Châu Á nguy cơ thua thiệt vì chậm tiêm vaccine Covid-19

Theo dõi VGT trên

Các nước châu Á từng dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19, nhưng thành công này khiến họ có ít động lực đẩy nhanh tiêm chủng.

Theo ước tính của tập đoàn Goldman Sachs, hầu hết quốc gia châu Á mới chỉ tiêm vaccine Covid-19 cho một phần nhỏ dân số và sẽ không thể đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng cho đến năm 2022. Trong khi đó, Mỹ và Anh được dự báo đến tháng 5 có khả năng đã tiêm chủng được cho một nửa dân số.

Bình luận viên Phred Dvorak của Wall Street Journal chỉ ra rằng điều này có thể khiến một số nước châu Á rơi vào thế “phòng thủ”, buộc phải kiểm soát chặt chẽ biên giới do dân số ít phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên với nCoV, ngay cả khi đông đảo quốc gia trên thế giới tái mở cửa doanh nghiệp và nối lại hoạt động vận tải quốc tế.

“Điều trớ trêu của việc châu Á kiểm soát thành công Covid-19 là họ sẽ đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng muộn hơn”, Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Goldman Sachs, cho biết.

Châu Á nguy cơ thua thiệt vì chậm tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Một điểm tiêm vaccine Covid-19 ở Bangkok, Thái Lan, hôm 1/3. Ảnh: Zuma Press.

Theo Tilton, châu Mỹ và châu Âu có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong vài quý tới, còn châu Á sẽ phục hồi chậm hơn, mặc dù có nền tảng mạnh mẽ hơn, hoặc thậm chí trong một số trường hợp, tình hình có nguy cơ xấu đi. Những tình huống có thể làm thay đổi viễn cảnh này bao gồm việc triển khai vaccine bị trì hoãn, hoặc các biến chủng nCoV làm giảm hiệu quả tiêm chủng.

Nhiều người châu Á vẫn vui vẻ chấp nhận việc bị hạn chế đi lại, cùng các biện pháp chống dịch khác, nhằm duy trì số ca tử vong vì Covid-19 ở mức thấp nhất có thể. Một số nước đã thích nghi tốt với trạng thái đóng biên, điển hình là Trung Quốc, nơi từng đưa khách du lịch ra nước ngoài nhiều hơn so với nội địa, nhưng giờ đây mức chi tiêu du lịch trong nước lại tăng vọt. Các nhà máy của họ cũng cung cấp hàng hóa cho phần còn lại của thế giới.

“Hầu hết quốc gia đã kiềm chế được Covid-19 kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn thay vì nới lỏng, bởi họ phát hiện ra nền kinh tế trong nước có thể hoạt động ở mức độ tương đối ổn mà không cần hoạt động di chuyển quốc tế”, Richard Yetsenga, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng ANZ ở Australia, cho biết.

Tuy nhiên, việc đóng cửa biên giới và các chính sách kiềm chế Covid-19 khác đi kèm với những cái giá phải trả. Các quốc gia này sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thu hút nhà đầu tư, nhân lực, du khách và sinh viên nước ngoài. Người dân trong nước có việc cần xuất cảnh cũng không thể trở về dễ dàng.

Tại Australia, lệnh đóng biên năm ngoái đã làm giảm 20% trong số 31 tỷ USD nước này thu được mỗi năm từ sinh viên quốc tế, theo Phil Honeywood, giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Australia. Tình hình năm nay được dự đoán còn tồi tệ hơn, bởi không có nhiều thông tin rõ ràng về thời điểm các du học sinh được phép trở lại.

Ravi Singh, giám đốc Global Reach, một cơ quan giúp đưa sinh viên khu vực Nam Á đến các trường đại học toàn cầu, cho biết số lượng sinh viên đăng ký dự những sự kiện tuyển sinh đại học của Australia đã giảm 50%, trong khi lượng câu hỏi về các trường đại học ở Anh và Canada tăng gấp đôi. “Sinh viên không thể chờ đợi mãi”, Singh nói.

Video đang HOT

New Zealand, quốc gia kiềm chế được số ca nhiễm nCoV ở mức dưới 2.500 nhờ một trong những lệnh phong tỏa và chương trình cách ly nghiêm ngặt nhất thế giới, đang phải lãnh hậu quả bởi nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động và khách du lịch nước ngoài.

