Châu Á-Thái Bình Dương cần một hiệp ước
Phi quân sự hóa biển Đông để xây dựng niềm tin giữa các nước tranh chấp.
Báo Khaleej Times (Dubai) ngày 17-7 đã đăng bài viết của ông Fidel V. Ramos, nguyên Tổng thống Philippines trong những năm 1992-1998, về vấn đề biển Đông và đề xuất cách giải quyết căng thẳng.
Theo ông Fidel V. Ramos, sẽ không có gì ngạc nhiên khi vấn đề tranh chấp ở biển Đông trở thành chủ đề trung tâm tại Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới và chắc chắn hội nghị cấp cao Đông Á cũng sẽ bàn đến vấn đề này.
Ông dẫn ra các sự cố căng thẳng gần đây trên biển Đông và lo ngại nguy cơ cao xảy ra xung đột vũ trang giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Philippines cùng với Việt Nam.
Ông nhận định quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam đang ở mức tồi tệ nhất trong hàng chục năm nay, tuy nhiên ông cho rằng chính phủ các nước Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và cả Mỹ đều nhận ra rằng cần phải duy trì ổn định và hợp tác trong khu vực để phát triển.
Video đang HOT
Theo ông, chỉ có điều đáng tiếc là chưa có một thể chế nào để bàn bạc và giải quyết căng thẳng trên biển Đông. Ông đã đưa ra đề nghị:
- Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ và các nước châu Á-Thái Bình Dương cần chia sẻ gánh nặng để giải tỏa căng thẳng, bảo đảm hòa hợp và an ninh trong khu vực. Ông chủ trương Mỹ cần tiếp tục hiện diện tại khu vực để giữ hòa bình và an ninh.
- Các nước ở châu Á-Thái Bình Dương cùng xây dựng một hiệp ước hòa bình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Pax Asia-Pacifica) có quy mô toàn diện, mang tính ràng buộc để trong 5-10 năm nữa, hiệp ước này có thể thay thế hiệp ước hòa bình Mỹ-Á (Pax Americana) đã ra đời cả thập niên vừa qua.
Nguyên Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos. Ảnh: faxiamen.com
Theo ông Fidel V. Ramos, hiệp ước Pax Asia-Pacifica sẽ tương tự như hiệp ước hòa bình của châu Âu được xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga và 10 nước ASEAN tham gia. Tòa án quốc tế về Luật Biển của LHQ (ITLOS) và các cam kết quốc tế liên quan phải là nền tảng trong đối thoại nhằm xây dựng hiệp ước hòa bình Pax Asia-Pacifica.
Ông nhận định chỉ có một cam kết chắc chắn như hiệp ước hòa bình Pax Asia-Pacifica mới có khả năng lôi kéo các nhà đầu tư phát triển nguồn lực ở biển Đông và sau khi hiệp ước hòa bình ra đời, các nước có thể cùng hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển Đông.
Ngoài ra, ông Fidel V. Ramos cũng đề nghị thực hiện bước đầu tiên để xây dựng niềm tin giữa các nước tranh chấp là xây dựng biển Đông thành vùng phi quân sự. Ông cho rằng hòa bình ở châu Á-Thái Bình Dương chỉ có thể tồn tại dựa trên cân bằng quyền lợi chứ không phải cân bằng quyền lực.
Theo TTXVN, sáng ngày 18-7, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Bali (Indonesia), các quan chức cấp cao các nước ASEAN đã bắt đầu họp thảo luận hàng loạt nội dung quan trọng liên quan đến an ninh và phát triển của ASEAN. Cuộc họp này nhằm chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng ASEAN lần thứ 44 (AMM 44), hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18) và các hội nghị liên quan. Sau quá trình thảo luận về biển Đông, cuộc họp đã thống nhất nội dung hướng dẫn thực thi Tuyên bố của các bên về quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) để trao đổi với phía Trung Quốc.
