Chất thải rắn “tung tăng” xuống phố: Chế tài có, sao lại khó quản !
Với Hà Nội, thời gian qua công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị dù có những chuyển biến tích cực song cũng đang gặp phải khó khăn.
Một trong những vấn đề mà các đơn vị vệ sinh môi trường (VSMT) của Hà Nội đang gặp phải đó chính là sự gia tăng đến mức khó kiểm soát của chất thải rắn cồng kềnh và chất thải xây dựng.
Thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội về việc đổi mới công nghệ thu gom rác văn minh đô thị theo hướng cơ giới hóa, từ năm 2016 đến nay, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã thực hiện một loạt các giải pháp đổi mới công nghệ thu gom, vận chuyển rác; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào điều hành sản xuất và bước đầu đã ghi nhận những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị, công tác đảm bảo VSMT của thành phố cũng thường xuyên phải đối mặt những khó khăn mới.
Nhiều vật dụng “cồng kềnh” được người dân bỏ trên vỉa hè.
Hiện nay một trong những khó khăn của công tác VSMT được nhắc nhiều đến đó là công tác thu gom, vận chuyển đối với loại chất rắn sinh hoạt cồng kềnh trong khi Thành phố chưa có quy định cụ thể nào về thu gom, xử lý loại chất thải này.
Tại điều 11 Quy định số 16/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định với loại chất thải xây dựng nêu rõ: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm phát sinh chất thải xây dựng phải có biện pháp đảm bảo môi trường, không làm phát tán bụi bẩn, ô nhiễm môi trường; không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ chất thải rắn xây dựng; Phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng về đúng nơi quy định của Thành phố. Đối với hành vi đổ trộm phế thải xây dựng ra đường phố, thậm chí đổ lẫn với chất thải sinh hoạt là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt nghiêm theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP”.
Thế nhưng hình ảnh cả một chiếc giường, tủ, đệm mút, sofa, hay từng chồng bao tải vật liệu xây dựng… được các hộ gia đình “thải bỏ” ngổn ngang ở vỉa hè đã không còn xa lạ ở đô thị và các đơn vị duy trì VSMT với chức năng nhiệm vụ của mình “buộc” phải dọn.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, nguyên Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường Hà Nội thì Thành phố cần giao quyền tự quyết nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp duy trì VSMT.
Theo đó các đơn vị VSMT phải công khai cung cấp số điện thoại đường dây nóng và khi có nhu cầu, người dân liên hệ để đơn vị duy trì VSMT đến chuyển các loại chất thải cồng kềnh này đi xử lý theo nguyên tắc xả thải bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Nếu không thực hiện, các tổ chức, hộ gia đình xả thải phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt theo quy định. Đơn vị duy trì VSMT có quyền từ chối phục vụ đối với các trường hợp cố tình xả bậy và không hợp tác.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển cũng cho rằng, việc xử lý triệt để tình trạng đổ chất thải cồng kềnh ra hè, đường phố còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giám sát, kiểm tra, xử phạt của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp phường xã; tuyên truyền, vận động người dân bỏ chất thải rắn cồng kềnh đúng giờ, đúng thời gian quy định và phải trả phí cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải do mình xả ra.
Do đặc thù của loại chất thải rắn cồng kềnh này, các đơn vị VSMT phải có phương án thu gom và ấn định vào một khoảng thời gian cụ thể để thuận tiện cho người dân. Như ở địa bàn quận Đống Đa do Chi nhánh Môi trường Đống Đa – URENCO 4 quản lý, chất thải rắn cồng kềnh như giường tủ, bàn ghế, sofa,… được thu vào sáng thứ Bảy hàng tuần tại một số điểm quy định.
Ở rất nhiều nước trên thế giới, việc xả thải các loại chất thải cồng kềnh đồng nghĩa với việc người dân phải chấp nhận trả phí, mức phí được công khai và người dân chấp nhận bỏ ra một khoản tiền để được vận chuyển và xử lý các vật dụng mà mình thải ra. Lấy ví dụ tại Hàn Quốc, việc xử lý các vật dụng lớn như đồ nội thất (giường, tủ, đệm, sofa, bảng biển,…), đồ điện tử, máy nóng lạnh… sẽ phải trả phí từ 2.000 won – 15.000 won (từ 40.000 – 300.000 VND) cho mỗi món đồ tùy vào kích thước lớn nhỏ và độ phức tạp khi xử lý.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng đổ bậy chất thải rắn cồng kềnh, chất thải xây dựng ra vỉa hè, lòng đường như hiện nay, chính quyền thành phố và địa phương cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là cần có quy định và hướng dẫn cụ thể, rộng rãi cho người dân cách thức xử lý từng loại chất thải, coi việc phân loại là hành động bắt buộc trước khi bỏ rác.
Phân loại chất thải ở đây không chỉ là phân loại thành các loại rác hữu cơ, rác vô cơ và tái chế (phân loại 3R) mà còn là phân loại ra chất thải xây dựng, chất thải y tế, chất thải nguy hại và chất thải cồng kềnh. Riêng chất thải rắn cồng kềnh và chất thải xây dựng, người dân chủ động lưu giữ gọn gàng trước khi liên hệ để giao cho đơn vị duy trì, cung cấp dịch vụ VSMT theo quy định, tuyệt đối không để bừa bãi ra nơi công cộng.