Ngân hàng ANZ ước tính nền kinh tế New Zealand có khả năng bị thu hẹp 5% nếu không có ngành du lịch. Lỗ hổng này đến nay được lấp đầy nhờ sự bùng nổ nhà ở do kích cầu, nhưng sẽ không tồn tại lâu dài, Sharon Zollner, nhà kinh tế trưởng của ANZ tại New Zealand, cảnh báo.

Zollner dự đoán biên giới New Zealand sẽ không mở cửa trở lại, ít nhất là cho tới cuối năm nay, đồng nghĩa với việc đến giữa năm 2022 nền kinh tế mới được thúc đẩy phục hồi hoàn toàn. “Mọi người bắt đầu nghĩ Covid-19 đã kết thúc và họ đã né được một viên đạn. Nhưng trên thực tế dự báo của chúng tôi cho thấy nền kinh tế năm nay sẽ đi chệch hướng một chút”, bà nói.

Tăng trưởng GDP tại châu Á nhìn chung vẫn được dự báo sẽ mạnh mẽ, một phần bởi tình hình năm ngoái quá tồi tệ, khiến mức tăng so với cùng kỳ có vẻ khả quan. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế tin rằng các nước phương Tây sẽ dẫn đầu tăng trưởng năm nay, khi chiến dịch tiêm chủng tạo điều kiện cho họ bình thường hóa hoạt động của nhà hàng và doanh nghiệp dịch vụ khác.

Các gói kích cầu cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng. Theo báo cáo hồi tháng 1 của S&P Global Ratings, nhu cầu của người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu đang phục hồi nhanh hơn so với châu Á, một xu hướng có thể tiếp tục khi công tác tiêm chủng của châu Á tụt lại phía sau và người dân vẫn cảnh giác với đại dịch.

Áp lực phải ngăn chặn Covid-19 từ những cụm dịch nhỏ nhất có thể đã dẫn đến tâm lý dè dặt. Bất chấp tất cả thành tựu kinh tế gần đây, Trung Quốc vẫn phong tỏa các khu dân cư và xét nghiệm hàng triệu cư dân mỗi khi xuất hiện vài ca nhiễm nCoV. Đến giữa tháng 2, Trung Quốc mới phân phối khoảng 40% trong số 100 triệu liều vaccine Covid-19 đã chuẩn bị từ trước Tết Nguyên đán.

Goldman Sachs dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ tăng vọt trong quý đầu tiên, sau đó giữ ở mức đều đều trong phần còn lại của năm, còn Mỹ và Anh sẽ tăng rất mạnh trong quý hai và ba.

Thái Lan, nơi 20% nền kinh tế dựa vào ngành du lịch, có thể là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ lệnh đóng cửa biên giới. Cơ quan hoạch định kinh tế của nước này đã nhiều lần hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 và hiện dự đoán số du khách nước ngoài năm nay sẽ đạt 3,2 triệu, chưa bằng 1/10 tổng số năm 2019.

Tuy nhiên, con số này cũng là mức dự báo trong trường hợp Thái Lan đủ khả năng tiêm chủng cho khoảng 50% dân số tính đến cuối năm nay, viễn cảnh mà một số chuyên gia cho rằng quá lạc quan. Thái Lan vừa bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 trong tuần này, với số liều ban đầu khá ít.

Tại đảo du lịch nổi tiếng Phuket, các doanh nghiệp đang kêu gọi chính phủ cho phép họ tự đầu tư để tiêm phòng cho các nhân viên khách sạn, nhà hàng và cơ quan du lịch, để họ có thể tự tin đón du khách nước ngoài. Bhummikitti Ruktaengam, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phuket, cho biết nếu không có sự can thiệp tư nhân như vậy, hòn đảo có lẽ không thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong ít nhất 1,5 năm nữa, thời gian quá dài để họ có thể cầm cự.

Quần đảo Cook, quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé nằm giữa New Zealand và Hawaii, nơi du lịch chiếm khoảng 80% nền kinh tế, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. ANZ ước tính GDP quốc đảo này đã giảm hơn 5% năm ngoái và sẽ giảm tiếp 15% trong năm nay.

Paul Ash, chủ một khu nghỉ dưỡng trên đảo chính Rarotonga, cho biết doanh nghiệp của ông đã mất 90% thu nhập và các cổ đông đang rót gần 16.000 USD mỗi tháng để duy trì. Theo Ash, khu nghỉ dưỡng của ông và những người khác trên đảo chỉ có thể tồn tại vài tháng nữa.

“Sẽ đến lúc tình hình không thể khôi phục được nữa. Chúng tôi đang cách viễn cảnh đó không quá xa”, Ash nói.

