“Châu Âu bên bờ vực chiến tranh lớn nhất kể từ 1945″
Giáo sư quân sự John Schindler nhận định, châu Âu sẽ đối diện với cuộc chiến tranh lớn nhất kể từ 1945 giữa Nga-Ukraine.
Phỏng đoán trên của học giả Schindler khá tương đồng với cảnh báo của một vị chỉ huy liên minh NATO ở châu Âu nhân chuyến thăm Nhà Trắng. Theo đó, vị này lên tiếng báo động về sự tập trung binh lực quy mô lớn của Nga dọc theo đường biên giới tiếp giáp với miền đông Ukraine.
“Cho tới cuối tuần này, cuộc chiến lớn nhất châu Âu kể từ năm 1945 sẽ bắt đầu, hoặc Tổng thống Putin sẽ ra lệnh rút quân ở biên giới về nhà”, Giáo sư John Schindler thuộc Học viện Hải quân, Đại học Boston tuyên bố.
Binh lính Nga hiện diện ở Perevalnoye, gần thủ phủ Simferopol của Crimea.
Vị chuyên gia chiến tranh này đã đăng tải những dòng cảnh báo của mình trên trang cá nhân Twitter. “Nhiều người cá cược nhau về cuộc xâm lược này. Chỉ có ông Putin hiểu rõ nhất về tình hình này. Song, cả thế giới cũng sẽ sớm biết điều đó”.
Phương Tây cũng đưa ra tuyên bố rằng, 30.000 binh sĩ tinh nhuệ nhất của Nga hiện diện ở khu vực này. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy, chính quyền Moscow còn điều thêm 50.000 quân nữa trong một vài ngày tới.
Video đang HOT
Cùng với đó, chuyên gia John Schindler đưa thêm một số thông tin về lực lượng binh lính Nga hiện hữu ở dọc biên giới Ukraine. Theo đó, số binh sĩ này không phải là nhóm tân binh. Một số thông tin từ các cơ quan tình báo cho hay, những quân nhân thuộc các đơn vị bộ binh cơ giới hay các xe tăng được đào tạo tốt nhất đã được điều tới đó.
Tổng thống Putin dùng ống nhòm theo dõi cuộc diễn tập của các binh sĩ trong lần huấn luyện ở Siberia.
Họ hành quân từ các doanh trại ở Moscow để tới các khu lều trại quay sang phía Ukraine. Thậm chí, một vài báo cáo chưa được xác thực ở giai đoạn này còn chỉ ra, Nga lên kế hoạch xây dựng một bệnh viện dã chiến ở ngay khu biên giới đó để chữa trị cho các binh lính bị thương.
Mặt khác, cộng đồng dư luận cũng hướng tới một số thông tin liên quan khác. Tài hùng biện của Tổng thống Putin là một trong những điều đáng bàn tới trong thời điểm nhạy cảm này. Theo đó, vị Tổng thống Nga đã công khai tuyên bố rằng, cộng đồng công dân nói tiếng Nga ở Ukraine đã bị đối xử “tàn bạo”. Dự luận không ngừng nghi ngờ, đó lại là một viện cớ khác của ông Putin để giải thích cho tấn công quân sự lần này.
Mặc dầu Nga luôn khẳng định, sự tăng quân ở biên giới Ukraine để tham gia cuộc tâp trận mùa xuân. Song, các quan chức an ninh Mỹ chỉ ra rằng, số lượng binh sĩ Nga ở đó dường như vượt xa so với quân số cần thiết cho một cuộc diễn tập thông thường. Và không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy lính Nga đang thực hiện các bài tập của mình.
Theo Kiến Thức
Kosovo, Crimea, và những "tiền lệ" nguy hiểm
Ngày 24/3, có một sự trùng hợp tình cờ khi Nga ký Hiệp ước công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của nước này cũng chính là ngày thế giới kỷ niệm 15 năm NATO ném bom Nam Tư - mở đầu "tiền lệ" Kosovo.
Đã 15 năm trôi qua nhưng những cuộc thảo luận của giới học giả chính trị quốc tế về tính hợp pháp, hay nói cách khác là sự sai lầm của NATO khi sử dụng một chiến dịch can thiệp quân sự quy mô lớn để chấm dứt sự kiểm soát của Serbia đối với tỉnh Kosovo và mở đầu cho sự ly khai dẫn đến việc thành lập một nhà nước Kosovo độc lập vào năm 2008 - vẫn chưa kết thúc.
Bước sang năm 2014, những cuộc thảo luận này lại có thêm một trường hợp nữa để tranh cãi khi Crimea chính thức tuyên bố ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga. Bất chấp sự phản đối và cả những biện pháp trừng phạt, cô lập về kinh tế, ngoại giao của Mỹ và EU, Nga khẳng định việc họ làm là hoàn toàn tuân thủ theo các luật pháp quốc tế đồng thời "phản công" lại rằng chính Mỹ và NATO mới là những kẻ "thường xuyên bỏ qua luật pháp quốc tế để đạt được mục đích của mình bằng con đường bạo lực".
