Châu Âu đã mệt vì phải theo chân Mỹ?
Tổng thống Pháp tô vẽ vai trò quan trọng của nước Nga khi Mỹ không đủ sức trong vai bá chủ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 27/8 đã có cuộc gặp Đại sứ các nước tại Pháp và có những tuyên bố đáng lưu ý về “những cường quốc” mới nổi trên thế giới và đe dọa đến “quyền bá chủ của phương Tây”.
Tổng thống Pháp không thể phủ nhận vai trò Nga với châu Âu và phương Tây.
“Thời đại thống lĩnh của các nước phương Tây đã đến hồi kết do những biến đổi địa chính trị toàn cầu. Bối cảnh đang đổi thay” – Tổng thống Macron tuyên bố.
Nhà lãnh đạo Pháp nhận định, vị thế bá chủ của phương Tây hiện đang bị lung lay bởi những cường quốc mới như Nga và Trung Quốc.
“Trung Quốc đã tiến lên hàng đầu, còn Nga đang phấn đấu đạt thành tích lớn trong chiến lược của mình” – ông Macron nhận định.
Thực tế này cho thấy đã đến lúc châu Âu và phương Tây cần phải “suy nghĩ một cách sâu sắc” về quan hệ với Nga. Tổng thống Pháp cho rằng, muốn xây dựng kiến trúc an ninh mới ở châu Âu thì không thể thiếu sự tham gia của Nga.
Mối quan hệ với Nga sẽ mang lại cho châu Âu sự an toàn và mối quan hệ hòa bình với Nga trở nên cần thiết.
“Lục địa Âu sẽ không bao giờ ổn định, chúng ta sẽ không bao giờ an toàn nếu chúng ta không đi tới xây dựng mối quan hệ hòa bình hơn và rõ ràng hơn với Nga” – ông Macron nhấn mạnh.
Video đang HOT
Những tuyên bố của nhà lãnh đạo Pháp dù chỉ là thừa nhận vai trò không thể phủ nhận của Nga đối với châu Âu nói riêng, phương Tây nói chung và với toàn thế giới mà còn cho thấy quan điểm hoàn toàn hiện đại và thức thời của Tổng thống Pháp trẻ tuổi.
Ban đầu Tổng thống Macron đã nói về phương Tây với vị thế bá chủ thế giới. Nhưng ông đã nhắc tới châu Âu nói riêng và sự an toàn, nền an ninh châu Âu chỉ có thể được củng cố nếu châu Âu minh bạch, hòa bình trong mối quan hệ với Nga.
Không chỉ có quan hệ mật thiết, Nga và châu Âu là những khách hàng lớn, là đối tác lâu năm và Pháp nhận thấy sự cần thiết từ bỏ những quan điểm không thân thiện về Nga. Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Pháp ngay trước Thượng đỉnh G7 là một minh chứng cho điều đó.
Đáng nói, ở đây, Tổng thống Pháp cũng đề cập tới an ninh châu Âu và quan hệ châu Âu- Nga. Việc Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bị phá vỡ đã kéo theo hàng loạt vấn đề an ninh ở châu Âu. Mỹ muốn gia tăng đưa tên lửa tới châu Âu, châu Âu chia rẽ trước mối đe dọa từ Nga và những quả tên lửa Mỹ.
Châu Âu cần thiết phải hiểu rõ an ninh châu Âu là tách biệt với phương Tây và nắm rõ ai là bạn, ai là thù, chứ không phải nỗi lo sợ từ một “ngáo ộp” ở bên kia biên giới.
Ngoài nhắc tới giá trị chung châu Âu, ông Macron cũng muốn gửi lới nhắn tới người đang ở vị trí bá chủ của phương Tây là Mỹ.
Ông Macron thừa nhận phương Tây chứ không phải châu Âu đang nắm quyền bá chủ và hàm ý nhắc tới Mỹ, người lâu nay đã luôn kêu gọi đồng minh châu Âu hành động vì/cho vai trò bá chủ của mình.
Ông Macron cho rằng, sự lớn mạnh của Nga và Trung Quốc đã đến lúc khiến nước Mỹ phải thức tỉnh.