Anh hái quả ngọt nhờ đặt cược vào vaccine Covid-19 53 ‘Quả ngọt’ từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Israel Mặt trái của ‘hộ chiếu vaccine’ 28

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 86.999.309 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.879.435 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 61.691.550 người.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Belem, bang Para, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 365.740 ca tử vong trong tổng số 21.588.382 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 150.179 ca tử vong trong số 10.377.329 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 197.777 ca tử vong trong số 7.812.007 bệnh nhân.

Tại châu Á, Indonesia ngày 6/1 đã ghi nhận tới 8.854 ca nhiễm mới, mức cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 788.402 ca. Số ca tử vong mới là 187 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 23.296. Indonesia hiện là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất Đông Nam Á. Nhằm kiềm chế dịch bệnh tiếp tục lây lan, Chính phủ Indonesia đã quyết định áp đặt lệnh hạn chế đi lại trong khoảng thời gian từ ngày 11 - 25/1, đặc biệt là tại hai đảo Java và Bali.

Trong khi đó, Malaysia ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày ở mức cao nhất từ trước tới nay sau 27 ngày liên tiếp có số ca mắc COVID-19 theo ngày ở mức 4 chữ số. Ngày 6/1, nước này có 2.593 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 125.438 ca. Trong vòng 24 giờ qua, Malaysia cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 513 người. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giới chức Malaysia đã cảnh báo về tình trạng quá tải của hệ thống y tế nước này.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN

Thái Lan ngày 6/1 thông báo phát hiện thêm 365 ca mắc mới và 1 ca tử vong vì COVID-19. Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng số ca mắc bệnh và ca tử vong lần lượt là 9.331 ca và 66 ca.

Trung Quốc cũng thông báo thêm 32 ca mắc mới, trong đó 23 ca lây nhiễm trong nước và 9 ca nhập khẩu. Không có ca tử vong vì dịch bệnh được ghi nhận trong 24 giờ qua. Hiện tổng số ca mắc bệnh tại Trung Quốc là 87.215 ca, trong đó có 443 bệnh nhân đang điều trị, 82.138 người đã bình phục và 4.634 người tử vong. Giới chức Trung Quốc đã thông báo biện pháp hạn chế mới tại thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, theo đó hoạt động đi lại bị siết chặt, trường học buộc phải đóng cửa, nhằm ngăn chặn sự bùng phát của ổ dịch COVID-19 mới sau khi hàng chục ca mắc mới được phát hiện tại đây.

Cũng trong ngày 6/1, Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày vượt 6.000 ca, trong đó thủ đô Tokyo và một số tỉnh đều ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất. Con số trên đã vượt qua mức cao nhất (4.916 ca) được ghi nhận trong một ngày trước đó. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ ra quyết định cuối cùng về việc ban bố tình trạng khẩn cấp tại cuộc họp của Ban chỉ đạo ứng phó dịch COVID-19 trong ngày 7/1.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu - Hình 3
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 dã chiến ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ 2 liên tiếp có số ca mắc mới COVID-19 ở mức dưới 1.000 ca/ngày, mang lại hy vọng dịch bệnh đang chững lại. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), sáng 6/1, nước này đã ghi nhận thêm 840 ca mắc mới, trong đó 809 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm lên 65.818 ca. Trong khi đó, số ca tử vong vì dịch bệnh cũng tăng thêm 20 người trong 24 giờ qua, nâng số người tử vong vì COVID-19 ở Hàn Quốc lên 1.027 người. Cùng ngày, Hàn Quốc đã quyết định kéo dài lệnh cấm các chuyến bay đi và đến từ Anh thêm 2 tuần nhằm ngăn chặn có thêm các ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2, được phát hiện tại quốc gia châu Âu này. Đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 11 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2.

Tại Ấn Độ, tổng số ca tử vong vì dịch bệnh đã vượt mức 150.000 ca trong ngày 6/1. Theo Bộ Y tế Liên bang Ấn Độ, tổng số ca tử vong tại quốc gia này đã tăng lên 150.114 ca, tăng 264 ca so với một ngày trước đó. Trong khi đó, tổng số ca bệnh tại quốc gia này cũng tăng lên 10.374.932 ca, thêm 18.088 ca so với ngày 5/1.

