Chất thải y tế và sức khỏe cộng đồng

Theo dõi VGT trên

Rác thải y tế đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành y tế, môi trường nói riêng.

Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế, công nhân vệ sinh môi trường thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, cộng đồng và môi trường nếu không được quản lý theo đúng cách.

Nhiều nguy cơ từ chất thải y tế

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), năm 2015, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng từ tuyến T.Ư đến địa phương, trong đó có hơn 1.500 bệnh viện. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh năm 2015 vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó 47 tấn là chất thải y tế nguy hại và đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Trong đại dịch Covid-19, lượng rác thải phát sinh càng tăng mạnh, không chỉ từ bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 mà còn từ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến. Tại TP Hồ Chí Minh vừa qua, khi dịch Covid-19 lan rộng, lượng rác thải y tế hàng ngày lên tới trên 80 tấn.

Chất thải y tế và sức khỏe cộng đồng - Hình 1
Thu gom rác thải y tế trong khu cách ly tại huyện Mê Linh.

Chất thải rắn y tế, theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của liên Bộ Y tế và Bộ TN&MT, được phân loại thành chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại. Trong loại chất thải y tế nguy hại có chất thải lây nhiễm và không lây nhiễm. Chất thải lây nhiễm là loại chất thải chứa các mầm bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm) có khả năng gây bệnh cho con người. Chất thải lây nhiễm bao gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên. Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.

Theo một nghiên cứu gần đây, tổng lượng chất thải y tế phát sinh tại mỗi bệnh viện trung bình là 1,77 0,90kg/giường bệnh/ngày, trong đó lượng chất thải y tế thông thường chiếm tỷ trọng cao nhất (1,53 0,83kg/giường bệnh/ngày), tiếp đến là chất thải y tế lây nhiễm (0,22 0,15kg/giường bệnh/ngày), thấp nhất là chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm (0,02 0,04kg/giường/ngày).

Trong thành phần của chất thải lây nhiễm có thể chứa đựng một lượng lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B, virus SARS-CoV-2. Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).

Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp, mãn tính, chấn thương và bỏng. Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi, có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp, tiêu hóa gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như gan, thận.

Các chất khử trùng, thuốc tẩy như clo, các hợp chất natri hypoclorua có tính ăn mòn cao. Thủy ngân khi xâm nhập vào cơ thể có thể liên kết với những phân tử như axit nucleic, protein… làm biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế bào. Nhiễm độc thủy ngân có thể gây thương tổn thần kinh với triệu chứng run rẩy, khó diễn đạt, giảm sút trí nhớ và nặng hơn nữa có thể gây liệt, nghễnh ngãng, với liều lượng cao có thể gây tử vong.

Chất gây độc tế bào có trong chất thải y tế các cơ sở điều trị ung thư có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường như tiếp xúc trực tiếp, hít phải bụi và các sol khí, qua da, đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với chất thải dính thuốc gây độc tế bào, tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu.

Giải pháp hạn chế rủi ro

Video đang HOT

Để triệt tiêu ảnh hưởng lên sức khỏe của chất thải y tế, tiêu diệt các mầm bệnh nguy hại hiện nay, các cơ sở y tế đang áp dụng nhiều biện pháp xử lý. Thông dụng nhất là dùng nồi hấp, lò vi sóng, thiêu đốt và chôn lấp.

Nồi hấp tại các bệnh viện hoặc tại các khu xử lý tập trung có khả năng xử lý nhiều loại chất thải lây nhiễm, các dụng cụ dính máu hoặc dịch cơ thể, chất thải từ phòng điều trị cách ly, chất thải phẫu thuật, chất thải phòng xét nghiệm (trừ chất thải hóa học) và chất thải “mềm” (bao gồm băng, gạc, chăn, gối, màn, đệm, ga trải giường và quần áo) từ chăm sóc bệnh nhân. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nồi hơi xử lý rác thải y tế được giới thiệu từ quy mô lớn phù hợp với các cụm xử lý chất thải đến quy mô nhỏ phù hợp với các trạm y tế xã.Tại Hà Nội, Công ty Vật tư thiết bị môi trường 13 (Urenco 13) cũng đã được trang bị một dây chuyền xử lý rác thải y tế rắn tập trung bằng công nghệ hấp nhiệt ướt. Chất thải sau khi xử lý bằng nồi hấp, nếu có yêu cầu sẽ được xử lý cơ học như băm hoặc nghiền, sau đó đem đi xử lý chung với chất thải đô thị. Băm nhỏ sẽ làm chất thải giảm thể tích từ 60 – 80%.

