Châu Âu bác tối hậu thư, vì sao khí đốt Nga vẫn chảy tới
Thời hạn cuối cùng mà Tổng thống Putin đặt ra đã trôi qua, nhưng khí đốt của Nga vẫn đang chảy sang châu Âu.
Nga vẫn chưa khoá dòng khí đốt tới châu Âu dù các nước EU tuyên bố không chấp nhận thanh toán bằng tiền rúp. Ảnh minh hoạ: Getty Images
Tổng thống Nga Putin ngày 31/3 ra tối hậu thư yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” phải thanh toán khí đốt bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1/4 nếu không sẽ bị cắt nguồn cung cấp.
Cảnh báo của người đứng đầu Điện Kremlin đã gây ra làn sóng chấn động khắp châu Âu, nơi không thể duy trì nền kinh tế hoạt động lâu dài nếu không có năng lượng Nga. Moskva đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng vào một thời điểm nào đó, nước này có thể khoá dòng khí đốt- có thể là để răn đe hoặc đáp trả các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của phương Tây.
Châu Âu sẽ “lao đao” ra sao
Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% tổng lượng khí đốt tiêu dùng từ Nga, được vận chuyển trên các đường ống qua Belarus, Ukraine và Ba Lan hoặc dưới biển Baltic. Đức là khách mua lớn nhất và ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của nước này tiêu thụ khí đốt và năng lượng với số lượng lớn.
Chính phủ Đức trong tuần này đã kích hoạt giai đoạn đầu tiên trong ba giai đoạn của kế hoạch quản lý khủng hoảng, có thể bao gồm kịch bản phân phối năng lượng và kêu gọi người dân sử dụng càng ít càng tốt.
Bất kỳ sự mất mát đáng kể nào về nguồn cung của Nga cũng có thể khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào suy thoái, thậm chí trên cả khu vực rộng lớn hơn. Giá khí đốt tăng cao đang khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng hoạt động không có lãi và gây khó khăn cho nhiều hộ gia đình. Dữ liệu khảo sát được công bố hôm1/4 cho thấy sản xuất của Đức đang ở mức giảm thấp nhất trong 18 tháng. Bức tranh đó cũng không sáng sủa hơn ở những nơi khác tại châu Âu.
Nga muốn gì?
Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu khí đốt của Nga hiện được định giá và thanh toán bằng euro hoặc đôla Mỹ. Theo sắc lệnh được Tổng thống Putin ký hôm 31/3, người mua nước ngoài phải mở tài khoản tại một ngân hàng do nhà nước Nga kiểm soát, thay vì giao dịch trực tiếp với tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom. Họ sẽ gửi euro vào một tài khoản. Ngân hàng sẽ bán euro để lấy rúp và chuyển chúng vào một tài khoản khác đứng tên người mua để thanh toán cho khí đốt.
Khí đốt của Nga toả đi nhiều nước châu Âu. Ảnh: Bloomberg
Moskva có thể đang tìm cách tăng cường nhu cầu đối với đồng rúp – đồng tiền đã phục hồi nhanh sau khi sụp đổ bởi loạt lệnh trừng phạt đáp trả chiến dịch của Nga. Điện Kremlin đã buộc Gazprom (và các nhà xuất khẩu lớn khác của Nga) phải chuyển 80% nguồn thu ngoại tệ của họ thành tiền rúp.
Các nhà phân tích tại Eurasia Group viết trong một báo cáo tuần này: “Chính sách thanh toán mới được đề xuất cho xuất khẩu khí đốt dường như là một yếu tố góp phần vào sự phục hồi mạnh mẽ của đồng nội tệ Nga trong những tuần gần đây”.
Video đang HOT
Châu Âu phản ứng như thế nào?
Đức, Pháp và các chính phủ EU khác đã bác bỏ tối hậu thư của Điện Kremlin, khẳng định họ sẽ không bị Moskva “tống tiền” bằng cách thay đổi các điều khoản hợp đồng hiện có.
Paolo Gentiloni, quan chức kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu, cựu thủ tướng Italy, nói với CNN hôm 1/4 rằng các hợp đồng hiện tại không bao gồm nghĩa vụ thanh toán bằng đồng rúp và chúng phải được tôn trọng. Điều đó có nghĩa là cơ chế hoán đổi euro sang rúp như Moskva đề xuất là trái hợp đồng.
Ông Gentiloni nói: “Đó là một nỗ lực để lách các lệnh trừng phạt của châu Âu và tống tiền Liên minh châu Âu”.
Vì sao Nga chưa cắt khí đốt?
Mặc dù rủi ro nguồn cung gián đoạn với châu Âu đã tăng lên, nhưng khí đốt của Nga vẫn chảy về phía Tây trên hai trong ba đường ống chính.