“Đẩy Moscow ra khỏi các cường quốc châu Âu là sai lầm lớn. Sai lầm đó dẫn tới rủi ro là Nga liên minh với Trung Quốc, mà như thế hoàn toàn không có lợi cho châu Âu” – ông Macron kết luận.
Lời mời gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về sự tham gia của Nga tại cuộc họp G8 đã có thể cho thấy Mỹ thừa nhận vai trò toàn cầu của Nga. Nhưng Pháp muốn nhấn mạnh thêm rằng, châu Âu cũng đang cần nước Nga và bất cứ sự góp mặt nào của Nga trong các tổ chức quốc tế, cũng đều là quý giá với châu Âu.
Đông Phong
Theo baodatviet
Brazil nói không cần 20 triệu USD viện trợ cứu rừng Amazon, châu Âu nên lấy tiền mà trồng thêm cây
Brazil từ chối đề nghị viện trợ của các quốc gia G-7 để chữa cháy rừng Amazon, cho rằng 20 triệu USD này nên được sử dụng cho việc trồng thêm cây ở châu Âu.
"Chúng tôi đánh giá cao lời đề nghị nhưng có lẽ những tài nguyên đó thích hợp hơn để tái trồng cây gây rừng châu Âu", Onyx Lorenzoni, Chánh văn phòng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 27/8 cho hay.
Ông Lorenzoni nhấn mạnh rằng Tổng thống Macron còn chẳng chặn nổi một đám cháy có thể dự đoán từ trước trong nhà thờ Notre Dame nói gì tới việc đi thuyết giảng cho Brazil.
"Ông ấy có nhiều việc cần làm tại quê nhà và các thuộc địa của Pháp", ông này cho hay.
Brazil từ chối viện trợ của G-7 để cứu rừng Amazon. (Ảnh: Reuters)
Các nước G-7 trước đó nhất trí chi 20 triệu USD mua thêm máy bay chữa cháy để chống lại các vụ hỏa hoạn ở các cánh rừng Amazon sau khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nói chính phủ của ông thiếu nguồn lực trong việc đối phó với hỏa hoạn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles lại đưa ra quan điểm trái ngược với ông Lorenzoni khi khẳng định Brazil sẽ nhận tiền.
Bản thân ông Bolsonaro tỏ ra không hào hứng với số tiền viện trợ từ G-7, khẳng định kế hoạch lập liên minh cứu rừng Amazon của Tổng thống Emanuel Macron như thể ông đang coi quốc gia Nam Mỹ như thuộc địa hay vùng đất không người.
Ông Bolsonara, người vài ngày qua có những lời qua tiếng lại với ông Macron cáo buộc nhà lãnh đạo Pháp mở "cuôc tấn công bất hợp lý và vô cớ với các nước khu vực Amazon" cũng như "che giấu ý đồ của mình đằng sau ý tưởng môt 'liên minh' cứu trợ của các nước G-7".
Ông khẳng định chủ quyền của Brazil cần được tôn trọng, nói thêm rằng ông đã thảo luận với Tổng thống Colombia về sự cần thiết của một 'kế hoạch chung" giữa các nước trong khu vực Amazon.
Nhà lãnh đạo Brazil trước đó cũng cáo buộc nước ngoài đang can thiệp vào chủ quyền quốc gia của Brazil thông qua các khoản hỗ trợ để cứu rừng Amazon.
Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil, tính từ đầu năm tới nay, có gần 79.000 đám cháy lớn nhỏ bùng phát tại của Brazil, hơn một nửa số đám cháy thuộc khu vực rừng Amazon, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2018.
Chỉ tính riêng trong tháng này, 25.000 vụ cháy đã nướng chín "lá phổi xanh" của Trái đất, con số cao nhất trong 1 thập kỷ qua.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
Nhiều nước EU cảnh báo hạn chế thương mại với Brazil Các vụ cháy rừng Amazon tại Brazil đang lan rộng đã gây làn sóng chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt là các nhà lãnh đạo châu Âu. Lửa cháy dữ dội tại rừng Amazon trên địa phận bang Tocantins, Brazil, ngày 17/8/2019. Ảnh: THX/TTXVN Ngày 23/8, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Mika Lintila khẳng định nước này sẽ đề xuất một lệnh...