Công nghệ vi sóng có khả năng xử lý được nhiều loại chất thải lây nhiễm, bao gồm cả các dụng cụ dính máu hoặc dịch cơ thể, chất thải từ phòng điều trị cách ly, chất thải phẫu thuật, chất thải phòng xét nghiệm (trừ chất thải hóa học) và chất thải “mềm” từ chăm sóc bệnh nhân. Đây là công nghệ xử lý chất thải y tế thân thiện với môi trường. Trong dự án của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện ở Việt Nam, rất nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và huyện đã được trang bị công nghệ này. Chất thải y tế nguy hại sau khi xử lý bằng lò vi sóng được coi là chất thải thông thường và xử lý cùng với chất thải sinh hoạt.

Thiêu đốt là quá trình oxy hóa khô nhiệt độ cao và kết quả là tiêu diệt hết mầm bệnh, giảm đáng kể thể tích và trọng lượng chất thải. Nhược điểm của công nghệ thiêu đốt là làm phát sinh các chất khí, bụi vào môi trường không khí và tro xỉ. Chất thải y tế khi đốt cháy tạo ra khí thải chứa hơi nước, carbon dioxide (CO), nitrogen oxide (NOx), các chất dễ bay hơi (kim loại, axit halogen, các sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn), bụi và tro xỉ. Đây được coi là công nghệ không thân thiện với môi trường. Hiện nay tại các nước ở châu Âu công nghệ đốt chất thải y tế đã bị cấm.

Các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, trạm y tế xã không có điều kiện xử lý bằng công nghệ, thì chôn lấp an toàn chất thải tại cơ sở y tế là giải pháp được lựa chọn để thực hiện. Tuy nhiên, việc chôn lấp phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý môi trường chấp thuận. Đối với các loại chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm như dược phẩm quá hạn, hóa chất độc, chất chứa kim loại nặng thì cơ sở y tế thường phải ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị hoặc đơn vị đã được ngành TN&MT cấp phép để xử lý riêng.

Rác thải y tế ở các 'điểm nóng' COVID-19 - Bài 1: Nguy cơ từ chất lây nhiễm

Đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam từ ngày 27/4 đến nay với tốc độ tăng chóng mặt số ca mắc mỗi ngày, những ngày gần đây số mắc mới khoảng 8.000-9.000 ca/ngày, thậm chí có ngày lên tới hơn 13.000 ca.

Đặc biệt tại các điểm nóng, số bệnh nhân mới trên 4.000 ca/ngày, không chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tạo ra những mối lo ngại lớn về môi trường - đó là rác thải y tế và rác thải sinh hoạt phát sinh do dịch bệnh và chứa mầm bệnh.

Rác thải y tế ở các điểm nóng COVID-19 - Bài 1: Nguy cơ từ chất lây nhiễm - Hình 1
Các nhân viên Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) thu gom rác thải y tế ở các khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Huyền Trang/TTXVN

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã sớm có các quyết định hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước để tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19. Phóng viên TTXVN thực hiện 3 bài viết về vấn đề này.

Từ ngày 27/4 đến nay, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, tình trạng chất thải do dịch phát sinh mạnh. Lượng rác thải độc hại này tăng lên theo số lượng bệnh nhân COVID-19, tập trung tại các bệnh viện điều trị những người nhiễm SARS-CoV-2, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung, các khu dân cư bị phong tỏa do có các ca F0...

