Châu Âu đánh giá khả năng dùng vaccine COVID-19 của Pfizer cho trẻ 5-11 tuổi
EMA bắt đầu đánh giá khả năng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho các trẻ từ 5-11 tuổi sau khi nhận được các số liệu từ hãng dược phẩm này.
Thông báo được Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đưa ra khi cuối tuần qua hãng Pfizer-BioNTech đã gửi báo cáo về số liệu thử nghiệm vaccine của hãng với các trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đến Cơ quan dược phẩm châu Âu.
Dựa trên báo cáo này cũng như kết quả các cuộc thử nghiệm đang thực hiện, Cơ quan dược phẩm châu Âu sẽ đánh giá liệu vaccine của Pfizer có đủ điều kiện an toàn để sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi hay không.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: NBC News)
Hiện vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech đang là loại vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng nhiều nhất tại châu Âu. Đây cũng là loại vaccine duy nhất được EU và Mỹ cho phép tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, cũng như được dùng để tiêm mũi vaccine tăng cường cho những người nguy cơ cao.
Bên cạnh quyết định đánh giá khả năng sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, Cơ quan dược phẩm châu Âu cũng cho biết đã đồng ý cho phép xây dựng thêm 2 nhà máy mới sản xuất vaccine Pfizer, đặt tại Italy, khả năng cung cấp thêm 81 triệu liều vaccine Pfizer cho EU trong năm 2021.
Ngoài ra, Cơ quan dược phẩm châu Âu cũng bật đèn xanh cho việc áp dụng liều tiêm luôn dựa trên công thức pha chế sẵn của Pfizer, tức không đòi hỏi phải pha loãng liều lượng vaccine như trước kia. Theo nhà sản xuất, việc này sẽ giúp cho việc vận chuyển và bảo quản vaccine Pfizer dễ dàng hơn do liều pha chế sẵn này có thể được bảo quản thời gian lâu hơn, ở nhiệt độ của tủ lạnh thông thường, từ 2-8 độ C chứ không cần các tủ bảo quản lạnh chuyên nghiệp.
Đức và Hà Lan đình chỉ việc trục xuất người tị nạn Afghanistan
Ngày 11/8, Đức và Hà Lan đã quyết định đình chỉ việc trục xuất người tị nạn Afghanistan với lý do tình hình an ninh ở quốc gia Tây Nam Á này đang ngày một xấu đi trong bối cảnh phiến quân Taliban đẩy mạnh các cuộc tấn công.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại tỉnh Kandahar, Afghanistan ngày 27/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức Steve Alter cho biết: "Do những diễn biến hiện tại liên quan tới tình hình an ninh, Bộ trưởng Nội vụ đã quyết định tạm dừng việc trục xuất người tị nạn Afghanistan".
Tương tự, Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Hà Lan Ankie Broekers-Knol cũng công bố "lệnh tạm hoãn thực thi quyết định trục xuất". Trong thư gửi Quốc hội Hà Lan, bà Broekers-Knol nêu rõ lệnh đình chỉ trục xuất "sẽ có hiệu lực trong 6 tháng và sẽ áp dụng đối với người nước ngoài có quốc tịch Afghanistan".
Quyết định trên của Đức và Hà Lan đánh dấu một sự thay đổi lớn so với quan điểm cứng rắn trước đó. Hôm 10/8, sáu quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Hà Lan và Áo, đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu yêu cầu tiếp tục trục xuất người di cư Afghanistan, dù Kabul đã kêu gọi các nước châu Âu tạm dừng động thái trên trong 3 tháng tới. Trong thư, 6 nước trên kêu gọi Ủy ban châu Âu tham gia đối thoại tăng cường với các đối tác Afghanistan về tất cả vấn đề di cư khẩn cấp, trong đó có hợp tác nhanh chóng và hiệu quả việc hồi hương người di cư. Lý do mà các nước này đưa ra là việc ngừng hồi hương sẽ phát đi một tín hiệu sai lầm và có thể thúc đẩy nhiều công dân Afghanistan rời bỏ nhà cửa để đến EU.
Xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Taliban đã leo thang sau khi các binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan. Các tay súng Taliban đã giành quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở nông thôn và mở chiến dịch tấn công vào các thành phố lớn, giành quyền kiểm soát nhiều thủ phủ của các tỉnh.
Một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 11/8 cho biết cơ quan tình báo Mỹ đánh giá Taliban có thể cô lập thủ đô Kabul của Afghanistan trong vòng 30 ngày và có khả năng giành quyền kiểm soát thành phố này trong 90 ngày. Theo quan chức giấu tên này, đánh giá mới của Mỹ được đưa ra trên thực tế rằng Taliban đã nhanh chóng chiếm được nhiều khu vực trên khắp Afghanistan trong thời gian qua.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, truyền thông địa phương dẫn nguồn tin của Bộ Quốc phòng Afghanistan cho biết Tổng thống nước này Mohammad Ashraf Ghani đã bổ nhiệm Tướng Hibatullah Alizai làm Tham mưu trưởng quân đội, thay thế Tướng Wali Mohammad Ahmadzai, người vừa đảm nhiệm chức vụ này vài tháng trước. Tổng thống Ghani cũng bổ nhiệm Tướng Sami Sadaat làm Tư lệnh quân đoàn đặc nhiệm. Hiện Bộ Quốc phòng Afghanistan chưa xác nhận thông tin trên.
Đầu phiên 11/8, giá dầu Brent tại châu Âu tăng lên gần 71 USD/thùng Đầu phiên giao dịch 11/8, tại thị trường châu Âu, giá dầu Brent tăng lên gần 71 USD/thùng khi tín hiệu về nhu cầu nhiên liệu gia tăng tại Mỹ đã lấn át những lo ngại về chính sách hạn chế đi lại tại châu Á do sự lây lan của biến thể Delta. Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh:...