Châu Âu bắt đầu thẩm định vaccine của hãng Sinovac
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 4/5 thông báo bắt đầu thẩm định của vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng Sinovac (Trung Quốc) sản xuất để đánh giá hiệu quả và độ an toàn. Đây là bước đầu trong tiến trình có thể dẫn tới việc phê chuẩn vaccine này tại châu Âu.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
EMA đã quyết định bắt đầu tiến trình thẩm định dựa trên kết quả sơ bộ của các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu lâm sàng. Các nghiên cứu trên cho thấy vaccine tạo ra kháng thể và có thể bảo vệ con người trước bệnh COVID-19.
Hiện chưa có dữ liệu nào của đợt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba được công bố trên các tạp chí trước thẩm định. Vaccine này đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia, trong đó được theo dõi sát sao nhất là cuộc thử nghiệm với 12.000 nhân viên y tế tại Brazil. Kết quả của cuộc thử nghiệm này cho thấy vaccine hiệu quả 50,7% đối với các bệnh nhân có triệu chứng và cao hơn đối với bệnh nhân thể nặng.
Video đang HOT
EMA cho biết hiện chưa nhận được đề nghị nào về việc cấp phép bán vaccine của Sinovac ở châu Âu.
Đến nay, EMA đã phê chuẩn 4 loại vaccine. Ngoài ra, EMA cũng đang tiến hành đánh giá 3 loại vaccine khác, gồm vaccine của công ty công nghệ sinh học Đức CureVac, vaccine của công ty Mỹ Novavax và vaccine Sputnik V của Nga. EMA cho biết quá trình đánh giá sẽ diễn ra cho đến khi có đủ bằng chứng để cấp phép bán hàng chính thức, vì vậy không có thời gian biểu cụ thể.
Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong tuần này WHO sẽ đưa ra quyết định có cấp phép sử dụng khẩn cấp cho hai loại vaccine của Trung Quốc hay không. Nếu hai vaccine này được phê chuẩn, đây sẽ là lần đầu tiên vaccine của Trung Quốc có mặt trong danh sách vaccine được phép sử dụng khẩn cấp của WHO.
Dịch COVID-19: WHO châu Âu kêu gọi tiếp tục tiêm vaccine của hãng AstraZeneca
Ngày 18/3, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge nhấn mạnh l việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) mang lại lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào, do đó các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca . Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Kluge, các cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu đang tiến hành cuộc điều tra về một số ít trường hợp sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca xuất hiện triệu chứng đông máu khiến nhiều nước ở châu Âu đã ngừng sử dụng loại vaccine này. Ông cho rằng hiện chưa rõ liệu một số hay tất cả các trường hợp gặp phải tình trạng trên là do tiêm vaccine hay chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Ông nhấn mạnh ở thời điểm này, lợi ích từ việc tiêm vaccine của AstraZeneca lớn hơn nhiều những nguy cơ và nên tiếp tục sử dụng vaccine này để giúp ngăn chặn dịch bệnh cũng như cứu sống nhiều người khỏi đại dịch gây chết người COVID-19.
Trước đó, ngày 17/3, WHO cũng đã ra tuyên bố tương tự, đồng thời cho biết việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ không làm giảm nguy cơ mắc bệnh khác hoặc tử vong do các nguyên nhân khác. Hiện tượng đông máu được cho là thường xuyên xảy ra và đây được cho là nguyên nhân gây bệnh tim mạch phổ biến thứ 3 trên toàn cầu. Trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, các nước thường xuyên thông báo những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng, nhưng điều này không nhất thiết là có liên quan đến việc tiêm chủng. Ủy ban Cố vấn toàn cầu của WHO về an toàn vaccine đang thận trọng đánh giá dữ liệu an toàn mới nhất và sẽ công bố ngay khi có kết quả.
* Cùng ngày, Anh cho biết đã xảy ra tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu và điều này sẽ khiến tốc độ tiêm chủng tại Anh trong những tuần tới chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, Anh hy vọng rằng việc bàn giao vaccine sẽ tăng trở lại vào tháng 5,6 và 7 tới.
Giới chức y tế Anh ngày 17/3 cảnh báo chương trình tiêm chủng của nước này sẽ đối mặt với nguy cơ giảm đáng kể nguồn cung vaccine từ ngày 29/3 tới. Tuy nhiên, các hãng dược phẩm Pfizer và AstraZeneca cho biết kế hoạch bàn giao vaccine ngừa COVID-19 của họ không ảnh hưởng gì, trong khi Bộ trưởng Nhà ở Anh Robert Jenrick lại từ chối bình luận về việc liệu có phải nguồn cung từ Ấn Độ gặp vấn đề hay không.
Theo Bộ trưởng Jenrick, nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 cho Anh sẽ ít hơn kỳ vọng của nước này trong vài tuần tới khiến tốc độ tiêm chủng có thể chậm hơn nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu đã đặt ra. Ông cũng hy vọng nguồn cung vaccine sẽ tăng trở lại vào các tháng 5,6 và 7 tới.
Tuy nhiên, Anh khẳng định việc tiêm chủng chậm lại sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế trong những tháng tới. Theo cơ quan y tế vùng England, nguyên nhân của gián đoạn nguồn cung vaccine là do sự chậm trễ trong khâu bàn giao 5 triệu liều vaccine của AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ.
Anh hiện đang trong giai đoạn tiêm mũi đầu tiên cho nửa triệu người trưởng thành và dự kiến sẽ đạt được mục tiêu này trong vài ngày tới, điều khiến Anh trở thành một trong những quốc gia phân phối vaccine nhanh nhất. Đến nay, Anh đã chủng ngừa cho 25,27 triệu người dân nước này, trong đó khoảng 48% là người trưởng thành. Theo ông Jenrick, Anh đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu chủng ngừa cho những nhóm đối tượng ưu tiên vào ngày 15/4 tới và tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7.
Anh đưa ra cảnh báo trên sau khi Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 cho biết đang cân nhắc cấm xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 sang Anh nhằm đảm bảo nguồn cung khan hiếm cho chính công dân của liên minh này vốn đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 3 được cho là gây ảnh hưởng đến kế hoạch nối lại hoạt động du lịch vào mùa Hè này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Von der Leyen nêu rõ tất cả các phương án đều để ngỏ khi mà châu Âu đang trong một cuộc khủng hoảng của thế kỷ. Cập nhật thêm về kế hoạch vận chuyển vaccine, bà cho biết EU dự kiến nhận 200 triệu liều vaccine của Pfizer, 35 triệu liều của Moderna và 70 triệu liều vaccine của AstraZeneca vào quý II/2021. Ngoài ra, hãng Johnson & Johnson cũng sẽ bắt đầu phân phối vaccine vào tháng 4, trong đó các nước EU dự kiến nhận 55 triệu liều vào quý II năm nay.
Bất thường COVID-19 ở Đông Nam Á, nhiều nước mạnh tay hơn Trong tuần qua, nhiều quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia có số ca nhiễm mới cao với mức 3 hoặc 4 con số mỗi ngày. Riêng 3 nước Thái Lan, Campuchia và Lào, số ca nhiễm mới có xu hướng giảm đi nhưng không ổn định. Người dân đợi tiêm vắcxin ngừa COVID-19 của Hãng Sinovac ở Phnom Penh, Campuchia,...