Chất nicotine giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh covid-19? Đừng hiểu nhầm để rồi “lãnh án”
Theo kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người sử dụng thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc Covid -19 cao hơn và tăng các nguy cơ bị biến chứng cao hơn, dẫn đến tử vong.
Chưa có nghiên cứu chính thống nào kết luận chất nicotine giúp giảm lây bệnh Covid-19
Liên quan đến một số công bố nghiên cứu của một bệnh viện tại Pháp và vài nước trên thế giới mới đây về chất nicotine có thể giúp giảm nhiễm bệnh Covid-19, ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm (đại diện WHO tại Việt Nam) cho biết, “Chúng tôi và một số tổ chức nghiên cứu về tác hại của thuốc lá biết nghiên cứu này đã được thực hiện trên một số lượng người rất nhỏ vào bệnh viện. Từ đó, đưa ra kết luận tỷ lệ ở nhóm người sử dụng thuốc lá thì tỉ lệ mắc Covid-19 không cao.
“Nhưng phải nhấn mạnh rằng, cỡ mẫu rất nhỏ, chỉ trong một nhóm nhỏ vào bệnh viện và không có tính đại diện cho tất cả những người hút thuốc lá. Ngoài ra, các nghiên cứu đó, chúng tôi cho rằng cũng được thúc đẩy bởi nền công nghiệp thuốc lá phía sau. Còn kết luận chính thống của WHO từ các bằng chứng hiện có cho thấy việc sử dụng thuốc lá ở những người đang sử dụng thuốc lá đã có sẵn những tổn thương phổi và khi mắc Covid-19 thì tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ tử vong”, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm nói.
Video đang HOT
Tại Việt Nam vừa qua có 4 người hút chung điếu cày với BN 447 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khiến nhiều người dễ hiểu nhầm kết luận về chất nicotine giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Về vấn đề này, TS Hoàng Văn Huấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội khẳng định, điều này là không đúng và đó mới chỉ là một khảo sát nhỏ, chưa có kết luận chính thức nào. Ngay tại Việt Nam, đến nay mới phát hiện thêm 1 F1 của BN 447 mắc Covid-19, còn lại 4 người hút chung điếu cày và hơn 80 người khác đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Ngay bản thân BN 447 cũng là người đang sử dụng thuốc lào đã bị nhiễm bệnh. Một số nhà khoa học đã sử dụng chất thay thế nicotine để đưa vào cơ thể các y, bác sĩ, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 để làm nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trong khi đó, theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, ngành công nghiệp thuốc lá còn đưa ra nhiều tuyên bố khiến người dân hiểu sai về hậu quả của thuốc lá. Chẳng hạn, các doanh nghiệp thuốc lá cho rằng, thuốc lá điện tử, thuốc lá đốt nóng không độc hại bằng thuốc lá điếu, thuốc lá sợi truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu của WHO khẳng định, thành phần của thuốc lá điện tử và thuốc truyền thống đều có chất độc hại giống như gây ra bệnh ung thư, các bệnh mạn tính… Bên cạnh đó, những doanh nghiệp này nói rằng, thuốc lá điện tử, thuốc lá đốt nóng được nghiên cứu dành cho những người đang sử dụng thuốc lá. Nhưng thực tế, những hội nhóm, những diễn đàn về thuốc lá thế hệ mới lại thường là giới trẻ, được thiết kế, quảng cáo như một sản phẩm sành điệu mới.
“Hiện nay thuốc lá điện tử đang bị cấm vào Việt Nam nhưng không hiểu tại sao bằng đường tiểu ngạch, xách tay hoặc các con đường không chính thống mà sản phẩm này vẫn có mặt ở Việt Nam và được gắn với những hình ảnh sử dụng thuốc lá điện tử là sành điệu, là thời thượng. Tỉ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm từ 13 đến 17 tuổi theo điều tra của chúng tôi là 2,6%, nếu tỉ lệ này nhân với hàng triệu em thì con số đã rất lớn rồi. Từ nghiện nicotine trong thuốc lá điện tử sẽ quay sang sử dụng nicotine trong thuốc lá thông thường hoặc dùng cả hai loại”, đại diện WHO nhận định. Với việc quảng cáo thuốc thế hệ mới ngành công nghiệp thuốc lá cũng đang “tuyển dụng” những thế hệ tiếp theo dùng nicotine ở Việt Nam vì vậy chúng ta phải rất cảnh giác. Các công ty thuốc lá đang gây áp lực cho Chính phủ rằng, đó là một sản phẩm ít độc hại và chỉ cung cấp cho người đang sử dụng thuốc lá; tại sao không cho phép được vào thị trường Việt Nam, nhưng họ không có cách nào để ngăn chặn tiếp cận sản phẩm với trẻ em.