Tại châu Âu, Anh ghi nhận số ca mắc mới lần đầu tiên vượt quá 60.000 trường hợp kể từ khi đại dịch bùng phát tại quốc gia châu Âu này. Theo số liệu được công bố ngày 5/1, nước Anh đã ghi nhận thêm 60.916 ca mắc và 830 người tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, đây là ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc mới theo ngày ở Anh vượt qua 50.000 người. Thủ tướng Boris Johnson cho biết hiện hơn 1,3 triệu người ở Vương quốc Anh đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh nước này bắt đầu triển khai lệnh phong tỏa mới ở England nhằm chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu - Hình 4
Tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho người dân ở Germering, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến các bang đã nhất trí kéo dài các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang áp dụng hiện nay cho tới ngày 31/1, đồng thời siết chặt thêm các biện pháp phòng ngừa nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch. Hiện có tới 3/4 trong tổng số 410 huyện và thành phố ở Đức có chỉ số lây nhiễm vượt quá 100 ca/100.000 dân trong 7 ngày, trong đó có trên 70 huyện thị có chỉ số vượt quá 200 ca.

Theo thông báo ngày 5/1 của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), cho tới nay Đức đã tiến hành tiêm chủng được cho gần 317.000 người, trong đó có trên 131.000 trường hợp là những người ở các cơ sở dưỡng lão. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã tuyên bố nước này sẽ nhận được hơn 130 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, đủ để tiêm cho tất cả người dân nước này.

Lo ngại sự lây lan của biến thể của virus SARS-CoV-2, Đan Mạch cho biết sẽ cấm những người từ Nam Phi nhập cảnh trong thời gian từ ngày 6-17/1, ngoại trừ các trường hợp chăm sóc trẻ em, thăm thân hoặc những người đau ốm. Tuy nhiên, những trường hợp này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh.

Đan Mạch hiện chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi hồi giữa tháng 12 vừa qua và ở một số nước sau đó. Tuy nhiên, nước này đã phát hiện khoảng 90 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc ở Anh. Nhà chức trách đề nghị người dân ở trong nhà càng nhiều càng tốt, tránh tiếp xúc với những người không sống cùng một nhà hoặc người lạ. Tính đến nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Đan Mạch là 173.000 người, trong đó có 1.420 trường hợp tử vong.

Các nước châu Âu khác như Đức, Séc và Pháp cũng ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc mới.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu - Hình 5
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Mỹ, số ca tử vong tại Mỹ và Brazil tiếp tục tăng mạnh. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, ngày 5/1, Mỹ ghi nhận 3.939 ca tử vong vì COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch xuất hiện tại quốc gia này. Mỹ cũng phát hiện thêm 250.173 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này vượt quá 21 triệu ca. Trong khi đó, Covid Tracking Project cho biết số người nhập viện điều trị tại Mỹ cũng đang ở mức cao chưa từng thấy, với hơn 131.000 bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện. Mỹ đang kỳ vọng việc tiêm vaccine đại trà được triển khai từ giữa tháng 12/2020 sẽ giúp quốc gia này vượt qua dịch bệnh. Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có chưa đến 2% dân số quốc gia này được tiêm chủng, với khoảng 4,8 triệu người được tiêm mũi đầu tiên.

Brazil cũng thông báo có thêm 1.171 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua. Hiện Brazil đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ 2 sau khi số ca mắc mới tăng mạnh kể từ tháng 12, đẩy các cơ sở y tế cộng đồng tại một số khu vực vào nguy cơ quá tải.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu - Hình 6
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN

Về vấn đề vaccine, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 6/1 đã thông qua khuyến nghị về việc cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna Inc bào chế và phát triển. Như vậy, vaccine của Moderna đã trở thành loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 được EMA khuyến nghị cấp phép lưu hành, sau vaccine Pfizer/BioNTech nhận được sự ủng hộ của cơ quan này hôm 21/12/2020. Theo quy định, vaccine của Moderna còn cần được Ủy ban châu Âu (EC) cấp phép để chính thức được lưu hành.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
Đoàn người di cư đổ xô đến Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
18:56:20 21/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư
18:11:14 21/11/2024

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng
23:25:57 21/11/2024
NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show
23:01:01 21/11/2024
Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế
21:00:40 21/11/2024
Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?
22:53:33 21/11/2024

Tin mới nhất

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh

06:05:03 22/11/2024
Trước đó, đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thay đổi chính sách, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét sáng kiến hòa bình 'thực tế' về Ukraine

05:44:53 22/11/2024
Bà Zakharova cho hay: Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa: Từ khóa là phải tính đến lợi ích của đất nước chúng tôi, tình hình thực địa hiện nay và các đảm bảo về việc tuân thủ các thỏa thuận liên quan.

