Châu Âu đối mặt cú sốc mới về giá khí đốt
Châu Âu nguy cơ đối mặt với cú sốc mới khi giá khí đốt tăng cao dẫn đến lo ngại lạm phát leo thang.
Giá năng lượng tăng cao tiếp tục là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở châu Âu. Ảnh: AP
Theo hãng tin Reuters ngày 24/8, một đợt tăng đột biến khác của giá khí đốt tự nhiên dường như đã chấm dứt mọi hy vọng rằng trận chiến kiềm chế lạm phát ở châu Âu sẽ dịu đi, với các thị trường tài chính hiện đang chuẩn bị cho giá cả leo thang, tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn và suy thoái kinh tế sâu hơn.
Chỉ vài tuần trước, các dấu hiệu cho thấy chỉ số lạm phát ở Mỹ – vốn có xu hướng dẫn dắt sự thay đổi kinh tế thế giới – có thể khiến cổ phiếu tăng giá đạt đỉnh và giảm chi phí đi vay của chính phủ. Do đó, các nhà đầu tư đặt cược rằng các ngân hàng trung ương sẽ chỉ chú ý nhiều hơn đến các nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, với đỉnh điểm trong chu kỳ tăng lãi suất đang gần kề.
Thay vào đó, tuần này bắt đầu với dự báo từ ngân hàng Citi của Mỹ rằng lạm phát của Anh sẽ tăng vọt lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ là 18,6% vào tháng 1 tới, một dự đoán đã thống trị các trang nhất của báo Anh hôm 23/8.
Video đang HOT
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh một đợt bùng nổ khác của giá khí đốt tự nhiên khi Nga ra tín hiệu siết chặt hơn nữa đối với xuất khẩu và người mua châu Âu tranh giành nguồn cung trước mùa Đông. Giá khí đốt đã tăng gần 40% trong tháng 8 và gần 300% trong năm nay.
“Chìa khóa là năng lượng, năng lượng, năng lượng. Thành thật mà nói: có một cuộc khủng hoảng năng lượng. Giá điện đã cao gấp 10 lần mức trước đại dịch COVID-19, đó là một cú sốc đối với cả hệ thống”, Thomas Costerg, nhà kinh tế cấp cao của Pictet Wealth Management, cho biết.
Ông Costerg nêu rõ: “Mỹ và châu Âu đang đi trên những con đường khác nhau. Tất cả chúng ta đều biết rằng gót chân Achilles của châu Âu là năng lượng nước ngoài và bây giờ họ đang phải trả giá cho điều đó”, đề cập đến sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tâm trạng (của các nhà đầu tư) đã trở nên tồi tệ nhanh chóng. Chứng khoán thế giới đã giảm 4,3% so với mức cao nhất hôm 16/8 trong thời gian gần đây, đồng euro đã xuống dưới 1 USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trở lại mức 3%.
Monica Defend, người đứng đầu Viện Amundi, dự đoán đồng euro sẽ giảm xuống còn 0,96 USD vào tháng 12 tới do nền kinh tế châu Âu suy yếu.
Mối lo ngại cũng đang tăng lên liên quan đến việc các ngân hàng trung ương, tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole tuần này, đang đặt nền tảng cho các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn dự kiến trước đây. Richard McGuire, người đứng đầu chiến lược lãi suất tại ngân hàng Rabobank cho biết: “Thị trường ngày càng tin rằng suy thoái sẽ là chủ đề chính, rằng các ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng hơn trong việc thắt chặt chính sách của họ”.
Trong khi đó, lạm phát cũng đang tăng lên ở Mỹ, nhưng triển vọng của châu Âu có vẻ ảm đạm hơn nhiều. Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Berenberg, nói: “Lạm phát ở châu Âu dự kiến sẽ tăng trong quý IV năm nay nhưng quy mô của sự gia tăng mà chúng ta đang đối mặt là một cú sốc mới do giá khí đốt tăng đột biến. Đó là một cú sốc mới không thể lường được chỉ vài tuần trước”.
Đan Mạch cân nhắc cho phép quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ
Đan Mạch tuyên bố sẽ khởi động đàm phán thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ trong đó có thể bao gồm điều khoản cho phép quân đội và vũ khí Mỹ đồn trú trên lãnh thổ nước này.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (giữa) cùng Ngoại trưởng Jeppe Kofod (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Morten Boedskov trong cuộc họp báo về hợp tác giữa nước này và Mỹ ngày 20/1. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 10/2 nhấn mạnh rằng động thái này không bắt nguồn từ căng thẳng hiện nay liên quan đến Nga và Ukraine. Bà Mette Frederiksen khẳng định đàm phán tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Copenhagen cùng Washington đã được triển khai trong một thời gian dài.
Thủ tướng Mette Frederiksen cũng chia sẻ với truyền thông rằng thỏa thuận hợp tác quốc phòng tiềm năng mới giữa Đan Mạch và Mỹ "là đột phá sau nhiều thập niên" nước này duy trì chính sách không cho phép quân đội nước ngoài được đồn trú trên lãnh thổ.
Bà Frederiksen bổ sung: "Cam kết được tăng cường của Mỹ tại Đan Mạch sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận của Washington với châu Âu".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Boedskov tuyên bố trước truyền thông rằng sẽ không có căn cứ quân sự nào của Mỹ được thiết lập tại quốc gia Bắc Âu này.
Kênh TV2 (Đan Mạch) nhận định rằng chính phủ nước này đang tìm cách đạt được thỏa thuận quốc phòng với Washington tương tự thỏa thuận Na Uy đã đạt được trong tháng 5/2021.
Theo đó, Na Uy cho phép quân đội Mỹ di chuyển tự do ra vào lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, quân đội Mỹ phải tôn trọng luật pháp Na Uy, đồng nghĩa với việc Mỹ không thể điều vũ khí hạt nhân, mìn hoặc bom chùm tới lãnh thổ Na Uy.
Tên lửa Soyuz của Nga đưa 34 vệ tinh mới của Anh vào không gian Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga cho biết một tên lửa Soyuz của nước này đã đưa 34 vệ tinh vào không gian trong ngày 10/2, phục vụ công ty truyền thông toàn cầu OneWeb của Anh cung cấp Internet băng thông rộng khắp nơi trên thế giới. Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo 36 vệ tinh viễn thông và Internet của...