Châu Á tương lai có thể “nợ ngập đầu” do kích cầu kinh tế hậu Covid-19
Các nhà hoạch định chính sách cần phải chi tiêu thật cẩn thận mới có thể ngăn được việc các thế hệ tương lai phải trả quá nhiều những khoản nợ lớn.
Chính phủ các nước khắp châu Á đang công bố rất nhiều gói kích cầu nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. Đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến tiêu dùng và đầu tư, nó đe dọa đến những diễn biến tích cực trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ sau các cuộc khủng hoảng trước đây.
Giới chuyên gia kinh tế cũng đồng thuận rằng việc hành động nhanh là vô cùng cần thiết. Các tổ chức xếp hạng tín dụng tuy nhiên lại quan tâm đến sức khỏe tài khóa của các nước.
Các nhà hoạch định chính sách cần phải chi tiêu thật cẩn thận mới có thể ngăn được việc các thế hệ tương lai phải trả quá nhiều những khoản nợ lớn. Xếp hạng tín dụng của nhóm nước này cũng có thể phải chịu tác động nghiêm trọng do tình trạng tài khóa không mấy ổn định.
Video đang HOT
Ba tổ chức xếp hạng tín dụng lớn bao gồm Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch chưa hạ xếp hạng tín nhiệm của bất kỳ nền kinh tế lớn nào tại châu Á, tuy nhiên, triển vọng tín nhiệm của Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines đều đã bị điều chỉnh giảm. Những nước này trong thời gian gần đây đều đương đầu với nhiều vấn đề kinh tế.
Việc ba tổ chức xếp hạng tín dụng hạ triển vọng tín dụng của các nước do những yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị và tài khóa, việc các nước sử dụng gói kích cầu để cứu kinh tế từ khủng hoảng hiện nay không đúng cách sẽ có thể dẫn đến việc bậc tín nhiệm tín dụng của các nước bị điều chỉnh giảm, lãi suất vay tiền tăng lên và thêm nhiều rắc rối kinh tế xảy đến.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế và chiến lược tại ngân hàng Mizuho, ông Vishnu Varathan, nhận xét: “Các nền kinh tế tại châu Á đang mắc kẹt giữa quá nhiều khó khan, họ cần phải cân bằng giữa mục tiêu cứu kinh tế và trách nhiệm tài khóa. Các điều kiện tài khóa đã được nới lỏng đáng kể”.
Chính phủ Nhật, đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 tại châu Á sau Trung Quốc, hiện đang bơm 1 nghìn tỷ USD tức khoảng 20% GDP để hỗ trợ kinh tế. Thủ tướng Nhật vào ngày thứ Năm khẳng định Nhật sẽ thông qua gói ngân sách bổ sung để hỗ trợ cho nền kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ đưa ra các gói kích cầu quy mô tương đương 13,3% GDP.
Tại Đông Nam Á, gói kích cầu của Malaysia tương đương khoảng 15% quy mô nền kinh tế, Singapore là 13% còn Philippines và Indonesia đang chi ra tương đương 7,8% và 3,9%GDP. Gói kích cầu 67 tỷ USD của Thái Lan ước tính tương đương khoảng 12%GDP.
Mỹ đánh giá cao hiệu quả của chương trình hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp
Theo một thông báo chung, số lượng khoản tín dụng cá nhân cung cấp trong giai đoạn hai của chương trình trên hiện đã lên tới 2,2 triệu, cao hơn con số tương ứng trong giai đoạn một.
Các cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Washington, DC, Mỹ ngày 18/3 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Mỹ ngày 3/5 đánh giá giai đoạn hai của chương trình giải cứu việc làm khẩn cấp đã đạt được thành công với hơn 175 tỷ USD tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ hơn và có thể Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) gồm hai giai đoạn đã cung cấp tổng cộng 669 tỷ USD, bao gồm 320 tỷ USD trong đợt phân bổ mới nhất.
Chương trình trên hướng tới bảo vệ việc làm có nguy cơ "biến mất" do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo một thông báo chung của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và quan chức phụ trách Cơ quan Kinh doanh Nhỏ (SBA) Jovita Carranza, số lượng khoản tín dụng cá nhân cung cấp trong giai đoạn hai của chương trình trên hiện đã lên tới 2,2 triệu, cao hơn con số tương ứng trong giai đoạn một.
Chương trình PPP là một phần của gói các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp lớn hơn trị giá hơn 2.700 tỷ USD của Mỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì hoạt động cho đến khi các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 được nới lỏng trên diện rộng.
Khoảng 30 triệu người lao động ở Mỹ đã nộp đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.
Trong khi đó, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow cho rằng nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đạt được hiệu quả và hiện là "giai đoạn tạm nghỉ" có thể kéo dài trong vài tuần.
Ông Kudlow nhận định, nền kinh tế Mỹ vẫn đang phải đối mặt với một giai đoạn rất khó khăn đang ở phía trước song tỏ ý lạc quan khi nhắc tới các dự đoán về một sự hồi phục kinh tế rất mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 và có thể đạt mức phục hồi tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Chính phủ Mỹ cùng với lãnh đạo nhóm nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ ở Thượng viện Mỹ và Hạ viện Mỹ đang thảo luận về đợt hỗ trợ kinh tế tiếp theo song có sự khác biệt quan điểm về các vấn đề ưu tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn đợt hỗ trợ kinh tế tiếp theo sẽ bao gồm việc miễn thuế cho người lao động và các lĩnh vực thể thao và giải trí cùng với các khoản chi tiêu mới cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.
Có gì trong gói giải cứu kinh tế 2.300 tỷ USD của FED Gói hỗ trợ của FED bao gồm hơn 600 tỷ USD dành cho doanh nghiệp, 500 tỷ USD gửi tới các thành phố và nhiều chương trình hỗ trợ tiền lương cho người lao động. Theo CNBC, ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố gói kích thích 2.300 tỷ USD, thị trường chứng khoán Mỹ tăng đáng kể...