Điện Kremlin cho biết các khoản thanh toán cho khí đốt được giao từ ngày 1/4 sẽ đến hạn vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, đó là lý do tại sao Nga chưa ngay lập tức đóng dòng khí đốt đến châu Âu.
“Tôi đã nhận được nhiều câu hỏi rằng nếu không có xác nhận thanh toán bằng đồng rúp, thì nguồn cung cấp khí đốt có bị cắt từ ngày 1/4 hay không? Không, không, sắc lệnh không quy định như vậy”, ông Peskov nói với các phóng viên.
Ông cho biết thêm rằng quy định về đồng rúp có thể bị đảo ngược. “Hoàn toàn có thể. Nếu các điều kiện khác xuất hiện”. Theo ông, Gazprom sẽ làm việc với khách hàng để thực hiện các quy tắc mới.
Nga cũng cần tiền từ xuất khẩu năng lượng của mình hơn bao giờ hết, do các lệnh trừng phạt tàn khốc đã ảnh hưởng đến các bộ phận khác của nền kinh tế nước này. Các nhà phân tích cho rằng GDP của Nga có thể giảm khoảng 20% trong năm nay. Và họ không dễ bán khí đốt cho các quốc gia khác, như Trung Quốc, vì cơ sở hạ tầng đường ống chưa tồn tại.
Quyết định của Moskva công khai đe dọa khóa vòi khí đốt có thể phản tác dụng khi nó tăng thêm tính cấp bách cho những nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng Nga của châu Âu. Giới chức EU đã đặt mục tiêu cắt giảm 66% việc sử dụng khí đốt của Nga trong năm nay. Đức đang xây dựng các bến cảng để nhập khẩu khí đốt hóa lỏng, các chuyến hàng của Mỹ đang được đẩy mạnh và châu Âu đang đẩy nhanh các dự án năng lượng tái tạo.
Các nhà phân tích của Eurasia viết: “Với tham vọng của EU là thay thế phần lớn hàng nhập khẩu của Nga vào cuối năm nay, có vẻ như hầu hết nếu không phải tất cả người mua châu Âu sẽ chọn không gia hạn các hợp đồng cung cấp. Việc châu Âu dần dần rời xa các nguồn cung cấp năng lượng của Nga là cơ cấu và sẽ không thể đảo ngược”.
Đằng sau cuộc 'nổi dậy trường kỳ' của Nga nhằm vào đồng đôla Mỹ
Một thế giới hậu đôla chỉ có thể xảy ra với việc chấp nhận rộng rãi một loại tiền tệ khác, mà cho đến nay rất ít quốc gia ngoài Nga, Trung Quốc tỏ ra quan tâm.
Nga là nước đi tiên phong trong nỗ lực phi đôla hóa dù với chi phí đáng kể. Ảnh: Facebookk
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine rất nhanh được tiếp nối bằng một loạt các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu nhằm cô lập và loại bỏ Moskva khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Đó là một minh chứng công khai về hàng loạt vũ khí tài chính mà phương Tây có thể sử dụng.
Vài tuần sau, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố phương Tây đang tiến hành "chiến tranh kinh tế" và để đáp trả, Moskva bắt đầu sử dụng một số vũ khí tài chính của riêng mình. Tuần này thế giới sẽ chứng kiến cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên.
Hôm 23/3, ông Putin cảnh báo rằng các quốc gia "không thân thiện" sẽ phải thanh toán khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng rúp, thay vì đôla Mỹ hay euro. Nga đưa ra thời hạn cụ thể là kể từ ngày 31/3, sau đó sẽ không xuất "miễn phí" khí đốt cho châu Âu nếu không trả bằng rúp.
Nếu Moskva kiên quyết với kế hoạch này, đây sẽ không còn là một mối đe doạ lơ lửng nữa. Các nước châu Âu nhập khẩu 40% tổng lượng khí đốt sử dụng từ Nga, mỗi ngày thanh toán tới 800 triệu USD.
Động thái của Nga là không tiền khoáng hậu, một động thái mà Liên minh châu Âu đã phản ứng bất tuân, mặc dù sự thách thức này cuối cùng có thể bị chế ngự khi tính toán lợi ích từng quốc gia.
Nhà máy xử lý dầu và khí đốt ở Salym, Nga. Ảnh: Bloomberg
Động thái áp đặt "luật chơi" mới với đồng rúp là một phần của cuộc chiến lâu dài hơn mà Nga đang tiến hành chống lại đôla Mỹ, đồng tiền vẫn thống trị hoạt động thương mại dầu khí.