Trong ngày 18-7, các quan chức cấp cao cũng trao đổi ý kiến về thành lập Viện Hòa bình và hòa giải ASEAN, chương trình kết nối ASEAN, tiến độ triển khai kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN trong năm 2011, xem xét diễn biến quan hệ ASEAN với các đối tác, dự thảo tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về cộng đồng ASEAN trong cộng đồng toàn cầu của các quốc gia và quan hệ đối tác toàn diện ASEAN-Liên minh châu Âu. Báo Jakarta Post (Indonesia) ngày 17-7 có bài viết ghi nhận Trung Quốc mong muốn tìm kiếm lợi ích ở Lào và Campuchia qua sự kiện nhanh nhảu đầu tư cho dự án đường sắt Côn Minh (Trung Quốc)-Singapore xuyên qua Lào và Campuchia. Ông Rahmat Pramono, Giám đốc hợp tác kinh tế ASEAN, nhận định ASEAN cần cân nhắc các đề nghị giúp đỡ tài chính của Trung Quốc và Nhật dựa trên lợi ích và mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 thay vì lợi ích riêng lẻ của từng nước thành viên. Báo Pravda (Nga) ngày 18-7 đưa tin trong tương lai gần hải quân Ấn Độ sẽ điều động một đội tàu khu trục có trang bị tên lửa đến biển Đông. Mục đích của Ấn Độ nhằm thể hiện vai trò nổi bật hơn của Ấn Độ ở Đông Nam Á và ngăn chặn ý đồ bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc vốn là đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ. _______________________________________ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã mất lịch sự và vi phạm nghi thức ngoại giao khi chỉ trích Mỹ là đồng minh thân thiết của Hàn Quốc trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin hôm 14-7. Thái độ của ông Trần Bỉnh Đức thể hiện một điều rằng Trung Quốc không đủ khả năng đối đầu vũ trang với Mỹ và thay vào đó, Trung Quốc chọn cách tạo áp lực lên đồng minh của Mỹ. Báo CHOSUN ILBO (Hàn Quốc) ngày 18-7 Đông Nam Á là một trọng tâm của chính sách thân thiện của Trung Quốc. Việc ký kết Tuyên bố của các bên về quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) một phần giúp Trung Quốc giành được niềm tin và tín nhiệm của các nước thành viên ASEAN, đặt nền móng cho phát triển kinh tế và quan hệ thương mại. Hơn nữa, DOC là một tài liệu mang tính chính trị và không bị ràng buộc pháp lý, không ảnh hưởng chút nào đến các yêu sách của Trung Quốc và vì vậy sẽ không gây ra phản ứng tiêu cực trong nước. TS TRẦN TRƯỜNG THỦY, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề biển Đông (Học viện Ngoại giao Việt Nam)
Theo Pháp Luật TP
Manila hoan nghênh nghị quyết Biển Đông của Mỹ
Philippines ngày 17/7 đã hoan nghênh động thái mà nước này gọi là sự ủng hộ của Mỹ trong bối cảnh tranh cãi leo thang giữa Manila và Bắc Kinh liên quan tới vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Nhiều tháng gần đây, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc ngày càng có những hành động khiêu khích tại vùng biển tranh chấp, dẫn đến việc Quốc hội Mỹ hôm 15/7 thông qua một nghị quyết kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói: "Nghị quyết trên ủng hộ quan điểm của Philippines về một giải pháp hòa bình, đa phương và dựa trên luật pháp để giải quyết các tranh cãi phù hợp với luật quốc tế, đồng thời lên án việc sử dụng vũ lực và đe dọa công khai. Chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ của các nghị sĩ Mỹ đối với lập trường của Philippines."
Philippines, một trong những nước có lực lượng quân sự yếu nhất khu vực, đang tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ Mỹ, đối tác quân sự lớn nhất của nước này, để đối phó với Trung Quốc./.
Theo TTXVN
Mỹ đưa ra nghị quyết giúp Philippines nếu bị gây hấn Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã hoan nghênh một nghị quyết được đệ trình lên quốc hội Mỹ về việc cho phép Washington được giúp nước này trong thời điểm bị nước ngoài gây hấn. Nghị quyết số 352 kêu gọi "giải pháp hòa bình và hợp tác cho tranh chấp lãnh thổ hàng hải ở Biển Đông và vùng xung quanh...