Châu Á khó ‘giải cứu’ được Nga khi châu Âu áp trừng phạt dầu mỏ
Các nút thắt về hạ tầng, sức ép chính trị cùng với nhu cầu tiêu thụ thấp có thể cản trở châu Á hấp thụ nguồn năng lượng của Nga bị châu Âu “xa lánh”.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Astrakhan. Ảnh: TASS/TTXVN
Đầu tháng này, Tổng thống Vladimir Putin phát đi thông điệp tới lãnh đạo các công ty, tập đoàn trong ngành năng lượng Nga: Họ cần phải lập ra một kế hoạch về kịch bản sụt giảm nhập khẩu dầu khí từ phương Tây để từ đó tập trung dịch chuyển dòng chảy năng lượng của Nga từ châu Âu sang châu Á.
Theo quan điểm của Điện Kremlin, sắc lệnh này là hợp lý. Mỹ, Anh và Australia đã ban hành lệnh trừng phạt đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang chịu sức ép lớn từ Mỹ và nhiều nước thành viên như Ba Lan, Litva về áp cấm vận dầu mỏ, khí đốt nhằm trả đũa cho chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng một khi Brussels cấm vận nguồn nhiên liệu hydrocarbon từ Nga, châu Á sẽ khó có thể hấp thụ hết nguồn nhiên liệu mà trong điều kiện bình thường sẽ chảy sang châu Âu. Châu Âu vốn chiếm 66% xuất khẩu khí đốt và 50% xuất khẩu dầu thô của Nga. Những hạn chế về hạ tầng, sức ép chính trị cùng với nhu cầu tiêu thụ suy yếu là những rào cản ngăn dòng năng lượng Nga gia tăng thâm nhập ở châu Á.
Video đang HOT
Đa phần các tuyến đường ống của Nga hiện nay đều được xây dựng để vận chuyển dầu mỏ khí đốt sang châu Âu và vì thế không thể “bẻ dòng” sang châu Á. Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trong số những khách hàng nhập khẩu dầu thô của Nga lớn nhất ở châu Á. Nhưng đây cũng là hai đồng minh của phương Tây và vì thế chắc chắn sẽ chịu sức ép từ Mỹ không được phép tăng nhập khẩu dầu thô từ Nga. Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô số một của Nga, đang phải đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế do tác động của làn sóng lây nhiễm COVID-19 và vì thế “cơn khát” năng lượng của Bắc Kinh không còn mạnh mẽ như trước.
“Nếu EU quyết tâm áp lệnh trừng phạt dầu thô toàn diện nhằm và Nga, tôi không nghĩ rằng châu Á sẽ đủ sức hấp thụ nguồn dầu thô mà nhẽ ra sẽ đổ sang châu Âu. Nga trong trường hợp đó Nga cần phải giảm 30% sản lượng khai thác vào cuối năm 2022″, ông Hari Seshasayee, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Wilson (Mỹ), bình luận.
Hiện tại EU vẫn chưa đạt được thống nhất về bất kỳ hình thức trừng phạt nào nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt của Nga. Tờ Die Welt (Đức) ngày 25/4 dẫn lời Đại diện cấp cao phụ trách Đối ngoại và An ninh của EU, ông Josep Borrell, cho biết, liên minh vẫn chưa có đủ sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên đối với một lệnh cấm vận hoàn toàn hoặc thuế quan trừng phạt đối với nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Đức và Hungary thuộc nhóm nước lo ngại nhiều nhất về chi phí nhiên liệu tăng vọt nếu ngừng mua hai mặt hàng này từ Nga.
Tuy nhiên, trên thị trường dầu mỏ, giới chuyên gia nhận định cuối cùng châu Âu sẽ đi tới quyết định cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm xăng dầu của Nga. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian, thời điểm thi hành. Lệnh cấm này sẽ khiến khoảng 4 triệu thùng dầu/ngày bị ngắt khỏi thị trường toàn cầu.
Châu Âu vẫn tỏ ra dè dặt trong áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng của Nga. Ảnh: Bloomberg
Nhận thức được nguy cơ này, Moskva nhiều năm trở lại đây đã không ngừng gia tăng nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào khách hàng châu Âu. Năm 2012, ông Putin đã khai trương tuyến đường ống dẫn dầu Đông Siberia – Thái Bình Dương (ESPO), đưa dầu thô tới Trung Quốc, Nhật Bản. Đến năm 2019, Nga đưa vào vận hành tuyến đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia, có khả năng vận chuyển 38 tỉ m3 khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Đến tháng 2 vừa qua, Bắc Kinh và Moskva tuyên bố kế hoạch xây dựng một tuyến đường ống mới.
