay lại với chiến dịch chống lãng phí năng lượng được triển khai vào những năm 1970 của thế kỷ trước. Các cửa hàng sử dụng máy điều hòa nhiệt độ sẽ luôn phải đóng kín cửa, nếu không sẽ bị phạt tiền.
Pháp đã giới hạn mức trần giá khí đốt đối với người tiêu dùng, nhưng ở Đức, hóa đơn năng lượng hằng năm của các hộ gia đình dự kiến sẽ tăng vài trăm euro. Tại bang North Rhine-Westphalia (Đức), nhiều người có nguy cơ bị cắt hợp đồng do không thể thanh toán các hóa đơn. Không ít người đang xem xét lắp đặt các tấm pin năng lượng Mặt Trời, trong khi những người khác chuyển sang sử dụng than đá.
Mục đích chuyến công du Canada của Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến sẽ có chuyến công du Canada vào tháng 8 tới để thúc đẩy các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Bờ Đông của Canada và tìm hướng xử lý vụ tua-bin khí thuộc sở hữu của Nga bị "mắc kẹt" ở Montreal vì lệnh trừng phạt của Ottawa đối với Moskva.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu sau cuộc họp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau, Đức, ngày 27/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện dẫn lý do thiết bị trên (do Siemens Energy của Đức bảo dưỡng tại Canada) chậm được gửi trả lại, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã cắt giảm tới 60% công suất của đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 - chạy dưới biển Baltic tới Đức.
Một phái đoàn thương mại sẽ tháp tùng Thủ tướng Scholz trong chuyến công du Canada vào ngày 22-23/8, chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông với tư cách là nhà lãnh đạo của Đức. Đại sứ Đức tại Canada, Sabine Sparwasser cho biết một trong những ưu tiên của Thủ tướng Scholz là giải quyết vụ thiết bị trên - hiện nằm trong danh mục các sản phẩm và công nghệ bị hạn chế trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt của Ottawa đối với Nga. Hồi năm 2009, Siemens Energy đã cung cấp thiết bị trên cho một trạm nén khí thuộc Nord Stream 1. Những tua-bin này được sản xuất tại Canada và cần định kỳ gửi lại để bảo dưỡng. Dòng khí đốt từ Nord Stream 1 bị cắt giảm ở thời điểm quan trọng, khi châu Âu đang cố gắng bổ sung nguồn dự trữ cho những tháng mùa Đông lạnh giá.
Trong chuyến thăm Canada sắp tới, ông Scholtz dự kiến sẽ thúc đẩy các dự án xây dựng hệ thống kho cảng ở Bờ Đông của Canada để cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu, với dự án Goldboro LNG của Pieridae Energy Ltd. ở Nova Scotia và dự án Saint John LNG của Repsol SA ở New Brunswick. Cả hai công ty trên đang nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống kho cảng xuất khẩu LNG mới, có thể vận chuyển khí đốt trực tiếp qua Đại Tây Dương đến các thị trường châu Âu. Bà Sparwasser cho biết vốn đầu tư và công nghệ của Đức có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa hai dự án ở Bờ Đông đi vào hoạt động.
Canada hiện không có hệ thống kho cảng xuất khẩu LNG nào đang hoạt động và chỉ có một cơ sở đang được xây dựng: dự án LNG Canada do Shell PLC dẫn đầu, sẽ vận chuyển khí tự nhiên ở dạng lỏng đến châu Á từ Kitimat, British Columbia. Hoạt động xuất khẩu này dự kiến bắt đầu vào năm 2025.
Đức cũng quan tâm đến hydro xanh, trong bối cảnh Canada có tiềm năng xuất khẩu rất lớn đối với mặt hàng này. Các khoáng sản quan trọng của Canada cũng sẽ là một trong những chủ đề được thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Canada và Đức, khi khu vực công nghiệp Đức đang tìm kiếm nguồn cung cấp an toàn cho lĩnh vực ô tô, hóa chất và công nghệ cao của đất nước.
Ưu thế khí đốt của Nga đang giảm dần? Sức mạnh từ "vũ khí" khí đốt của Nga với EU dường như đang suy giảm đáng kể khi lượng dự trữ tăng và nguồn cung đa dạng hơn. Đường ống của nhà máy lưu trữ khí đốt Reckrod, gần Eiterfeld, miền trung nước Đức. Ảnh: AP Theo trang tin Oilprice.com mới đây, các nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài...