Châu Âu ‘chia đôi dòng’ về Mỹ thời Biden
Chiến thắng của Biden đã khơi mào cuộc tranh luận mới khắp Đại Tây Dương về vai trò của châu Âu trên vũ đài quốc tế.
Khi Donald Trump ở Nhà Trắng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy ý tưởng châu Âu “tự chủ chiến lược”, trong đó EU có thể hoạt động độc lập hơn, có sức mạnh quân sự lớn hơn, xây dựng các tập đoàn toàn cầu và đảm bảo chuỗi cung ứng riêng. Ý tưởng của châu Âu được thúc đẩy bởi quan điểm rằng châu Âu không còn có thể xem Mỹ như đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, đối với những người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương của châu Âu, tự chủ chiến lược là khái niệm nguy hiểm và phi thực tế. Họ tin rằng một liên minh chặt chẽ với Washington sẽ mang tới lợi ích tốt nhất cho lục địa này.
Là người theo đuổi hợp tác quốc tế và cam kết khôi phục các mối quan hệ gắn bó với đồng minh truyền thống của Mỹ, Biden và chiến thắng của ông được kỳ vọng thúc đẩy quan điểm của những người phản đối ý tưởng châu Âu tự chủ. Tuy nhiên, những người ủng hộ khẳng định kết quả cuộc bầu cử Mỹ sẽ không làm thay đổi quan điểm của họ, mà ngược lại còn thúc đẩy nó.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Brussels, Bỉ hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Macron đã công khai chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer, người xem tự chủ chiến lược của châu Âu là “ảo tưởng”.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 16/11, Tổng thống Pháp nói rằng ông thực sự không đồng tình với quan điểm của Kramp-Karrenbauer. “Sự thay đổi của chính quyền Mỹ mang tới cơ hội để theo đuổi, một cách bình tĩnh và hòa bình, điều mà nhiều đồng minh cần hiểu, đó là chúng ta cần tiếp tục xây dựng độc lập cho chính mình, như cách Mỹ đang làm cho đất nước họ hay Trung Quốc cũng vậy”, ông nới với báo Le Grand Continent .
Dù trước công chúng, nhiều lãnh đạo châu Âu cho rằng họ hoàn toàn có thể vừa theo đuổi ý tưởng tự chủ chiến lược vừa duy trì quan hệ với Mỹ. Nhưng việc họ đặt nặng yếu tố nào hơn khi tranh luận đã cho thấy sự khác biệt trong thế giới quan của họ.
Macron, Ủy viên châu Âu Thierry Breton, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Josep Borrell, người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) là những người ủng hộ mạnh mẽ tự chủ chiến lược. Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel, Kramp-Karrenbauer cùng nhiều lãnh đạo ở Baltic, khu vực Trung và Đông Âu, ủng hộ mối quan hệ với Mỹ vì cho rằng chỉ có NATO và Mỹ mới có thể bảo vệ họ trước Nga.
Video đang HOT
Những người ủng hộ tự chủ chiến lược cảnh báo chiến thắng của Biden không đồng nghĩa châu Âu có thể quay lại thời kỳ dựa vào ‘chú Sam’ (biệt danh của Mỹ).
Michel, đồng minh thân cận của Macron, tuyên bố rằng không nên “vui mừng” trước thay đổi sắp tới ở Nhà Trắng. “Chúng ta hãy tỉnh táo. Mỹ đang thay đổi và châu Âu cũng vậy. Quan điểm và lợi ích của chúng ta không phải lúc nào cũng nhất quán”, ông nói với các đại sứ EU tuần trước.
Clément Beaune, Bộ trưởng phụ trách các vấn đầu châu Âu của Pháp, cảnh báo châu Âu cần tránh hành xử như “đứa trẻ trông đợi người lớn ở phía bên kia Đại Tây Dương ban phát phần thưởng hay sự nhân từ nào đó”.
Nhưng ở phía bên kia sông Rhine, quan điểm tương đối khác. Thủ tướng Merkel và các thành viên cấp cao trong đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà cho rằng liên minh xuyên Đại Tây Dương là quan trọng.
Trong phản ứng đầu tiên về chiến thắng của Biden, Thủ tướng Merkel mô tả tình bạn xuyên Đại Tây Dương là “không thể thiếu nếu chúng ta phải đối phó với các thách thức thời đại”. Trong các phát biểu sau đó, bà Merkel nhiều lần nhấn mạnh rằng Mỹ và Đức, cũng như EU, cần “sát cánh bên nhau”.
Thủ đướng Đức nói thêm châu Âu cần phải làm nhiều hơn để bảo vệ an ninh và các giá trị của lục địa này, nhưng cho rằng nỗ lực này đi kèm với trách nhiệm duy trì mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương.
“Ảo tưởng về tự chủ chiến lược của châu Âu cần phải chấm dứt. Châu Âu sẽ không thể thay thế vai trò cung cấp an ninh quan trọng của Mỹ”, bà Kramp-Karrenbauer, cộng sự thân cận của Merkel, khẳng định.
Tuy nhiên, quan điểm này của Đức có thể không chắc chắn khi chưa đầy một năm nữa bà Merkel sẽ hết nhiệm kỳ. Mối quan hệ với Mỹ khi đó sẽ phụ thuộc vào quan điểm của người trở thành lãnh đạo tiếp theo của CDU và thủ tướng tiếp theo của Đức.
Một số người khác cố tìm vị trí trung gian trong cuộc tranh luận về định hướng tương lai châu Âu. “Con đường đi tới tự chủ chiến lược của châu Âu sẽ củng cố, chứ không phải làm suy yếu hợp tác an ninh xuyên Đại Tây Dương”, David McAllister, thành viên cấp cao của CDU và phụ trách ủy ban các vấn đề đối ngoại của Nghị viện châu Âu, nói. Ông tranh luận rằng củng cố vị thế của EU trong NATO sẽ thúc đẩy khả năng quốc phòng của châu Âu mà không khiến Mỹ xa lánh.
Joe Biden (trái) và Thủ tướng Merkel tại Berlin, Đức hồi tháng 2/2013. Ảnh: AFP.
Nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ý tưởng tự chủ chiến lược của châu Âu được xem xét nghiêm túc hơn, EU sẽ phải đẩy mạnh cuộc chơi của họ, kết hợp giữa lời nói, tiền bạc và hành động.
Về mặt ngoại giao, EU vẫn chưa cải thiện được quy định cần sự đồng thuận của tất cả 27 thành viên khi ra quyết định, thay vì chỉ cần đa số tán thành. Điều này cản trở phản ứng nhanh của EU trong các vấn đề quốc tế và nhiều chuyên gia không kỳ vọng điều này sẽ sớm được thay đổi.
Về chi tiêu quốc phòng, trong số các nền kinh tế lớn của EU, chỉ có Pháp đáp ứng mục tiêu của NATO là chi 2% GDP. Trong khi Italy, Đức và nhiều quốc gia EU khác còn cách mục tiêu này rất xa.
Khi các lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận về ngân sách 7 năm của khối hồi tháng 7, chi tiêu liên quan tới quốc phòng không đạt được kỳ vọng mà Ủy ban châu Âu đặt ra. Quỹ Quốc phòng châu Âu chỉ được phân bổ hơn 8 tỷ USD, thay vì hơn 13 tỷ USD như đề xuất. Kế hoạch điều động quân sự, một ưu tiên của NATO nhằm giảm việc điều chuyển binh lính và thiết bị ở châu Âu, cũng chỉ nhận được 1,7 tỷ USD thay vì 6,7 tỷ USD theo đề xuất.
Không chỉ quốc phòng – an ninh, tự chủ chiến lược mà nhiều người châu Âu mong muốn còn đề cập tới các chính sách về kinh tế. Ý tưởng chính là khiến EU trở nên cạnh tranh hơn bằng cách thúc đẩy ngành công nghiệp để chống lại sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, đồng thời chống lại sự cạnh tranh với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Để làm được điều đó, EU phải nâng cấp “kho vũ khí” với các quy tắc chống độc quyền mới trong lĩnh vực kỹ thuật số, có sức mạnh phòng vệ thương mại lớn hơn, cũng như có các kế hoạch sửa đổi các quy tắc viện trợ nhà nước, nhằm cho phép nguồn ngân sách công đổ vào các liên doanh công nghiệp nhiều hơn.
EU báo hiệu sẽ thúc đẩy các kế hoạch này, bất chấp những thay đổi sắp tới ở Nhà Trắng. “Dù nhiều thứ có thể thay đổi sau kết quả bầu cử ở Mỹ, cuộc đua giành vị thế tối cao về công nghệ vẫn diễn ra ở đây”, Margrethe Vestager, Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu, nói.
