Chất vấn Giám đốc Công an TPHCM: Kẻ cướp đi xe “xịn” giật điện thoại trắng trợn!
Nói về những vụ lừa đảo mua đất nền, Trung tướng Lê Đông Phong – Giám đốc Công an TPHCM cho rằng, có những trường hợp kẻ xấu lừa đảo thành công do người dân bị hấp dẫn bởi lãi suất mà không có căn cứ gì cả.
Tướng Phong khuyến cáo, phải tìm hiểu tính xác thực của dự án trước khi giao dịch.
Bến xe, nhà chờ xe buýt khiến người dân bất an
Ngày 9/12, trong khuôn khổ phiên chất vấn tại kỳ họp lần thứ 17 của HĐND TPHCM khóa IX, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi chất vấn đến Giám đốc Công an TPHCM.
Đại biểu Đinh Thị Việt Tú cho rằng một số nhà chờ xe buýt mất an ninh trật tự khiến người dân lo lắng
Đại biểu Đinh Thị Việt Tú nêu thực tế, hiện nay, một số nhà chờ xe buýt, bến xe mất an ninh trật tự khiến người dân lo lắng. Bà đặt câu hỏi: “Công an thành phố có giải pháp gì để đảm bảo an ninh trật tự, giúp người dân an tâm khi chọn phương tiện công cộng?”.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Thảo đề nghị Công an thành phố đánh giá hiệu quả lập lại an ninh trật tự khi thành lập lực lượng tuần tra 363. Bà đặt đặt câu hỏi, thành phố có tiếp tục duy trì lực lượng này không?
Đại biểu Thảo còn cho rằng, nay vẫn còn tình trạng đối tượng ăn mặc sang trọng, đi xe xịn nhưng cướp giật điện thoại khách nước ngoài trắng trợn. Vậy lực lượng chức năng đấu tranh, xử lý như thế nào?
Ngoài ra, hiện nay người dân bức xúc vì Công ty Đông Hưng TTT (đóng tại quận Bình Thạnh) không có dự án ở quận Thủ Đức lừa bán đất nền.
Người dân đã có đơn khiếu nại là đã thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng nhưng công ty không ký hợp đồng, công chứng để sang tên cho khách hàng. Nhiều lần đại diện công ty hẹn người dân ra công chứng nhưng thất hứa.
Sau đó, UBND quận Thủ Đức có công văn trả lời người dân là công ty này không có dự án nào trên địa bàn quận Thủ Đức.
Tháng 9/2018, người dân làm đơn tố cáo nhưng đến nay Công an thành phố vẫn không ra quyết định là có khởi tố vụ án. Bà Thảo muốn biết lý do.
Đại biểu HĐND TPHCM quan tâm đến việc đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Video đang HOT
Trong khi đó, đại biểu Diệp Hồng Di phản ánh tình hình thiếu cảnh sát khu vực ở địa bàn dân cư. Theo bà, tội phạm trộm cắp chiếm đa số cơ cấu tội phạm. Nguyên nhân có một phần do việc tuyên truyền nâng cao ý thức người dân chưa hiệu quả, công tác tuần tra khép kín địa bàn chưa đạt yêu cầu.
Do đó, đại biểu Di đề cập vấn đề trách nhiệm, công an có giải pháp gì trước tình trạng thiếu cảnh sát khu vực để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương?
Công an truy đuổi từ Quận 1 qua Quận 4 rồi quay về?
Trả lời đại biểu, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TPHCM cho biết, lực lượng 363 đã phát huy hiệu quả khá, góp phần kéo giảm tội phạm. Lực lượng 363 là giải pháp hỗ trợ tăng thêm cho biện pháp tuần tra công khai, trong đó có trinh sát hình sự phối hợp nhưng không đi cùng xe mà phát hiện mục tiêu và báo lực lượng công khai chặn để kiểm tra.
Giám đốc Công an TPHCM thành phố sẽ điều tiết, phân bổ để không thiếu cảnh sát khu vực
“Dù chỉ xảy ra một vụ cũng gây chấn động và bất an nên chúng tôi không tự mãn trước kết quả thống kê. Chúng tôi cố gắng kéo giảm tội phạm càng nhiều càng tốt, đảm bảo an toàn người dân và du khách”, ông Phong nói.