Trước đây, các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 đã cho thấy một điểm yếu quan trọng trong nỗ lực chống lại phương Tây: Quyền bá chủ Mỹ và các đồng minh trong hệ thống tài chính.
Kể từ đó, Nga đã thực hiện nhiều bước đi để giảm mức độ tiếp xúc với đồng đôla, rõ rệt nhất là khi đối phó với loạt trừng phạt diện rộng mà phương Tây áp dụng gần đây. Theo một ước tính, tỷ trọng xuất khẩu của Nga tính bằng USD đã giảm từ 80% vào năm 2014 xuống còn khoảng 50% hiện nay.
Trong cùng thời kỳ, ngân hàng trung ương của Nga đã giảm một nửa lượng dự trữ đôla, chuyển sang đồng euro, nhân dân tệ và các loại tiền khác. Đến năm 2019, Nga nắm giữ 1/4 dự trữ nhân dân tệ của toàn thế giới.
Nga và Trung Quốc đang phát triển mối quan hệ tài chính mạnh mẽ hơn. Ảnh: Asiatimes
Nhưng việc "truất ngôi" đồng đôla khỏi vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới không phải là điều có thể xảy ra trong một sớm một chiều và càng không phải là điều một quốc gia có thể làm được. Cuộc chiến lâu dài của Nga chống lại USD mang tính chất "nổi dậy" hơn là một cuộc chiến tranh.
Cuộc nổi dậy đó đã bắt đầu và Nga có một nước ủng hộ quan trọng: Trung Quốc.
Trong nhiều năm, cả Nga và Trung Quốc đều tìm cách tách khỏi đồng đôla Mỹ, một nỗ lực được gọi là phi đôla hóa. Hai quốc gia đã thực hiện một bước quan trọng theo hướng đó vào năm 2019, khi họ đồng ý thanh toán tất cả giao dịch thương mại song phương bằng loại nội tệ tương ứng.
Những thiệt hại nhanh chóng gây ra cho nền kinh tế Nga có thể khiến Bắc Kinh tự hỏi liệu họ có thể chịu được các lệnh trừng phạt tương tự hay không, chẳng hạn như trong một tình huống liên quan đến Đài Loan, và liệu họ có cần phải thúc đẩy tiến trình phi đôla hoá nhanh hơn hay không.
Đồng đôla Mỹ vẫn thống trị hoạt động thương mại quốc tế. Ảnh: AFP
Nhưng một thế giới hậu đôla sẽ dễ tưởng tượng hơn là tạo ra, đặc biệt là đối với Trung Quốc, quốc gia không chỉ tìm cách thay thế USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới mà còn thay thế Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu. Hai mục tiêu đó song hành, nhưng đó cũng là mục tiêu không thể đạt được nếu không có biến động chính trị cực lớn - biến động mà ngay cả Trung Quốc cũng có thể chưa chuẩn bị.
Nhìn lại lịch sử tiền tệ thì trong kỷ nguyên hiện đại, chỉ thực sự có một sự thay đổi, khi đồng bảng Anh bị đồng đôla Mỹ vượt qua sau Thế chiến thứ hai - khi đó chỉ vì nước Anh mắc nợ quá nhiều bởi hai cuộc chiến tranh tàn khốc trong bốn thập kỷ.
Để đồng nhân dân tệ vượt qua đồng đôla Mỹ sẽ cần một sự thay đổi tương tự, và Trung Quốc khó có thể tránh khỏi hậu quả.
Bắc Kinh cũng có nhận thức rất khác về cách họ có thể soán ngôi siêu cường, một siêu cường không dính dáng đến việc xâm phạm các quốc gia khác. Dù có thể mong muốn tiến tới một thế giới hậu đôla, thì Bắc Kinh vẫn bị ràng buộc vào hệ thống thương mại toàn cầu do phương Tây xây dựng, thậm chí ở mức độ lớn hơn nhiều so với Nga.
Họ cũng sẽ cần thuyết phục những người khác đi cùng. Việc chuyển sang một thế giới hậu đôla chỉ có thể xảy ra với việc chấp nhận rộng rãi một loại tiền tệ khác - mà cho đến nay, rất ít quốc gia khác (ngoại trừ Iran) tỏ ra quan tâm. Phần lớn thương mại toàn cầu vẫn được tiến hành bằng đôla, euro hoặc bảng Anh.
Mỹ, EU thành lập 'lực lượng đặc nhiệm' giúp giảm phụ thuộc khí đốt Nga Nhà Trắng cho biết Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo thành lập "lực lượng đặc nhiệm" nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Âu. Ảnh: TASS Đài Sputnik (Nga) dẫn tuyên bố của Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ làm việc với các đối...