Tại Việt Nam vừa qua có 4 người hút chung điếu cày với BN 447 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khiến nhiều người dễ hiểu nhầm kết luận về chất nicotine giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Về vấn đề này, TS Hoàng Văn Huấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội khẳng định, điều này là không đúng và đó mới chỉ là một khảo sát nhỏ, chưa có kết luận chính thức nào.
Nicotine làm giảm nguy cơ mắc COVID-19: Chưa hề được kiểm chứng
Những ngày gần đây, mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin về việc, chất nicotine có trong thuốc lá, thuốc lào làm giảm nguy cơ mắc COVID-19.
Nguy hiểm hơn, những thông tin này đang được nhiều người sử dụng thuốc lá, thuốc lào chia sẻ nhằm "cổ vũ" cho thói quen của mình.
Hình minh họa.
Nói về vấn đề này, TS.BS Hoàng Văn Huấn - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, trong 2 trường hợp mắc COVID-19 tại Hà Nội gần đây thì có bệnh nhân 447, dù mới 20 tuổi nhưng thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào.
Từ bệnh nhân này đã có 86 trường hợp F1, 500 trường hợp F2. Đặc biệt, trong 86 F1 thì có 4 trường hợp làm việc cùng BN447 và có hút chung điếu thuốc lào. Rất may là cả 4 trường hợp này âm tính.
Có thể, từ việc này nên một số ý kiến lấy ra để khẳng định cho những thông tin hút thuốc lá, thuốc lào làm giảm khả năng mắc COVID-19.
Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn không đúng vì không chỉ riêng 4 trường này âm tính mà cả 86 trường hợp F1 cũng đều âm tính.
Một điều quan trọng hơn đó là, bản thân trường hợp ca bệnh 447 cũng thường xuyên hút thuốc nhưng vẫn mắc COVID-19.
"Tôi có đọc một bài báo của nước ngoài, họ cho rằng, sau khi theo dõi 480 bệnh nhân COVID-19 thì có 350 trường hợp nhập viện ở lứa tuổi trung bình 65, chỉ có 4,4% có hút thuốc. 130 trường hợp còn lại điều trị ở nhà có độ tuổi trung bình 44 và có tỉ lệ hút thuốc là 5,3%. Ở Trung Quốc cũng có đưa thông số trong 1.000 trường hợp COVID-19 có tỉ lệ 12,6% hút thuốc. Từ các số liệu này, có nhà khoa đưa ra giả thuyết phải chăng nicotine làm giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2" - Bác sĩ Huấn thông tin.
Tuy nhiên, những giả thuyết này chưa hề được kiểm chứng. Rõ ràng, hút thuốc lá làm hại đến phổi, suy giảm chức năng phổi, tổn thương tế bào, viêm đường hô hấp...những trường hợp này rất dễ lây nhiễm vi rút SARS-COV-2.
Những người hút thuốc lá lâu năm thì khi mắc bệnh diễn biến sẽ nặng hơn những người không hút gấp 3, 4 lần. Cùng với đó thì nguy cơ tử vong cũng cao hơn.
"Tôi khẳng định lại lần nữa, ý kiến cho rằng hút thuốc lào, thuốc lá nhiều làm giảm nguy cơ lây mắc COVID-19 là chưa chính xác vì chưa hề được kiểm chứng cho đến thời điểm này" - Phó Giám đốc BV Phổi Trung ương cho hay.
Phát hiện chất nicotine có thể làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 Dù giảm nguy cơ mắc Covid-19, nhưng thuốc lá vẫn gây hại đến sức khỏe của chính người hút và cộng đồng. Miếng dán Nicotine sẽ có ích cho y bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 là nguyên nhân tạo ra triệu chứng viêm phổi ở những ca có diễn biến nặng. Do vậy, nhiều người cho rằng...