Châu Á – Thái Bình Dương: Căng thẳng “cuộc chiến” tàu sân bay
Ngày 10/08, Tờ “Nhật báo Vienna” đã có bài viết mang tiêu đề: “châu Á – Thái Bình Dương chạy đua quân bị cực lớn” đề cập đến vấn đề các nước ở khu vực này tới tấp mua sắm hoặc tự phát triển lực lượng hải quân, đặc biệt là ồ ạt sắm hàng không mẫu hạm.
Trong chiến lược bảo vệ biển Hoa Đông, đặc biệt là Senkaku, Nhật Bản đã hạ thủy tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo, nó đã chính thức trở thành chiến hạm lớn nhất của hải quân Nhật Bản kể từ sau thế chiến thứ 2, đồng thời họ cũng có 2 tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga. Nhằm chiếm ưu thế trên biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng tập trung mọi nguồn lực đóng chiếc tàu sân bay quốc nội đầu tiên, là chiếc thứ 2 sau hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Triển khai kế hoạch đối phó với sự lấn sân của hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, khống chế tuyến hành trình chiến lược trên biển, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên INS Vikrant đã được hạ thủy vào ngày hôm nay (12/08), chiếc thứ 2 mang tên INS Vishal cũng đang được chế tạo. Cả 2 hàng không mẫu hạm đúng nghĩa này đều được áp dụng công nghệ Nga với khoảng 30 tiêm kích hạm MiG-29K.
Biên đội tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) của Mỹ được triển khai ở châu Á – Thái Bình Dương
Không dừng lại ở đó, cuối năm nay, Ấn Độ cũng tiếp nhận tàu sân bay INS Vikramaditya từ tay người Nga, trong khi đó, họ vẫn còn một tàu sân bay cũ mua của Anh là INS Viraat. Hiện nay, Ấn Độ đang dẫn đầu trong cuộc đua tàu sân bay ở châu Á, điều này khiến Trung Quốc không khỏi lo âu, dẫn tới phải chạy đua quân lực trên biển Đông. Có thể nói là Châu Á – Thái Bình Dương đang bước vào một cuộc chạy đua vũ trang hải quân lớn nhất trong lịch sử.
Trang mạng “Tiếng nói nước Nga” ngày 09/08 đã có bài viết giật tít rất kêu: “Châu Á – Thái Bình Dương bước vào cuộc đấu hàng không mẫu hạm”, còn RIA Novosti dẫn lời của cựu tư lệnh hải quân Nga Gromov nói rằng, ngoài việc phải mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral của Pháp, hạm đội Thái Bình Dương của Nga cần phải có thêm ít nhất 2 tàu sân bay, hạm đội Phương Bắc cũng cần phải có 1 chiếc.
Video đang HOT
Tàu sân bay trực thăng DDH-183 Izumo của Nhật
Trang mạng “Deita” của Nga cho biết, trước đây, khi Nga quyết định mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral do Pháp chế tạo, trong đó 1 chiếc sẽ được triển khai đến hạm đội Thái Bình Dương, Bộ quốc phòng Nhật đã lên tiếng phản đối vì cho là Nga đã phá vỡ cán cân lực lượng ở khu vực Viễn Đông. Vì vậy, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, việc Nhật hạ thủy tàu sân bay lần này là biện pháp trả đũa Nga.
Còn tờ “Tin tức” của Áo cũng cho biết, ngoài việc 3 cường quốc hải quân lớn nhất là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc tới tấp hạ thủy tàu sân bay, người Hàn Quốc cũng đang lặng lẽ sở hữu tàu sân bay trực thăng Dokdo, có lượng giãn nước 19.000 tấn, người Thái cũng có 1 tàu sân bay trực thăng loại nhỏ. Đặc biệt, siêu cường Mỹ có số lượng tàu sân bay nhiều nhất và cũng tập trung ở châu Á – Thái Bình Dương nhiều nhất.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên INS Vikrant của Ấn Độ
Tạp chí “Hiện đại” của Mỹ cho biết, riêng hạm đội 3 và hạm đội 7 của Mỹ đã triển khai ở khu vực này tới 5 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu sân bay này thường xuyên qua lại bán đảo Triều Tiên, xâm nhập biển Đông và biển Hoa Đông. Đây là còn chưa tính tới hàng chục tàu đổ bộ trực thăng, tàu đổ bộ tấn công mang máy bay phản lực khủng có lượng giãn nước hơn 40.000 tấn của hải quân đánh bộ Mỹ thường xuyên thay quân ở khu vực này.