Rác thải phát sinh lớn

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù chưa có thống kê về số rác thải phát sinh do dịch COVID-19 trên cả nước, song với số lượng bệnh nhân tăng lên nhanh chóng, từ ngày 27/4 đến ngày 1/9, Việt Nam đã có hơn 460.000 ca nhiễm mới, trong khi tổng số ca từ đầu dịch năm 2020 đến nay là hơn 465.000 ca. Trong đó, 3 tỉnh, thành phố đang là điểm nóng ghi nhận số ca mắc cao là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh ngày 1/9 cho biết, số ca bệnh đã ghi nhận hơn 220.000 ca. Số ca F1 đang cách ly tập trung là 2.851 trường hợp, cách ly tại nhà là 19.217 người. Tâm dịch Bình Dương cũng vượt mốc 110.000 nghìn ca mắc, Đồng Nai ghi nhận hơn 24.000 ca mắc chỉ trong thời gian ngắn.

Do vậy, chất thải nói chung, chất thải y tế lây nhiễm nói riêng tăng lên, nhất là tại các bệnh viện, bệnh viện dã chiến do tăng trang phục, khẩu trang, găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây chuyền dịch, thuốc men.

Nhiều khu cách ly tập trung hàng nghìn người được cung cấp khẩu trang, quần áo bảo hộ cũng như thực phẩm chế biến sẵn, góp phần tạo nên lượng rác lớn thải ra môi trường. Cơ quan y tế cũng sử dụng một lượng lớn các hóa chất khử trùng, chủ yếu là Chloramin B, cũng rất độc hại cho môi trường.

Do thường xuyên tiếp xúc với nguồn rác thải có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh, lực lượng đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động, sử dụng các loại thuốc khử khuẩn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cũng làm tăng thêm lượng rác thải.

Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh, lượng rác thải liên quan đến COVID-19 trung bình là 78 tấn/ngày, thu gom từ 280 khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến, với 95 phương tiện thu gom, vận chuyển và 417 công nhân hoạt động liên tục mỗi ngày.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 21 cơ sở điều trị (bao gồm 5 bệnh viện dã chiến), 143 cơ sở cách ly y tế tập trung và 1.601 điểm/khu vực phong tỏa. Thống kê từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, hiện tổng khối lượng chất thải phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trung bình khoảng 40-70 tấn/ngày. Trong đó, chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phát sinh từ các cơ sở điều trị, khu cách ly y tế tập trung là 18-20 tấn/ngày; chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 (được phân loại từ các hộ gia đình nhiễm F0, F1) của các khu phong tỏa là 20 tấn/ngày.

Với 85 khu cách ly, 423 vùng cách ly tập trung, phong tỏa và 9 bệnh viện dã chiến, theo các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, chất thải phát sinh từ hoạt động của các bệnh viện dã chiến chủ yếu là chất thải lây nhiễm với khối lượng khoảng 5,4 tấn/ngày.

UBND các huyện và các thành phố Long Khánh, Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, chất thải phát sinh tại các khu cách ly, vùng cách ly tập trung, khu vực phong tỏa, bình quân là hơn 77,6 tấn/ngày, trong đó chất thải lây nhiễm trên 29,4 tấn/ngày, chất thải rắn sinh hoạt khoảng 48,2 tấn/ngày.

Tại Đà Nẵng, ngoài lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là trên 600 tấn, thành phố phải xử lý lượng rác thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 hơn 3 tấn/ngày, chưa kể lượng rác thải, nước thải tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn.

Hướng dẫn kịp thời bảo vệ môi trường

Để sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường... Bộ Tài nguyên và Môi trường đã liên tục, kịp thời có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thượng Hiền thông tin, ngay khi dịch COVID-19 xảy ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh và quản lý rác thải y tế lây nhiễm tại các cơ sở y tế. Bộ cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế lây nhiễm từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khử khuẩn nước thải sau xử lý tại các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở xử lý chất thải y tế lây nhiễm, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường. Bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám, trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lý theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương trong việc quản lý chất thải y tế. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng chỉ đạo, hướng dẫn việc thu gom chất thải phát sinh tại 60 "điểm nóng" có dịch, 61 cơ sở cách ly y tế, 2 bệnh viện dã chiến để xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và công tác phòng, chống dịch.

Đồng thời, Bộ phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Ban Chỉ đạo Quốc gia ban hành 5 hướng dẫn về phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại gia đình; khu chung cư; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng; tại lễ tang; xử lý thi hài người tử vong do dịch COVID-19. Trong đó, nhấn mạnh việc các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là rác thải y tế lây nhiễm từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung. Các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu gom, lưu giữ, chuyển giao chất thải y tế, đặc biệt là đối với khẩu trang y tế, các phương tiện phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng thải bỏ.

