Châu Á ủng hộ kế hoạch World Cup 2 năm/lần
Giám đốc Tiểu ban Phát triển bóng đá toàn cầu của FIFA – ông Arsene Wenger lại một lần nữa nói về kế hoạch World Cup hai năm/lần. Qua đó, gia đình bóng đá châu Á (AFC) bỏ phiếu thuận và xin thêm suất cho châu Á.
GS Wenger đã đưa ra những luận chứng như sau:
World Cup đầu tiên ra đời năm 1930, đến nay đã 90 năm và vẫn cứ tồn tại bốn năm/lần. Với nhu cầu và sự phát triển bóng đá toàn cầu, điều đấy không còn đáp ứng nhu cầu của mọi phía. Thời điểm những năm 1930, dân số trên thế giới chỉ 2,5 tỉ người và nay đã gần 6 tỉ người. Điều kiện cơ sở vật chất thời đó, kỹ thuật hỗ trợ, nguồn nhân lực thua xa bây giờ và nhu cầu của cầu thủ lẫn người xem giờ cũng cao hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Chính từ sự phát triển và nhu cầu tăng cao nên World Cup cần phải tổ chức gần hơn, thay vì bốn năm/lần. Đừng ngại cầu thủ quá tải bởi từ năm 1930 đến giờ, mọi thứ đã phát triển vượt bậc.
GS Wenger tiếp tục nói: “Vòng chung kết châu Âu (Euro), Copa America, Asian Cup… và nhiều giải vô địch ở các khu vực và châu lục khác sẽ được dùng làm vòng loại World Cup sẽ làm tăng tính cạnh tranh hơn. Mỗi năm, mỗi mùa giải, hầu như các cầu thủ chỉ tập trung hai lần ở cấp đội tuyển quốc gia để thi đấu vòng loại World Cup, còn lại họ ở CLB và làm nhiệm vụ cấp đội tuyển ở những giải khác. FIFA cùng các LĐBĐ khu vực và châu lục sẽ làm việc và thống nhất tận dụng các giải này làm vòng loại World Cup.
90 năm tồn tại và phát triển, World Cup đã có nhiều thay đổi từ số lượng đội, cách thức thi đấu, thể thức… nhưng vì sao không thay đổi thời gian giữa hai kỳ World Cup?
Khi Giám đốc Tiểu ban Phát triển bóng đá toàn cầu của FIFA – ông Wenger đưa ra kế hoạch nghiêm túc này, bước đầu có 166 quốc gia ủng hộ và 22 quốc gia phản đối (không nêu danh tính), còn lại không có ý kiến (gia đình FIFA có 206 thành viên).
Phía châu Á, gia đình AFC đang xây dựng kế hoạch ủng hộ đề án này của FIFA, đồng thời nêu yêu sách để ủng hộ bằng những lá phiếu đổi lại FIFA hãy tăng suất cho khu vực châu Á. AFC cũng sẽ đề nghị FIFA mở rộng “ánh sáng bóng đá” World Cup soi rọi ở nhiều quốc gia, khu vực có mức sống chưa quá cao, chẳng hạn như Đông Nam Á hay Nam Á, Trung Á và bớt đi những tiêu chí quá cao để những khu vực này có thể đăng cai tổ chức World Cup được.
Ở tuổi 43, Buffon trở lại Parma
Hai thập kỷ khoác áo Juventus, với 11 danh hiệu vô địch quốc gia, 5 Cúp quốc gia và 1 lần vô địch World Cup, tưởng như Gianluigi Buffon sẽ giải nghệ sau khi rời khỏi lão phu nhân. Thế nhưng, ở tuổi 43, người nhện quyết định trở lại CLB Parma, nơi anh bắt đầu sự nghiệp, với sự chào đón nồng nhiệt.
Buffon nói chỉ có một CLB duy nhất trong tâm trí anh khi rời Juventus, đó là Parma. Ảnh: ESPN
Khi Gianluigi Buffon bước vào làng bóng đá chuyên nghiệp cùng CLB Parma vào tháng 11-1995, nhiều đồng đội của anh hiện giờ thậm chí còn chưa được sinh ra. Sau khi đạt nhiều thành tích cùng Parma và ra mắt đội tuyển Ý thành công, anh chuyển đến Juventus vào năm 2001 với giá khoảng 54,5 triệu Euro. Đó không chỉ là mức giá kỷ lục dành cho một thủ môn, mà còn là kỷ lục kéo dài suốt 17 năm, cho đến khi thủ môn Alisson và Kepa Arrizabalaga lần lượt chuyển đến Liverpool và Chelsea, với giá tương ứng 62,5 triệu Euro và 80 triệu Euro.