Bài viết trên tạp chí này cho biết, Mỹ sẽ điều chuyển về châu Á – Thái Bình Dương khoảng 50 – 60% lực lượng hải quân. Ngoài việc làm chỗ dựa cho các đồng minh, vấn đề quan trọng là lực lượng này sẽ là chủ lực để áp chế Trung Quốc. Trong thời gian qua, sự hiện diện của các biên đội tàu sân bay Mỹ trong các cuộc diễn tập ở bán đảo Triều Tiên và trên biển Đông đã chứng minh luận điểm đó.
Tàu sân bay trực thăng lớp Dokko của Hàn Quốc
Đối với động thái ồ ạt sắm tàu sân bay của các nước châu Á, giáo sư Học viện quốc phòng Trung Quốc, Lý Đại Quang cho biết, châu Á – Thái Bình Dương hiện đã bị biến thành “Nhà sưu tập” hàng không mẫu hạm. Đây là một cục diện phức tạp mà Trung Quốc không muốn nhìn thấy, nhưng thực sự là nó đã diễn ra. Ngay cả khu vực biển Đông vốn chẳng nước nào có tàu sân bay nhưng hiện nay, bình quân tháng nào phương tiện chở máy bay này cũng xuất hiện ở đây. Ngay cả Philippines cũng nhăm nhe “rước” tàu sân bay cũ của Tây Ban Nha về biển Đông.
Hiện nay, trên thế giới, ngoài Mỹ và các nước châu Á – Thái Bình Dương chỉ có châu Âu là nơi tập trung nhiều nước có hàng không mẫu hạm như: Anh, Pháp, Italia, Tây ban Nha…, ngoài ra châu Mỹ có thêm Brazil, nhưng các nước này đã thuộc thế hệ có thâm niên phát triển tàu sân bay. Còn hiện nay, châu Á – Thái Bình Dương mới thực sự là “miền đất hứa” của tàu sân bay thế giới.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô
Hạm đội Thái Bình Dương Nga lần đầu nhận chiến hạm mới sau 20 năm
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ bắt đầu nhận các tàu chiến mới vào năm 2014 lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991. Động thái này có thể khiến Nhật Bản, vốn có tranh chấp chủ quyền với Nga, lo ngại.
Các tàu chiến của Nga tham gia một cuộc tập trận. (Ảnh minh họa)
"Việc bàn giao quy mô lớn các thiết bị, tàu chiến mới cho cho hạm đội Thái Bình Dương sẽ bắt đầu vào năm sau", Thiếu tướng hải quân Sergei Avakyants cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền Rossiya 24 hôm 18/7.
Ông Avakyants cũng nhấn mạnh tới một thực tế rằng lần cuối cùng Hạm đội Thái Bình Dương nhận chiến hạm mới là vào năm 1991.
Theo quân đội Nga, ít nhất một trong 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, đang được chế tạo tại Pháp cho hải quân Nga, sẽ được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương. Động thái này đã gây ra những lo ngại tại Nhật Bản.
Vài tàu chiến lớp Project 20380 Steregushchy cũng đang được đóng cho Hạm đội Thái Bình Dương tại nhà máy đóng tàu Amur ở vùng Viễn Đông của Nga và dự kiến sẽ được ban giao trong thời gian 2014-2015.
Ngoài ra, một trong số các tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp Borey sẽ được đưa vào biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương sau cuối năm nay, theo Bộ quốc phòng Nga.
Hạm đội Thái Bình Dương hiện sở hữu một tuần hương hạm Varyag, 4 tàu khu trục lớp Udaloy, một tàu khu trục lớp Sovremenny và hàng chục tàu ngầm, trong đó có 5 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Delta III.
Theo Dantri
"Ván bài lật ngửa" ở Biển Đông Trong suốt giai đoạn từ năm 1964-1974 trong các khu vực trinh sát các hoạt động tác chiến của Mỹ ở Việt Nam, đơn vị OSNAZ đã có 17 tàu trinh sát của hải đoàn hoạt động, tiến hành 94 chuyến hải hành với thời gian mỗi chuyến từ 3 - 4 tháng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam,...