Mới đây nhất, tháng 7/2021, trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, để đảm bảo xử lý kịp thời chất thải phát sinh do dịch COVID-19, nhằm sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Văn bản số 4119/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà và các khu cách ly khác) tại địa phương thực hiện công tác thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19 theo đúng quy định tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 5/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 về "Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19".

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp ở địa phương để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý chất thải y tế, chất thải sinh hoạt phát sinh do dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá cho người lao động, hộ gia đình, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khu chung cư, tại lễ tang theo nội dung hướng dẫn tại các Quyết định liên quan của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, Bộ Y tế.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tại địa phương chủ động liên hệ với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế (bao gồm cả các cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm) để tăng cường xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19; chủ động liên hệ với các địa phương khác có cơ sở xử lý chất thải y tế để hỗ trợ trong trường hợp các cơ sở xử lý chất thải tại địa phương không đảm bảo đủ năng lực xử lý hoặc không đủ năng hạ tầng xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch COVID-19.

Các địa phương khẩn trương xây dựng, điều chỉnh phương án xử lý chất thải y tế và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế tại địa phương cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Bên cạnh đó, danh sách 77 cơ sở thuộc diện xử lý chất thải nguy hại và có chức năng xử lý chất thải y tế được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong tháng 5, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục bổ sung 3 cơ sở (2 ở Đồng Nai và 1 ở Nam Định) có chức năng xử lý chất thải y tế tại một số địa phương, nâng tổng số lên 80 cơ sở trên toàn quốc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở MỹPhát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ
06:51:34 23/12/2024
Thủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũiThủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũi
05:46:40 22/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024
Ba không trước khi massageBa không trước khi massage
12:32:20 21/12/2024
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 nămNhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
12:39:12 21/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thườngLợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường
12:30:29 21/12/2024

Tin đang nóng

Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoàiVụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài
09:50:28 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024

Tin mới nhất

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

11:16:48 23/12/2024
Đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí niềng răng cụ thể sẽ tùy thuộc vào trung tâm nha khoa mà người bệnh chọn lựa. Thêm vào đó, tùy vào tình trạng phức tạp của mỗi người mà giá niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch.
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

10:59:54 23/12/2024
Vì thế, mối liên quan giữa Zona và các bệnh lý tim mạch cho thấy vai trò của các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt trong quản lý bệnh lý tim mạch.
3 lý do khiến phụ nữ lớn tuổi dễ tăng cân

3 lý do khiến phụ nữ lớn tuổi dễ tăng cân

10:54:12 23/12/2024
Ngoài ra, tập thể dục ít hơn khi năng lượng nạp vào vượt quá nhu cầu của bản thân, chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển thành mỡ dày, tích tụ ở bụng, eo, hông, đùi và trên các cơ quan nội tạng.
Trời lạnh, bác sĩ tiết lộ tác dụng kỳ diệu của ly chanh nóng mật ong

Trời lạnh, bác sĩ tiết lộ tác dụng kỳ diệu của ly chanh nóng mật ong

10:46:59 23/12/2024
Uống đồ uống nóng như nước chanh nóng mật ong có thể cải thiện tình trạng ho, làm dịu chứng sổ mũi và làm dịu cơn đau họng. Uống đồ uống nóng bốc hơi cũng có thể làm giảm hắt hơi, ớn lạnh và mệt mỏi.
Trẻ vị thành niên thiếu máu thiếu sắt có biểu hiện gì và cách điều trị, phòng ngừa

Trẻ vị thành niên thiếu máu thiếu sắt có biểu hiện gì và cách điều trị, phòng ngừa

10:42:04 23/12/2024
Nhu cầu sắt cao nhưng khẩu phần ăn hằng ngày của các em hầu như không đổi, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sắt của cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

07:51:03 22/12/2024
Looney bắt đầu chạy thận nhân tạo vào năm 2016 sau khi bị suy thận và được đưa vào danh sách ghép tạng đầu năm 2017. Sau đó, bà được phẫu thuật tại NYU Langone Health (Mỹ) ngày 25/11.
Mối lo viêm gan virus