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

05:42:50 22/11/2024
Bên cạnh đó, người phát ngôn trên cho rằng, chính quyền Mỹ cần phải tiến hành đối thoại với các nước khác như Nga, Trung Quốc và Triều Tiên nhằm mục đích ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì không ai muốn xảy ra thảm họa này.

Việt Nam nói về kế hoạch của Anh hạn chế người di cư bất hợp pháp

05:36:30 22/11/2024
Chúng tôi luôn hợp tác chặt chẽ với các đối tác, trong đó có Vương quốc Anh, trong vấn đề di cư - Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết.

ICC kết án một cựu cảnh sát trưởng ở Mali có liên hệ với al-Qaeda

05:34:33 22/11/2024
Các công tố viên ICC cáo buộc Al-Hassan, 47 tuổi, đã dẫn dắt một triều đại khủng bố sau khi nhóm Ansar Dine có liên hệ với al-Qaeda chiếm giữ thành phố Timbuktu lịch sử vào năm 2012.

12 người thiệt mạng do bão Man-yi tại Philippines

05:32:28 22/11/2024
Philippines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm trong khi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất và núi lửa phun trào, khiến nơi này trở thành một trong những quốc gia dễ xảy ra thảm họa nhất trên thế giới.

COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung khi thời điểm bế mạc gần kề

19:39:47 21/11/2024
Tuy những cam kết quan trọng về việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch đã được đưa ra tại COP28, nhưng dự thảo tuyên bố chung của COP29 không đưa ra các bước đi cụ thể để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng này.

Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0

19:33:12 21/11/2024
Mặc dù không bị sốc trước các lựa chọn của Tổng thống Mỹ đắc cử, nhưng công chúng có thể thấy khó hiểu khi thấy số lượng nhân vật truyền hình và giải trí mà ông Trump đang khai thác cho nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Chính quyền Trump 2.0 bất đồng về việc cấm Tiktok tại Mỹ

19:23:28 21/11/2024
TikTok và công ty mẹ ByteDance đã kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm trên. Các công ty này cho rằng lệnh cấm là vi hiến và vi phạm Tu chính án thứ nhất, đồng thời bác bỏ các khiếu nại cho rằng ứng dụng này gây ra rủi ro về an ninh.

Lãnh đạo IAEA tiết lộ vị trí cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên

19:05:11 21/11/2024
Ngoài ra, ông Grossi nhận định không có dấu hiệu thay đổi đáng kể nào tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên và có vẻ như nơi này vẫn đang chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân.

Tổng thống Biden xóa một phần nợ cho Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức

19:03:39 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quyết định xóa nợ cho Ukraine được đưa ra nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh quan trọng, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), nhóm G7+ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Có thể bạn quan tâm

Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa: "Tôi không hù dọa khán giả để bán vé"

Hậu trường phim

06:04:59 22/11/2024
Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa chia sẻ quá trình thực hiện Linh miêu: Quỷ nhập tràng , những tham vọng về vũ trụ phim linh dị dân gian , quan điểm về dự thảo tăng thuế với sản phẩm phim ảnh.

Lại xôn xao chuyện tình giữa Ariana Grande và Ethan Slater

Sao âu mỹ

06:01:33 22/11/2024
Chuyện tình của Ariana Grande với bạn diễn Ethan Slater trong Wicked được công khai vào tháng 7 năm ngoái trong lúc cả hai vẫn đang trong cuộc hôn nhân với người khác gây xôn xao dư luận.

Cách làm đậu hũ nhồi thịt cực đơn giản

Ẩm thực

05:59:45 22/11/2024
Đậu hũ nhồi thịt là món ăn khá phổ biến của nhiều gia đình Việt, cách làm món này cũng rất đơn giản. Hãy cùng tham khảo cách làm dươi đây nhé!

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tin nổi bật

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt

Góc tâm tình

05:41:18 22/11/2024
Khi mẹ nói muốn bán đất, tôi không bất ngờ nhưng tôi cảm thấy buồn, buồn vô cùng. Tốt nghiệp cấp 3, tôi không tiếp tục học lên đại học mà đi làm.

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Rosé và Bruno Mars được xác nhận sẽ xuất hiện trên sân khấu MAMA 2024

Nhạc quốc tế

23:22:36 21/11/2024
Hôm nay (21/11), CJ ENM đã xác nhận Rosé (BLACKPINK) và Bruno Mars sẽ xuất hiện trên sân khấu lễ trao giải MAMA 2024.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.