Đối với các hành vi cố tình vi phạm, chính quyền địa phương cần mạnh tay xử lý theo đúng Nghị định 155/2016/NĐ-CP, đồng thời buộc phải khắc phục hậu quả và trả phí cho đơn vị VSMT để dọn dẹp. Khi toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc một cách mạnh mẽ, tin rằng không lâu nữa tại các con đường, tuyến phố của Thủ đô Hà Nội sẽ không còn những hình ảnh xấu xí nói trên.
Tuấn Trần
Theo laodongthudo
Tuyên truyền, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm dừng đỗ trước cổng bến xe
"Những trường hợp dừng đón, trả khách ở khu vực cổng bến, nếu vi phạm có tính hệ thống, chúng tôi sẽ củng cố tài liệu, xử phạt hành chính tối đa các lỗi", Trung tá Hoàng Đăng Phong - Trưởng Trạm CS bến xe phía Nam, CAQ Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết.
Tiếp tục triển khai thực hiện Mệnh lệnh 02 của Giám đốc CATP về đảm bảo TTGT-TTĐT, sau thời gian với những giải pháp quyết liệt, bài bản để giữ ổn định trật tự trong khuôn viên bến xe, Trạm CS bến xe phía Nam thời gian gần đây đã tăng cường phối hợp với đơn vị quản lý bến xây dựng cơ chế giám sát, biện pháp tuyên truyền và kiên quyết xử lý các trường hợp "xe ôm", grab, taxi và xe khách dừng đỗ trái quy định ở khu vực cổng ra, vào của bến xe, trên đường Giải Phóng.
Cán bộ Trạm CS bến xe phía Nam trao đổi cùng đại diện đơn vị quản lý bến
Theo Trung tá Hoàng Đăng Phong, đơn vị đã thống nhất với CAP Giáp Bát, đội CSGT-TT-CĐ, Đội CSGT số 14 và Thanh tra GTVT có kế hoạch cắm chốt, tuần tra thường xuyên khu vực cổng bến cũng như trục đường Giải Phóng để nắm bắt, phát hiện, nhắc nhở và xử lý các trường hợp dừng đỗ gây cản trở, mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Một biện pháp khác đang được triển khai, là thông qua hệ thống camera giám sát an ninh cũng như cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ ở cổng ra, vào bến xe, lực lượng Công an Trạm và nhân viên giữ gìn trật tự của đơn vị quản lý bến sẽ nắm bắt kịp thời và có động thái kiên quyết đối với những nhà xe cố tình để lái, phụ xe mời chào khách với thái độ thiếu lịch sự.
"Những trường hợp vi phạm mang tính hệ thống, chúng tôi đã quán triệt với các nhà xe sẽ phải chịu chế tài đình tài. Vi phạm nghiêm trọng, bị người dân bức xúc, phàn nàn, chúng tôi sẽ xem xét từ chối phục vụ", đại diện đơn vị quản lý bến xe phía Nam nêu rõ, và thông tin, bến xe thiết lập đường dây nóng cũng như phân công cán bộ hàng ngày ứng trực để tiếp nhận phản ánh của hành khách đi xe.
Công an Trạm bến xe phía Nam đi bộ nhắc nhở, không để hiện tượng dừng đón trả khách ở cổng bến
Theo khảo sát nhanh của PV, khu vực cổng ra bến xe phía Nam đôi lúc vẫn xuất hiện tình trạng người dân đứng chờ lên xe khách; cùng với đó là những người hành nghề "xe ôm", xe grab, taxi...tranh thủ dừng đón khách lúc giữa trưa khi vắng bóng lực lượng chức năng.
Thẳng thắn nhìn nhận hiện tượng này, chỉ huy Trạm bến xe phía Nam cho biết, riêng trong ngày thứ sáu (18-10) vừa qua, Trạm phối hợp cùng lực lượng chức năng đã lập biên bản trên 20 trường hợp "xe ôm", nhất là số nhân viên nhà xe có thái độ mời chào, chèo kéo hành khách. Và toàn bộ vi phạm của nhân viên nhà xe đã được trao đổi với đơn vị quản lý bến, để đưa vào hồ sơ phục vụ công tác xử lý về sau này, tránh tái phạm.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cái khó đối với lực lượng chức năng chính là ý thức của một bộ phận người dân. Trong khi việc bán - mua vé xe lâu nay đã được tổ chức thuận lợi trong khuôn viên bến; trong khi công tác tuyên truyền đã nêu rõ quyền lợi về bảo hiểm của từng hành khách đi xe...thì vẫn có hành khách tranh thủ đứng ở cổng bến hoặc dọc các trục đường xe khách lưu thông, vẫy dừng để lên xe.
"Hành khách không mua vé xe đồng nghĩa với việc tự đánh mất quyền lợi của mình, và điều quan trọng, hành vi ấy đã và đang gây mất trật tự, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh ở các bến xe, cũng như các trục đường xe khách đi qua", đại diện đơn vị quản lý bến xe phía Nam nhìn nhận.
Theo anninhthudo
Người đi đường ngán ngại xe rác gây mất vệ sinh Những điểm tập kết xe rác, vận chuyển rác ở một số nơi đang là ác mộng với người đi đường do mùi hôi, ô nhiễm mà những xe rác này gây ra. Hằng ngày từ 9 giờ đến 10 giờ và từ 15 giờ đến 17 giờ có khoảng tầm 10 chiếc xe rác chạy ngang để thu gom rác ở đường...