Bruno Le Maire và Peter Altmaier, hai bộ trưởng kinh tế của Pháp và Đức, đã thúc đẩy kế hoạch xây dựng tự chủ chiến lược, khi khởi xướng những dự án đầu tư chung trong nhiều lĩnh vực về công nghệ đám mây, hydro và pin.
Nhưng kế hoạch này cũng vấp phải những chỉ trích, cho thấy những hoài nghi, chia rẽ giữa các thành viên của khối. Một số thành viên EU cho rằng các nước lớn của khối xem chính sách là phương tiện thúc đẩy lợi ích riêng của quốc gia hơn là lợi ích chung.
Nếu châu Âu muốn trở nên tự chủ và cạnh tranh hớn, Pháp và Đức không phải chỉ đầu tư năng lực chính trị cho lợi ích riêng của họ, “mà họ cần xem xét nó trên khía cạnh toàn cầu hơn”, theo Enrico Letta, cựu thủ tướng Italy và hiện là Chủ tịch Viện nghiên cứu Jacques Delors ở Paris, Pháp.
Đức đặt mục tiêu EU thông qua gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro
Đức đặt mục tiêu sẽ thông qua được gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro tại Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong hai tuần nữa.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron chiều 29/6 tại lâu đài Museberg, ngoại ô thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai nước Đức và Pháp sẽ quyết tâm thúc đẩy tất cả các thành viên khác của EU đạt được đồng thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro được Uỷ ban châu Âu đề xuất hồi đầu tháng 6/2020.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Hiện tại, sau 2 phiên thảo luận cấp cao trực tuyến, các nước vẫn chưa đạt được thoả thuận, do nhóm 4 nước phản đối là Áo, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Hà Lan vẫn chưa đồng ý với phương thức phân bổ gói phục hồi 750 tỷ euro. Các nước này cho rằng việc một số nước nhận được tiền trợ giúp từ EU mà không có nghĩa vụ cụ thể về việc trả nợ là không hợp lý. Các nước này cũng phản đối việc đồng nhất nợ của khối.
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, các cuộc họp trực tuyến hạn chế không gian thảo luận nên Hội nghị Thượng đỉnh EU vào hai ngày 17 và 18/7 tới tại Brussels sẽ là cơ hội tốt để nguyên thủ các nước trực tiếp thảo luận với nhau về gói phục hồi. Đây cũng sẽ là Thượng đỉnh EU đầu tiên mà các nguyên thủ trực tiếp có mặt ở Brussels sau hơn 3 tháng các nước châu Âu đóng cửa biên giới và thực hiện phong toả để ngăn đại dịch Covid-19.
Hiện Đức và Pháp đang tập trung nỗ lực thuyết phục Hà Lan, nước được cho là cứng rắn nhất trong nhóm phản đối. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lần lượt có các cuộc thảo luận trực tiếp với Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte trong hai ngày 22/6 và 23/6.
Đối với ưu tiên hành động sắp tới của EU trong 6 tháng nước Đức giữ chức Chủ tịch luân phiên, bắt đầu từ 1/7, phía Đức cho biết 3 ưu tiên lớn nhất là nhanh chóng thông qua gói hồi phục và ngân sách châu Âu, giải quyết hồ sơ Brexit với Anh và điều chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định, trong bối cảnh này, sự đoàn kết Đức-Pháp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với châu Âu: "Các kỳ vọng vào châu Âu là rất cao và chúng tôi biết rất rõ rằng châu Âu không nhất thiết là luôn đoàn kết khi hai nước Đức Pháp nhất trí với nhau, nhưng nếu Đức và Pháp chia rẽ thì sự đoàn kết của châu Âu đặc biệt không tốt. Vì thế, khi Đức-Pháp đồng ý với nhau về nhiều vấn đề, chúng tôi sẽ đóng góp một động lực tích cực để châu Âu có một hướng đi đúng đắn trong tương lai"./.
Sức ép chọn bên nóng lên giữa "vòng xoáy" cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt Cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng khốc liệt và gay gắt khiến các quốc gia khác nhận ra, đến một lúc nào đó, họ sẽ phải đưa ra quyết định đứng về bên nào. Sự đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến các nhà lãnh đạo thế giới lo ngay ngáy. Một quan chức Đức cảnh báo về...