Về tình hình an ninh trật tự ở nhà chờ xe buýt, Giám đốc Công an TPHCM cho biết, lực lượng công an tăng cường tuần tra kiểm soát để ngăn ngừa. Bên cạnh đó, lực lượng nghiệp vụ cũng thường kiểm tra, nắm các đối tượng nguy cơ để ngăn chặn kịp thời. Thực tế, lực lượng công an đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Về việc thiếu lực lượng cảnh sát khu vực, ông Lê Đông Phong cho biết, những địa bàn có tình hình phức tạp đảm bảo không thiếu công an. Ngoài ra, công an thành phố còn điều tiết lực lượng để vừa phụ trách chính vừa kiêm nhiệm địa bàn để không thiếu cảnh sát khu vực. Hiện nay, 58 xã có cả công an chính quy.
Giám đốc Công an TPHCM cho rằng có người bị lừa mua đất là do bị hấp dẫn bởi mức lãi
Theo ông Phong, do lực lượng công an thiếu nên phải điều tiết phân bổ để giải quyết các địa bàn, vấn đề trọng tâm sau đó dàn trải để ổn định chung tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Theo ông Phong, trong 76 vụ giết người trong năm 2019 thì có 39 vụ do mâu thuẫn kéo dài ở gia đình, nợ nần, mâu thuẫn vợ chồng, chuyện tình cảm nam nữ…
“Điều này cho thấy, để phòng ngừa tội phạm thì lực lượng cơ sở rất quan trọng. Công an quan trọng nhưng tổ chức chính trị cơ sở cũng quan trọng, nâng cao năng lực phòng ngừa, kéo giảm nguyên nhân phát sinh… Giết người bộc phát liên quan đến đạo đức, văn hóa…”, ông Phong nói.
Nói về hoạt động lừa đảo bán đất nền, theo Giám đốc Công an thành phố, giải pháp quan trọng là thông tin đầy đủ đến nhân dân để hiểu thông tin thật dự án.
“Như vụ ALIBABA, đất đâu không biết mà quảng cáo rầm rộ, bao nhiêu người bị lừa, khó khăn lắm mới khởi tố được vụ án. Ban đầu chí có 2 đơn tố cáo mà giờ số bị hại tăng lên rất nhiều”, ông Phong nói.
Theo Giám đốc Công an thành phố, người dân tham gia giao dịch phải tìm hiểu về tính xác thực của giao dịch đó. “Có những trường hợp lừa đảo, như trong vụ ALIBABA có người bị lừa bởi hấp dẫn lãi suất được hứa hẹn mà không có căn cứ gì cả”, ông Phong nhận định.
Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý phản ánh việc công an từ chối xử lý vụ việc do không phải địa bàn phụ trách
Tết Nguyên đán đang tới gần nên đại biểu Nguyễn Thị Như Ý quan tâm đến giải pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố. Theo bà, người dân phản ánh những vụ việc xảy ra gần trụ sở công an của nhưng công an từ chối xử lý do không phải địa bàn phụ trách. Bà đề nghị Giám đốc Công an thành phố thông tin cụ thể việc này và nêu giải pháp khắc phục.
Giám đốc Công an thành phố cho biết, khi tiếp nhận tin báo của người dân, lực lượng công an ghi nhận để phối hợp xử lý theo trách nhiệm chứ không đùn đẩy, chỉ người dân đi đầu này, đầu nọ báo tin. Công an thành phố sẽ kiểm tra, chấn chỉnh để việc thực hiện trách nhiệm của công an cơ sở tốt hơn.
“Quản lý phân công địa bàn không có nghĩa là chia cắt, trong quận, huyện đều có quy chế phối hợp giữa các địa bàn giáp ranh. Trong quy định cụ thể, ai phát hiện tội phạm thì phải theo tới cùng, không phải phát hiện vụ phạm pháp ở Quận 1 rồi chạy tới ranh Quận 4 rồi buông, quay trở về. Nếu cử tri, đại biểu nào phát hiện trường hợp nào như vậy thì báo để chúng tôi xử lý thật nghiêm”, ông Phong nói.
Quốc Anh – Phạm Nguyễn
Theo Dân trí
Giám đốc Công an TP.HCM: Chỉ thiếu cảnh xe máy leo nóc ôtô khi ùn tắc
"Người dân khi ra đường thì cố gắng chiếm lấy chỗ trống ở trước mắt mình để làm lợi thế dù bất kể nó ở hướng nào", Giám đốc Công an TP.HCM nói về xe máy khi ra đường.
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chiều 20/7, trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP.HCM, cho biết nguyên nhân các vụ tai nạn và ùn tắc đều do ý thức người dân.