Nhưng chính những dự án này cũng làm phát lộ nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giao dịch dầu mỏ, khí đốt giữa các quốc gia – giới phân tích nhìn nhận. Theo Filip Medunic, chuyên gia nghiên cứu về trừng phạt tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại (ECFR), hạ tầng vận tải đóng vai trò quan trọng và mức độ đầu tư của Nga vào châu Á không thể sánh được so với châu Âu.
Ấn Độ gần đây đẩy mạnh nhập khẩu dâu thô từ Nga, chủ yếu là do Moskva mời chào mức giá hấp dẫn. Nhưng Nga chỉ cung ứng 1,4% dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ trong năm 2020, nên mức gia tăng này không mang nhiều ý nghĩa. Hơn thế, New Delhi đang đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và EU, nên cũng phải thận trọng hơn trong giao dịch dầu thô với Nga. Hàn Quốc, Nhật Bản – hai nước nằm trong số 10 nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga, thậm chí còn gặp phải sức ép lớn hơn từ Mỹ, nên cũng không thể mạnh tay hợp tác với Nga.
Kế đến là trường hợp của Trung Quốc. Là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và tiêu thụ 33% dầu thô xuất khẩu của Nga, nhưng Trung Quốc cũng gặp phải những rào cản mang tính đặc trưng của nước này – chuyên gia Wang Huiyao, Chủ tịch kiêm người sáng lập Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.
Theo ông Wang, do phụ thuộc vào nguồn dầu thô nhập khẩu, Bắc Kinh phải duy trì quan hệ hữu hảo với tất cả những nhà cung ứng lớn. Trung Quốc không muốn hy sinh thế cân bằng này bằng việc tăng mua dầu của Nga để rồi phải giảm nhập khẩu từ một đối tác nào đó. Hơn thế, lệnh phong tỏa tại Thượng Hải cùng với nguy cơ phong tỏa tại Bắc Kinh và nhiều tỉnh thành khác đang là nhân tố cản trở phục hồi kinh tế tại Trung Quốc. Nhu cầu tăng tiêu thụ dầu thô vì thế cũng không còn.
Nga sẽ hứng chịu tổn thất kinh tế lớn nếu mất châu Âu, thị trường nhập khẩu chủ chốt dầu mỏ, khí đốt của Nga – lĩnh vực tạo ra 45% nguồn thu ngân sách cho Điện Kremlin. Từ bỏ dầu thô Nga là quyết định mạnh tay đầy khó khăn với Brussels. Nhưng sớm hay muộn hợp tác Nga-EU trong trao đổi dầu thô sẽ bị dừng lại. Vấn đề chỉ còn là thời gian và xem ai sẽ là bên chủ động “ngắt cầu” trước. “Cả Nga lẫn châu Âu đều sẽ tìm cách để trở thành người độc lập trước bên còn lại”, ông Medunic nói.
Tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2022 sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
Ngày 20/4, Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2022 đã tổ chức họp báo công bố "Báo cáo thường niên năm 2022: Triển vọng kinh tế và tiến trình hội nhập của châu Á".
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Báo cáo cho rằng năm 2022 kinh tế châu Á vẫn nằm trong tiến trình phục hồi, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có thể thu hẹp, đồng thời cần phải quan tâm 6 yếu tố lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế châu Á: Một là, xu thế phát triển của tình hình dịch COVID-19; Hai là, cục diện địa chính trị sau xung đột Nga-Ukraine; Ba là, nhịp độ và cường độ điều chỉnh chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu; Bốn là vấn đề nợ của một số quốc gia; Năm là, nguồn cung hàng hóa cơ bản then chốt; Sáu là sự thay đổi chính phủ của một số quốc gia.
Báo cáo dự đoán kinh tế châu Á nhiều khả năng tiếp tục xu thế phục hồi trong năm nay, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn năm 2021, dự kiến tốc độ tăng trưởng sẽ đạt khoảng 4,8% do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine...
Tăng trưởng kinh tế châu Á phục hồi mạnh trong năm 2021. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng 1/2022, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của các nền kinh tế châu Á trong năm 2021 là 6,3%, tăng 7,6 điểm phần trăm so với năm 2020.
Trong số 47 nền kinh tế châu Á, ngoại trừ Myanmar, Afghanistan, Bhutan và Iran, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế khác đều cao hơn năm 2020. Tính theo tiêu chuẩn sức mua tương đương, năm 2021, quy mô kinh tế châu Á chiếm 47,4% tỷ trọng kinh tế thế giới, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2020.
Thách thức mới với EU do lệnh cấm than của Nga Lệnh cấm than đá của Nga khiến châu Âu càng dễ bị tổn thương hơn do giá năng lượng tăng. Liệu EU có vượt qua thách thức khi cấm nhập khẩu than từ Nga? Ảnh: TASS Theo trang tin Oilprice.com, EU mới đây đã quyết định cấm than của Nga, đưa ra thời hạn cuối cùng vào tháng 8 tới để cho phép...