Châu Á hối hả phòng chống dịch Ebola
Sau khi Tổ chức y tế thế giới WHO phát tín hiệu cảnh báo toàn cầu về nguy cơ bùng nổ bệnh dịch chết người Ebola, các Cơ quan Y tế tại châu Á hối hả triển khai các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus Ebola.
Tarik Jasarevic, một phát ngôn viên của WHO tại Geneva cho biết các nước châu Á đã bắt đầu các biện pháp hiệu quả trong việc sàng lọc khách nghi ngờ bị nhiễm virus Ebola.
Tại Thái Lan, nhân viên y tế tiến hành theo dõi sát sao 21 du khách đến từ các quốc gia Tây Phi bao gồm Sierra Leone, Liberia và Guinea, ba nước nằm trong ổ dịch.
Ở Trung Quốc, các cơ quan hữu quan nói chưa phát hiện ra trường hợp nào mắc Ebola, nhưng bệnh viện đã được chỉ thị phải báo cáo ngay nếu có bất kỳ trường hợp nào bị nghi ngờ.
Còn ở Ấn Độ, nơi có gần 45.000 người sống và làm việc trong 4 quốc gia bị ảnh hưởng (Siera Leone, Nigeria, Liberia và Guinea) đều sẽ được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu của virus Ebola.
Tại Nhật Bản, Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga cho biết Tokyo đang chuẩn bị đưa các trường hợp nghi ngờ Ebola đến bệnh viện cách ly đặc biệt.
Chính quyền Úc cho biết các sân bay đều được đặt trong tình trạng cảnh giác với du khách có dấu hiệu bị bệnh dù họ nói rằng các nguy cơ Ebola thâm nhập vào Úc “rất thấp”.
Video đang HOT
Vào ngày thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh Ebola đang trong tình trạng khẩn cấp. Số người tử vong do dịch bệnh đã lên đến gần 1.000 và khiến hầu hết các nước ở Tây Phi phải ban bố tình trạng khẩn cấp để chặn đứng sự lây lan của nó.
Theo thông báo của WHO, hiện nay chưa có phương thuốc đặc trị hay vắc xin phòng tránh với Ebola, một dạng của bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, chảy máu và sốt.
Virus này lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm, phân hoặc mồ hôi. Nó cũng có thể lây lan qua đường tình dục hoặc tiếp xúc với các xác chết nhiễm bệnh mà không áp dụng biện pháp bảo hộ.
Bộ Y tế: Virus Ebola hoàn toàn có thể lây lan vào Việt Nam
Trước nguy cơ virus Ebola hoàn toàn có thể lây lan vào Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành chủ động có các biện pháp cần thiện ngăn chặn dịch bệnh Ebola.
Trước diễn biến hết sức phức tạp từ dịch bệnh Ebola, sáng 9/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã triệu tập một cuộc họp khẩn với các Bộ, ngành để đưa ra các giải pháp kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm này không lây lan vào Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola đang diễn biến nghiêm trọng tại một số quốc gia Tây Phi. Theo nhận định của Bộ Y tế, mặc dù đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus Ebola tại Việt Nam, nhưng nguy cơ dịch bệnh lây lan vào Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh Ebola hoàn toàn có thể lây lan sang Việt Nam
Để chủ động phòng chống dịch, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đưa ra 8 nhóm giải pháp quan trọng, trong đó đã có các chỉ đạo cần thiết về cơ chế điều hành, chuyên môn, kỹ thuật, truyền thông, hậu cần triển khai trên toàn quốc.
Hiện việc kiểm soát y tế đã được triển khai ở tất cả 5 cửa khẩu hàng không quốc tế và sẽ tiếp tục triển khai tại các cửa khẩu đường bộ và đường biển. Thứ 2 tuần tới (11/8), Bộ Y tế cũng chính thức đưa vào vận hành Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp làm đầu mối phối hợp quốc tế, trong đó có phối hợp với WHO và Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và kết nối, hỗ trợ các địa phương trong trường hợp khẩn cấp.
Với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn, sức khỏe của nhân dân, chủ động phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương, bằng mọi biện pháp cần thiết nhằm đạt yêu cầu cao nhất là ngăn chặn bệnh dịch lây lan vào Việt Nam; đồng thời chủ động các phương án, kế hoạch phòng chống, dập dịch trong trường hợp dịch bệnh được phát hiện và có nguy cơ lây lan trong nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với WHO để nắm chắc diễn biến dịch bệnh; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các kế hoạch, biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam. Các Bộ Y tế, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công an phối hợp thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ và đường biển quốc tế.
Bộ Ngoại giao có khuyến cáo phù hợp về hạn chế công dân Việt Nam đi làm việc, du lịch tại các nước có dịch hoặc nguy cơ cao về dịch bệnh. Bộ Y tế chịu trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch, hướng dẫn về mặt chuyên môn, hậu cầu nhằm chủ động dập dịch trong trường hợp bệnh dịch được phát hiện và lây lan trong nội địa.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhân dân về tình hình, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp ứng phó, cách thức phòng tránh để người dân nắm bắt, chủ động tự phòng tránh, tự bảo vệ.
Theo Một thế giới/Infonet
Dịch Ebola đã đến Thái Lan?
Dịch bệnh Ebola đang có nguy cơ lan rộng trong khu vực Đông Nam Á khi mới đây, Thái Lan phát hiện 21 du khách nghi bị nhiễm virus Ebola.
Bangkok Post đưa tin, các nhân viên y tế ở Thái Lan đang theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của 21 du khách nước này để xác định họ có bị nhiễm virus Ebola hay không.
Sophon Mekthon, Tổng giám đốc Cục Kiểm soát bệnh, cho biết các quan chức y tế đã kiểm tra sức khỏe hơn 300 du khách đến Thái Lan từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch sốt xuất huyết Ebola từ 8/6.
Người bị mắc dịch bệnh Ebola.
Mặc dù nguy cơ bùng phát dịch bệnh Ebola ở Thái Lan không cao nhưng các nhà chức trách luôn cẩn trọng kiểm tra sức khỏe tất cả các du khách, tiến sĩ Sophon cho hay. Các nhân viên y tế vẫn đang kiểm tra hành khách xem có những dấu hiệu nhiễm bệnh hay không tại các sân bay Suvarnabhumi, Don Mueang, Chiang Mai, Phuket và Hat Yai.
Trước đó, Philippines đã phát hiện 7 người nước này nhiễm virus Ebola sau khi trở về từ châu Phi. Hiện những bệnh nhân đang được điều trị tại Philippines.
Hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng ngừa hay thuốc đặc trị căn bệnh có thể gây tử vong cao tới 90% này. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 21 ngày. Các triệu chứng nhiễm bệnh Ebola bao gồm sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.
Thiên Bình
Theo_Người Đưa Tin
Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử: Lây qua đường hô hấp Hơn 1.700 người mắc virus Ebola trong đó gần 1000 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi. Theo Bộ Y tế, virus Ebola lây lan rất nhanh, 90% số người mắc virus này sẽ tử vong. Trước tính chất nguy hiểm của dịch Ebola, phóng viên có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế...