Châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do thảm họa thiên tai
Một báo cáo được Tổ chức Khí tượng thế giới ( WMO) công bố ngày 23/4 cho thấy châu Á là “khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới” trong năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong về người và thiệt hại cho nền kinh tế.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 8/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thư ký WMO Celeste Saulo đánh giá: “Năm 2023 là năm nóng nhất trong lịch sử đối với nhiều quốc gia trong khu vực. Song song với đó là hàng loạt điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như hạn hán, nắng nóng hay lũ lụt và bão. Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những đợt thiên tai, tác động sâu sắc đến xã hội, nền kinh tế và quan trọng nhất là cuộc sống con người và môi trường chúng ta đang sống”.
Theo báo cáo của WMO, châu Á ghi nhận 79 thảm họa liên quan các sự kiện khí tượng thủy văn trong năm 2023. Hơn 80% trong số các thảm họa này là lũ lụt và bão, cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người. Báo cáo của tổ chức này cũng xác nhận rằng châu Á đang nóng lên nhanh hơn mức trung bình toàn cầu. Trong năm 2023, nhiệt độ trung bình ở mức cao đã được ghi nhận trên một khu vực rộng lớn: từ Tây Siberia đến Trung Á, từ miền Đông Trung Quốc đến Nhật Bản…
Báo cáo cũng nhấn mạnh hầu hết các sông băng tại vùng núi cao ở châu Á đã bị hao hụt khối lượng đáng kể do trải qua nhiệt độ cao kỷ lục và điều kiện khô hạn.
ADB cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, Việt Nam đạt 6%
Hôm 11.4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nhóm nước đang phát triển châu Á năm 2024 đạt 4,9%, tức nhỉnh hơn số liệu trước đó, nhưng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó.
Khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc khiến kinh tế trì trệ. Ảnh REUTERS
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển từ 4,8% hồi tháng 12.2023 lên 4,9% trong báo cáo mới nhất.
Sự cải thiện này diễn ra nhờ vào xu hướng tăng cầu nội địa tích cực ở nhiều nền kinh tế khu vực bù đắp được tình trạng trì trệ ở Trung Quốc đến từ khủng hoảng bất động sản.
Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng số 1 thế giới
"Tăng trưởng và khu vực đang phát triển của châu Á vẫn duy trì được sự mạnh mẽ trong năm nay, bất chấp những bất ổn đến từ môi trường bên ngoài", Reuters hôm 11.4 dẫn lời nhà kinh tế trưởng ADB Albert Park.
Tuy nhiên, ngân hàng trụ sở Manila (Philippines) cũng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó, chẳng hạn căng thẳng địa chính trị đang gia tăng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và kích thích lạm phát tăng cao.
ADB cho hay dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực trong năm 2024 cũng yếu hơn mức 5% của năm 2023. Dự báo cho năm 2025 là 4,9%.
Ngân hàng cũng dự báo tăng trưởng ở Trung Quốc đạt 4,8% năm 2024, cao hơn ước tính 4,5% trong báo cáo tháng 12.2023 nhưng chậm hơn 5,2% trong năm 2023.
Theo ADB, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướng trì trệ trong năm sau, với tỷ lệ tăng trưởng dự báo là 4,5%, do thị trường bất động sản tiếp tục khủng hoảng và nhu cầu tiêu dùng yếu đi.
Về phần Việt Nam, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 là 6%, trong khi năm 2025 sẽ khởi sắc hơn với 6,2%.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn nóng lên vì tuyên bố của Mỹ Bắc Kinh đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một lãnh thổ ở đông bắc Ấn Độ, đồng thời chỉ trích Mỹ 'kích động tranh chấp' bằng cách ủng hộ New Delhi. Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã tranh chấp chủ quyền tại khu vực mà New Delhi gọi là bang " Arunachal Pradesh", trong...