Châu Á thiếu cơ chế phòng ngừa chiến tranh
Đây là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen trong phiên thảo luận cuối cùng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, một diễn đàn an ninh khu vực đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế trong 3 ngày qua.
Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13.
Theo người đứng đầu ngành quốc phòng nước chủ nhà, châu Á đang rất thiếu một cơ chế tập thể giống như châu Âu sau hai cuộc chiến tranh thế giới để có thể ngăn ngừa xung đột bùng nổ thành chiến tranh.
“Không giống như châu Âu, ở đây không có cơ chế đa phương cảnh báo bùng nổ xung đột khu vực. Cho đến nay, sức mạnh duy nhất kiềm chế các nước là lợi ích mà bản thân mỗi nước có được từ phát triển kinh tế”, hãng tinChannel News Asia dẫn phát biểu của Bộ trưởng Ng Eng Hen.
Video đang HOT
Theo ông, các tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ và suy giảm kinh tế đang đặt an ninh châu Á trước những thách thức mới, thể hiện qua những diễn biến gần đây ở Biển Đông và Hoa Đông.
Vì vậy, châu Á cần xây dựng một cơ chế ứng phó hiệu quả dựa trên đồng thuận và niềm tin chính trị. Cơ chế này bao gồm các quy tắc đa phương, các chương trình hợp tác cụ thể và phối hợp hoạt động quân sự giữa các nước.
“Có thể giảm thiểu nguy cơ bằng việc chủ động xây dựng các mối quan hệ và khuôn khổ đa phương mạnh mẽ nhằm gây dựng lòng tin dựa trên hợp tác và đồng thuận”, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore nhấn mạnh.
Trước đó, trong buổi trả lời báo giới sau tiệc chiêu đãi trưởng đoàn các bên dự Đối thoại Shangri-La 13, Bộ trưởng Ng Eng Hen cho biết tất cả các bên tham dự hội nghị đều muốn hạ nhiệt căng thẳng hiện nay, vì tiến bộ ở châu Á phụ thuộc vào hòa bình và ổn định. Đáng tiếc rằng, vấn đề của an ninh châu Á là các quốc gia “thiếu lòng tin” ở nhau để có thể xây dựng được giải pháp có sự đồng thuận cao.
Hiện tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nỗ lực đàm phán với Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ thành lập Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), văn kiện có tính ràng buộc pháp lý cơ bản trong việc quản lý căng thẳng và ngăn chặn xung đột ở vùng biển có tầm quan trọng chiến lược không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà còn cho sự phát triển của thế giới.
Theo Dantri
Trung Quốc lo quan hệ Mỹ-Nhật mạnh lên sau Đối thoại Shangri-La
Trung Quốc đã phản ứng giận dữ đối với các bình luận của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La 13, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh lo ngại về mối quan hệ mạnh lên giữa Mỹ và Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) gặp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Shangri-La 13.
Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La, đã kết thúc tại Singapore hôm qua 1/6 sau ba ngày họp. Nhiều quan chức tham gia hội nghị đã chỉ trích mạnh mẽ các hoạt động hàng hải ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại châu Á.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La 13, đã sử dụng bài phát biểu để hối thúc Trung Quốc kiềm kế các hành động hung hăng trên biển. Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel cáo buộc các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đang làm mất ổn định khu vực.
Trung tướng Vương Quán Trung, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn Trung Quốc ở Shangri-La 13, cho rằng Mỹ và Nhật đang đã sử dụng diễn đàn để khiêu khích và thách thức Bắc Kinh.
Ông Vương cho hay trong khi các chỉ trích bóng gió của ông Abe nhằm vào Trung Quốc thì Bộ trưởng Hagel lại công khai công kích Bắc Kinh.
Hôm 31/5, ông Vương đã có cuộc gặp ngắn với Bộ trưởng Hagel và cho biết, với tư cách là một nước lớn, Trung Quốc sẽ theo đuổi các mối quan hệ mới với Mỹ. Ông Vương cũng bày tỏ thái độ tích cực đối với các trao đổi quân sự mạnh mẽ hơn giữa hai nước.
Các chuyên gia cho hay Đối thoại Shangri-La năm nay đã khiến Trung Quốc có cảm giác rằng Nhật và Mỹ sẽ thúc đẩy quan hệ để cùng nhau chống lại Bắc Kinh, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Tokyo và Bắc Kinh vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và các vấn đề lịch sử.
Giới chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các chiêu thức khác nhau trong việc chỉ trích Mỹ và Nhật Bản, trong một nỗ lực nhằm làm tổn hại quan hệ Mỹ-Nhật.
Theo Dantri
Nhật bắt tay Anh phát triển thiết bị phòng vệ Nhật Bản và Anh sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán về mở rộng việc hợp tác phát triển thiết bị phòng vệ, các bộ trưởng quốc phòng hai nước cho biết hôm 31/5. Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tại Đối thoại Shangri-La. Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera và người đồng cấp Anh Philip Hammond đã đạt thỏa thuận...