Việc trở lại thi đấu cho CLB cũ sau 20 năm là một điều tuyệt vời với Buffon. Anh nói: "Tôi không biết có bao nhiêu VĐV ở bất kỳ môn thể thao nào đã có được đặc ân giống tôi, đó là điều tuyệt vời". Ở Juventus trong hai mùa giải qua, dự bị cho Wojciech Szczesny, nhưng Buffon vẫn có 29 trận bắt chính. Điều đó cho thấy "người nhện" vẫn có thể đóng góp nhiều cho CLB trên sân cỏ, bất chấp tuổi tác luôn khiến nhiều người hoài nghi về phong độ của anh. Việc tiếp tục thi đấu thể thao đỉnh cao của thủ môn huyền thoại này còn chứng minh rằng sự chuyên nghiệp, sinh hoạt điều độ, tránh được những chấn thương nặng và sự nhiệt tình cũng như khát khao thi đấu. Buffon chia sẻ: "Khi 36-37 tuổi, tôi bắt đầu nhận ra rằng nếu nghiêm túc với nghề nghiệp, làm mọi thứ chuẩn mực và giữ trạng thái tinh thần phù hợp, không ngừng học hỏi, bản thân sẽ trở nên tốt hơn".
Buffon cho biết kinh nghiệm, sức mạnh tinh thần và khả năng đọc trận đấu, tất cả đều có ý nghĩa với một thủ môn. "So sánh bản thân mình bây giờ với trước đây, tôi thấy đã tiến bộ ở một số mặt. Rõ ràng, tôi giảm sút về mặt thể lực so với những người trẻ, đó là điều bình thường. Nhưng khi nhìn lại bản thân một cách khách quan, tôi không cảm thấy mình kém hơn so với cách đây 6-7 năm".
Trước khi Buffon rời Parma vào năm 2001, CLB này đang có một kỷ nguyên vàng, với 9 lần liên tiếp lọt vào tốp 5 Serie A, 2 lần vô địch Cúp quốc gia, 1 UEFA Cup và 1 Siêu cúp Ý. Đội hình Parma thời điểm ấy gồm toàn những siêu sao: trung vệ Lilian Thuram, Fabio Cannavaro, các tiền vệ Claudio Taffarel, Tino Asprilla, đến các tiền đạo Gianfranco Zola, Hernan Crespo... Khoảng 15 năm sau đó, CLB rơi vào khủng hoảng, phá sản khi hai ông chủ sở hữu đối mặt với án tù trong những vụ án riêng. Parma chỉ được duy trì bởi những người tâm huyết với CLB, nhưng không có tiềm lực tài chính dồi dào. Một năm trước, doanh nhân người Mỹ Kyle Krause đã mua lại CLB, nhưng kết thúc mùa giải 2020-2021, Parma đứng chót bảng Serie A, phải xuống hạng. Trở lại CLB cũ, Buffon sẽ bắt đầu lại từ Serie B.
Việc trở lại Parma khi đã ở đoạn cuối của sự nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với Buffon và cả CLB trong giai đoạn xây dựng lại sau khi rớt hạng. Buffon gia nhập Parma năm 13 tuổi và có 10 năm thi đấu cùng CLB trước khi đến Juventus. Parma đã đưa anh trở thành ngôi sao như hiện tại và bây giờ có lẽ đến lượt Buffon giúp CLB trở lại thời hoàng kim. "Tôi không chọn Serie B, mà tôi chọn Parma", Buffon nói.
Ngày này năm xưa: Bóng đá Triều Tiên gây sốc cả thế giới Ngày này 55 năm trước, ĐT Triều Tiên đã gây sốc cho cả thế giới bóng đá khi đánh bại Italia 1-0 để giành quyền vào tứ kết World Cup 1966. Tham dự World Cup 1966 với tư cách đội bóng duy nhất đại diện châu Á, ĐT Triều Tiên không được đánh giá quá cao khi giải đấu vẫn có những đội...