Châu Á, Trung Quốc sẽ “lấp chỗ trống” nhu cầu hàng hóa ở Mỹ trong năm nay
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, Mỹ và các quốc gia Bắc Mỹ sẽ trở thành những nhà nhập khẩu lớn nhất trong năm nay, trong khi Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác dẫn đầu trong việc cung cấp số lượng hàng hóa đó.
Cụ thể, “nhu cầu tại khu vực Bắc Mỹ sẽ được thúc đẩy nhờ các khoản cứu trợ lớn ở Mỹ”, WTO công bố trong dự báo thương mại toàn cầu. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ dự kiến sẽ tăng 11,4% sau khi giảm 6,1% vào năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu châu Á dự kiến tăng 8,4% trong năm nay. Ảnh: AFP
Châu Âu và Nam Mỹ cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng nhập khẩu, nhưng không nhiều như Bắc Mỹ.
Đổi lại, hầu hết nhu cầu hàng hóa sẽ được đáp ứng bởi các nhà sản xuất ở châu Á, nơi xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 8,4% trong năm nay, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn, theo báo cáo của WTO. Sự phục hồi thương mại tốt hơn dự kiến vào cuối năm 2020, được hỗ trợ bởi sự xuất hiện của vaccine ngừa Covid-19 vào tháng 11, đã giúp thúc đẩy quỹ đạo tích cực, mặc dù sự phục hồi hoàn toàn sẽ không đồng đều và có thể bị thất bại do các đợt bùng phát mới, WTO cho biết thêm.
Các biện pháp can thiệp chính sách lớn của chính phủ, bao gồm gói kích thích lớn hơn nhiều so với dự kiến của Washington là 1,9 nghìn tỷ USD, cũng đã nâng cao thu nhập hộ gia đình và hỗ trợ tiếp tục chi tiêu cho tất cả hàng hóa, bao gồm cả hàng nhập khẩu, WTO cho biết.
WTO cũng phân tích, việc quản lý hiệu quả đại dịch đã hạn chế mức độ suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác. Xuất khẩu của châu Á phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm ngoái chủ yếu do tác động tương đối nhỏ của đại dịch Covid-19 đối với một số nền kinh tế trong khu vực, và do thực tế là châu Á đã cung cấp cho thế giới hàng tiêu dùng và vật tư y tế trong đại dịch.
Xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen (Đức)
Ngày 31-3, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức "Hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư với Bremen - Trung tâm logistics cung ứng hàng hóa ở châu Âu".
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển quan trọng hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Kim ngạch thương mại hai nước kể từ năm 2010 đến nay đã tăng gấp đôi, tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, đạt trên 10 tỷ USD. Riêng với TP Hồ Chí Minh, Đức hiện là bạn hàng lớn, đồng thời cũng là quốc gia có nhiều dự án đầu tư trọng điểm tại thành phố như Tuyến tàu điện ngầm (Metro) số 2, Trường Đại học Việt - Đức, Trường Quốc tế Đức...
Các đại biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: Bremen có rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh, học tập, nghiên cứu. Kết nối thương mại và đầu tư vào Bremen là cửa ngõ quan trọng giúp doanh nghiệp tiến sâu vào thị trường nước Đức nói riêng và EU nói chung. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý doanh nghiệp khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư kinh doanh cần chú ý tới hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm, dịch vụ cũng như quan tâm đến yếu tố môi trường, sức khỏe người tiêu dùng...
Khủng hoảng béo phì ở Mexico Thói quen ăn uống không lành mạnh và sự tràn lan các loại thực phẩm chế biến sẵn khiến nhiều người Mexico rơi vào tình trạng thừa cân. Ở đất nước có nền ẩm thực tuyệt vời như Mexico, bang Oaxaca luôn là điểm đến được đánh giá cao. Đồ ăn ở đây ngon, phong phú, giá rẻ. Tuy nhiên, trong khi khách...