Xe máy lấn làn ôtô
Phân tích các vụ tai nạn, ông Phong chỉ ra hơn 94% số vụ xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân. Trong đó, 15% đi không đúng phần đường, 13% không chú ý quan sát, 10% tự gây tai nạn, 7% vi phạm tốc độ. Liên quan đến phương tiện gây tai nạn, xe máy chiếm số lượng nhiều nhất với 69%, sau đó đến xe du lịch (10,6%), xe tải 8%.
"Người dân khi ra đường thì cố gắng chiếm lấy chỗ trống trước mắt mình để làm lợi thế dù bất kể nó ở hướng nào. Người đi xe máy lấn vào làn ôtô, chen vào khoảng cách giữa 2 ôtô nhưng nếu có chuyện thì họ gây sự lại dù cho tài xế xe hơi chạy đúng phần đường", ông Phong nói.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Đông Phong cho biết xe gắn máy liên quan đến phần lớn các vụ tai nạn giao thông ở thành phố. Ảnh: Nguyên An.
Theo Giám đốc Công an TP, hạ tầng giao thông không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết ùn tắc vì nhiều thành phố khác trên thế giới có hạ tầng đầu tư bài bản nhưng vẫn ùn tắc. Tuy nhiên, người dân ở những thành phố này chấp nhận đi chậm để giữ trật tự chung chứ không chen lấn như ở TP.HCM.
Để ngăn chặn các vụ kẹt xe, thành phố duy trì 5 nhóm phản ứng nhanh, chuyên giải quyết các sự cố giao thông ở một số khu vực trọng điểm. Trong đó, Công an TP.HCM chủ trì 2 tổ gồm một tổ ở vòng xoay Lăng Cha Cả (lối ra vào sân bay Tân Sơn Nhất) và một tổ ở khu vực cảng Cát Lái. Đây là hai điểm nóng về tình trạng ùn tắc giao thông do có lượng phương tiện đi lại đông đúc vào giờ cao điểm.
Khi xuất hiện các dấu hiệu ùn tắc, các lực lượng sẽ trao đổi thông tin với nhau và sử dụng nguồn lực tại chỗ xử lý ngay, không để xảy ra tình trạng hỗn loạn.
"Bản chất ùn tắc giao thông ở thành phố xuất phát từ sự lưu thông hỗn loạn của các phương tiện mà chủ yếu là xe gắn máy. Ôtô không thể đánh vòng chữ U được chứ xe máy thì tìm mọi cách. Chỉ thiếu cảnh xe máy leo lên nóc ôtô khi ùn tắc mà thôi", ông Phong nhấn mạnh.
Xóa điểm đen khu vực sân bay, bến cảng
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban ATGT TP, cho biết thống kê 6 tháng đầu năm có 16/24 quận, huyện giảm số người chết vì tai nạn giao thông. Tuy nhiên, tai nạn giao thông ở nông thôn có xu hướng tăng; trong đó, huyện Cần Giờ tăng cả số vụ và số người chết, chủ yếu là liên quan đến rượu bia.
Cuối năm 2018, toàn thành phố có 16 điểm đen về tai nạn giao thông. Trong 6 tháng đầu năm, thành phố phát sinh thêm 5 điểm đen nữa là 21 điểm. Qua theo dõi, có 10 điểm giảm tai nạn nên các quận, huyện đang đề xuất xóa những điểm này khỏi danh sách.
Liên quan đến 28 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông, ông Tường cho biết vẫn còn 7 điểm chưa có chuyển biến dù địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp.
Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên bị kẹt xe. Ảnh: An Huy.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhận định giao thông thành phố vẫn còn nhiều hạn chế phải khắc phục. Trong đó, hạ tầng giao thông tiếp tục chịu tác động lớn của lượng xe cá nhân tăng nhanh, trong khi các dự án trọng điểm về giao thông lại chậm triển khai.
Để giải quyết 19 điểm đen tai nạn giao thông, ông Phong yêu cầu mở các đợt cao điểm, phối hợp liên ngành tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về nồng độ cồn, sử dụng chất kích thích, vi phạm tốc độ.
Đối với các vị trí có nguy cơ ùn tắc, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ và chất lượng xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, cấp bách tại các khu vực như bến cảng, trung tâm thành phố và các cửa ngõ Sài Gòn.
"Đến cuối năm 2019 phải xóa từ 2 đến 3 điểm ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái", ông Phong chỉ đạo.
Theo Danviet
Vì sao phải đặt chỉ tiêu lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ? Đại biểu HĐND TP.HCM thắc mắc về quy định tỷ lệ mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không quá 50% số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị. Tại kỳ họp thứ 17 HĐND TP.HCM khóa IX sáng 8/12, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ trước đó cho thấy nhiều đại biểu trăn trở...