Nếu ngẫm nghĩ những tuyên bố trong bài diễn văn lịch sử của ông Putin trước Quốc hội Nga hôm 18/3 vừa qua thì có thể tạm hiểu rằng Nga đang hành động theo chính những "tiền lệ" mà Mỹ và phương Tây đã tạo ra trước đó.
Tất nhiên, sự việc Kosovo và Crimea không hoàn toàn giống nhau. Điều quan trọng là Nga đã sai khi tách Crimea ra khỏi Ukraine cũng giống như trước kia phương Tây đã rất sai lầm khi can thiệp quân sự vào Serbia và công nhận sự độc lập của Kosovo.
Tuy vậy, đến giờ này Mỹ và phương Tây đang khó lòng có thể phủ nhận rằng Kosovo đã tạo ra một tiền lệ để những "ông lớn" khác khai thác khi cần thiết. Việc khởi tạo ra cuộc chiến tranh Kosovo và sau đó là công nhận sự độc lập của vùng lãnh thổ này có thể hiểu theo một công thức đơn giản rằng: Một nhà nước hay một nhóm các nhà nước (Mỹ và NATO) có thể bất hợp pháp ép buộc một nước khác (Serbia) yếu hơn, từ bỏ quyền kiểm soát của mình đối với một phần trong lãnh thổ của họ (Kosovo) để giải quyết một vấn đề nội bộ nào đó. Sau đó, các "ông lớn" này sẽ tác động để phần lãnh thổ đó ly khai, tuyên bố độc lập bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương.
Theo tác giả Daniel Larison viết trên tờ "The American Conservative" - tạp chí của Viện Tư tưởng Hoa Kỳ - ở Crimea, Nga đang áp dụng đúng chiêu bài này của phương Tây để "tát vào mặt EU và Mỹ", một phần là vì Moscow nhìn thấy cơ hội để trả miếng phương Tây sau vụ can thiệp quân sự vào Kosovo hồi năm 2008 và coi đây là một "đòn đánh" để cả thế giới nhìn thấy cái gọi là "tiêu chuẩn kép" (mình làm thế được nhưng người khác không được phép làm thế) của Mỹ.
Sự can thiệp vào Kosovo là một trong những ví dụ nghiêm trọng nhất của "tiêu chuẩn kép" của phương Tây về luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia trong suốt 25 năm qua. Nó cho thấy, bất cứ khi nào một "tiền lệ" hay một tiêu chuẩn kép nào đó được các nước lớn lập ra, vẫn đề còn lại chỉ là thời gian và hoàn cảnh để một chính phủ khác sử dụng nhằm biện minh cho sự can thiệp của họ vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Trở lại với vấn đề Ukraine và Crimea. Nhà báo Daniel Larison viết trên tờ "The American Conservative" rằng, ngoài chuyện "tiền lệ" thì Nga cũng có nhiều lý do khác để "thu nạp" Crimea bất chấp việc Kosovo có xảy ra hay không.
Nga đã hành động vì những lý do riêng của mình để đáp ứng với một loạt các sự kiện cụ thể, vì vậy nước này hoàn toàn có thể hành động theo "kiểu NATO" giống như những gì khối này đã làm ở nơi khác. Mặc dù vậy, cuộc chiến tranh Kosovo 15 năm trước, thực sự là một sự nhạo báng đối với các cam kết của phương Tây về luật pháp quốc tế.
Thực tế là NATO tiến hành các cuộc chiến tranh bất hợp pháp cũng đã tạo cho Nga một lý do mới về sự cảnh báo đối với ý độ mở rộng NATO về phía Đông (nhằm bao vây Nga). Trong trường hợp này, Nga hoàn toàn có thể hành động để "phòng thủ từ xa" và kết quả là Ukraine bị "tan đàn xẻ nghé".
Sự nguy hiểm của thiết lập tiền lệ là việc chính các cường quốc như Mỹ và NATO không thể ngăn chặn các chính phủ khác "sử dụng ví dụ Kosovo" để biện minh cho hành động bất hợp pháp của họ.
"Mỹ và NATO đã sai, Nga cũng đã sai và những người chọn sử dụng "tiền lệ Kosovo" cho mục đích riêng của họ có thể sẽ phải hối tiếc sau này", Daniel Larison kết luận.
Theo Infonet
Ukraine cắt nguồn điện đến Crimea Phần lớn thủ phủ Simferopol của Crimea bị mất điện trong ngày thứ hai liên tiếp vào hôm 24.3, khi chính quyền lâm thời Kiev dường như trả đũa Nga về hành động sáp nhập bán đảo ly khai này bằng cách cắt nguồn cung cấp điện. Ảnh minh họa Nhà ở và doanh nghiệp trên khắp thành phố đã không sáng đèn,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan

'Phương Tây cũ' tan rã: EU tìm vị thế mới giữa căng thẳng với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
Chồng H'Hen Niê và cú tự khai gây bão
Sao việt
23:52:17 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Mỹ nam Việt đang cực hot ở Trung Quốc: Nhan sắc 180 độ không góc chết, đẳng cấp diễn xuất không ai dám chê
Hậu trường phim
23:40:20 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025