Chất vấn tại Quốc hội: Nếu Bộ trưởng không “thuộc bài”
Rất may. Theo nhận xét của đa số đại biểu và cử tri thì phần lớn các vị Bộ trưởng, trưởng ngành kỳ này đều “thuộc bài”, nghĩa là nắm khá chắc vấn đề.
Tiếp sau kỳ “sát hạch” lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, các thành viên Chính phủ trong 2 ngày qua lại “đương đầu” với hàng loạt vấn đề mà đại biểu Quốc hội, thay mặt cử tri nêu ra. Từ những vấn đề vĩ mô mang tính chiến lược của ngành cho đến những sự vụ cụ thể, những vấn đề nóng, gây bức xúc trong xã hội. Nếu không nắm chắc vấn đề, không “thuộc bài” như Chủ tịch Quốc hội nêu, thì e rằng, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành khó mà “chống đỡ” nổi.
Đại biểu Quốc hội đặt hàng loạt câu hỏi với bất kỳ thành viên nào của Chính phủ.
Thay vì những câu hỏi được gửi trước, thay vì những tài liệu được chuẩn bị sẵn, thay vì những Bộ trưởng được chỉ định sẵn, giữa nghị trường Quốc hội, được phát thanh và truyền hình trực tiếp, người hỏi và trả lời giống như một cuộc đối thoại. Hỏi 1 phút, trả lời 3 phút. Lĩnh vực nào chưa rõ, chưa thấu đáo thì đại biểu có thể tranh luận lại. Đại biểu tranh luận với thành viên Chính phủ và tranh luận lẫn nhau đến nỗi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải nhắc 2 đại biểu nên “tranh luận lúc nghỉ giải lao để khỏi mất thời gian của Quốc hội”… Dân chủ ở nghị trường không còn là hình thức.
Nghị trường sôi động, giống như cuộc sống biến động muôn màu. Không chỉ lĩnh vực kinh tế- xã hội- văn hóa liên quan đến số đông mà ngay cả lĩnh vực tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát cũng nhận được rất nhiều câu hỏi bởi có đại biểu nói rằng “phía sau mỗi lá đơn là số phận một con người” khi đề cập đến công tác xét xử của tòa án các cấp…
Rất may. Theo nhận xét của đa số đại biểu và cử tri thì phần lớn các vị Bộ trưởng, trưởng ngành kỳ này đều “thuộc bài”, nghĩa là nắm khá chắc vấn đề. Đã bớt đi những câu trả lời chung chung, khất lần, không rõ trách nhiệm hay xin “nhường” câu trả lời cho người kế nhiệm… Có vị Bộ trưởng trả lời “tay bo”, không có bất kỳ văn bản nào, trơn tru, rành mạch.
Video đang HOT
Nhưng, không phải không có Bộ trưởng “vã mồ hôi” khi các đại biểu hỏi dồn dập, nhất là những vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Người đứng đầu phải trả lời cho những sai sót của cấp dưới, phải chịu trách nhiệm cho sự quan liêu của những người thực thi công vụ. Anh không sâu sát, không thực hiện nghiêm túc kỷ luật công vụ thì sẽ có ngày “con dại cái mang” là tất yếu.
“Thần thiêng nhờ bộ hạ” nhưng nếu bộ hạ mà sai phạm, bị kỷ luật mà vẫn cất nhắc, vẫn xuê xoa, vẫn dĩ hòa vi quý như một đại biểu của tỉnh Bến Tre nói, sẽ có ngày, anh phải trả giá cho sự xuê xoa đó.
Giờ đây, hình ảnh của bộ đó, ngành đó hiển hiện trong từng con người cụ thể, trong câu trả lời và thái độ của người đứng đầu. Nó là bộ mặt, là danh dự, là những nỗ lực, cố gắng của hàng trăm, hàng ngàn con người. Bởi vậy, mỗi vị Bộ trưởng, trưởng ngành không chỉ đối mặt với cử tri mà phải có trách nhiệm với cả ngành mình, thông qua các câu trả lời.
Bên hành lang Quốc hội, có đại biểu nói rằng “Tôi rất thấu hiểu và chia sẻ với các Bộ trưởng bởi vì làm Bộ trưởng có rất nhiều vấn đề nóng cần giải quyết. Tôi đặt mình vào họ để thông cảm với họ. Do vậy, khi đặt câu hỏi, chúng tôi cũng lựa chọn, cân nhắc rất kỹ”.
Không làm “khó” Bộ trưởng, không hỏi những câu “giật gân” để gây chú ý, không làm cho xã hội thêm bi quan, thiếu cái nhìn tích cực về một ngành nào đó, không nên lấy một vụ việc cụ thể để phủ nhận tất cả sự nỗ lực và thành tích của một ngành… Đó cũng là trách nhiệm của mỗi vị đại biểu trước Quốc hội và trước cử tri cả nước./.
Hương Giang/VOV.VN
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân được Quốc hội tín nhiệm thế nào?
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn đã công bố cho thấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhận được 157 phiếu tín nhiệm cao, xếp thứ 45/48 chức danh.
Chiều nay (25.10), Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh theo thứ tự các khối: Chủ tịch nước; Quốc hội; Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm trên, tốp 5 Bộ trưởng có số phiếu "tín nhiệm cao" thấp nhất theo thứ tự là: Bộ Giáo dục - Đào tạo (140 phiếu) ; Bộ Giao thông và Vận tải (142 phiếu); Bộ Văn hoá - thể thao và Du lịch (148 phiếu); Bộ Nội vụ (157 phiếu); Bộ Xây dựng (159 phiếu).
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Quochoi
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân xếp thứ 45/48 chức danh có phiếu tín nhiệm cao. Cụ thể, ông Lê Vĩnh Tân nhận được 157 phiếu tín nhiệm cao; 250 phiếu tín nhiệm và 94 phiếu tín nhiệm thấp.
Ông Lê Vĩnh Tân, sinh năm 1958, quê Đồng Tháp. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội Khóa XIV.
Từ năm 1986-2006, ông Lê Vĩnh Tân kinh qua các chức vụ Phó phòng, Trưởng phòng Tổng hợp - Tổ chức - Hành chính, Phó Giám đốc, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lấp Vò.
Từ năm 2006-2010, ông giữ chức Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Năm 2013, ông Lê Vĩnh Tân được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Năm 2014, ông Lê Vĩnh Tân giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ; Tháng 9.2015, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Ngày 9.4.2016: tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong thời kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Vĩnh Tân từng phát biểu: "Cán bộ không đủ chuẩn và không biết cười, không đồng cảm với nhân dân thì dứt khoát phải cho nghỉ".
Theo Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trước vào năm 2013, 2014, chưa có trường hợp nào có kết quả lấy phiếu tín nhiệm với quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá "tín nhiệm thấp" để có thể xin từ chức theo quy định. Đồng thời, cũng chưa có trường hợp nào có kết quả từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp", Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.
Theo Danviet
5 chức danh đạt phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đạt 437 phiếu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt 393 phiếu "tín nhiệm cao". Chiều nay, Quốc hội chính thức công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 475. Không chức danh nào có quá...