Mối lo viêm gan virus

05:59:34 22/12/2024
Đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ tuyến tỉnh. Hai bệnh viện đã ký hợp đồng hỗ trợ, phối hợp đến hết năm 2025.
Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

05:57:09 22/12/2024
Được biết, bệnh ung thư da là một trong các ung thư thường gặp với 3 loại chính gồm: Ung thư tế bào đáy, tế bào vảy và hắc tố. Ung thư da tế bào vảy là loại có độ ác tính khá cao, có nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa.
Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

05:53:52 22/12/2024
Để phòng ngừa nhão cơ hoành, bác sĩ Thành khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực, ho kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

05:49:22 22/12/2024
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Sinh học Châu Phi chỉ ra rằng huyết áp tăng đáng kể sau những buổi cuối tuần uống rượu bia xã giao, so với những cuối tuần không tiêu thụ rượu bia.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?

Có thể bạn quan tâm

'Cửu trọng tử' có kết thúc viên mãn

'Cửu trọng tử' có kết thúc viên mãn

Hậu trường phim

12:40:36 23/12/2024
Sau tất cả những khó khăn, Đậu Chiêu (Mạnh Tử Nghĩa) và Tống Mặc (Lý Quân Nhuệ) có một cái kết viên mãn. Họ kết hôn và sinh con, cùng nhau tận hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Sao thể thao

12:01:49 23/12/2024
Tối 23/12, nàng WAG Nguyễn Quỳnh Anh - bà xã hậu vệ ĐT Việt Nam Đỗ Duy Mạnh thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi đăng tải dòng trạng thái ngày sinh nhật tuổi 28.
Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

Thế giới

11:55:22 23/12/2024
Học giả Ali Akbar Dareini tại Tehran đánh giá, hiện tại Tehran đã mất đi một đồng minh chiến lược ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và điều đó sẽ tác động đến ảnh hưởng của nước này trong khu vực về ngắn hạ...
4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

Thời trang

11:35:46 23/12/2024
Sự khác biệt giữa nam giới biết ăn mặc và không biết ăn mặc thực sự rất lớn. Có một vài set đồ mà các anh cứ nghĩ rằng ổn, nhưng thực chất lại không ổn trong mắt các chị em một chút nào.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Trắc nghiệm

11:35:10 23/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024, Mão cần xác định rõ các mục tiêu, Tỵ hãy tin tưởng vào bản thân.ử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024
Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Tv show

11:31:22 23/12/2024
Trong tập 2 của Người yêu tôi đỉnh nhất , Diệu Nhi chia sẻ đầy thú vị về tiêu chuẩn của mình khi lựa chọn bạn đời. Cô tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus vì anh mang vẻ đẹp giống ba mình.
Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Phong cách sao

11:28:47 23/12/2024
Văn Mai Hương làm mới style mùa lạnh với áo trench coat màu xanh rêu. Sự kết hợp giữa mẫu áo này và quần jeans xanh đã tạo nên bộ trang phục trẻ trung, năng động. Đôi giày sneaker trắng rất phù hợp với outfit.
Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao châu á

11:27:57 23/12/2024
Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng với hơn 1,8 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.
Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao việt

11:24:10 23/12/2024
Có không ít sao Việt vướng phải sự cố không mong muốn là bị MC gọi sai tên tại khu vực thảm đỏ, tuy nhiên, cách phản ứng của họ lại rất khác nhau.
Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Làm đẹp

11:14:08 23/12/2024
Cách làm mặt nạ mật ong và dầu dừa rất đơn giản. Trộn mật ong và dầu dừa theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp lên tóc. Dùng khăn trùm tóc lại và ủ tóc trong khoảng 20 phút, xả sạch tóc với nước mát và để khô tự nhiên.
Diện mạo 10 năm gây sốc của "ông hoàng mùa đông"

Diện mạo 10 năm gây sốc của "ông hoàng mùa đông"

Nhạc quốc tế

11:08:56 23/12/2024
Vừa qua, Baekhyun (EXO) tổ chức buổi fan-meeting Giáng sinh tại Hàn Quốc, thu hút hàng nghìn người hâm mộ tham gia.