Chất lượng tăng trưởng đang kém đi
Chuyên gia nhận định, tăng trưởng nhờ vào công nghiệp khai khoáng là tăng trưởng không phải màu hồng mà tiềm ẩn nhiều rủi ro của sự không bền vững.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ( VEPR), tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2019 đạt mức 7,31%, tổng 9 tháng đầu năm đạt 6,98%. Đóng góp chính của 9 tháng đầu năm 2019 đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, trong đó ngành khai khoáng tăng vọt.
Đóng góp chính của 9 tháng đầu năm 2019 đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, trong đó ngành khai khoáng tăng vọt mà cụ thể là khai thác than.
Nguy cơ từ…tăng trưởng nhờ ngành khai khoáng
Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, Chuyên gia kinh tế trưởng VEPR, lý do khiến tăng trưởng 9 tháng bằng so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng công nghiệp cao hơn, bù đắp sụt giảm của ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành khai khoáng tăng vọt, cụ thể là than đá.
Theo chuyên gia, khai thác than đá, sau nhiều năm gần đây liên tục suy giảm cho thấy tốc độ phát triển 9 tháng vẫn chưa thực sự ổn định, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng.
“Việc khai thác tài nguyên tăng lên, điều đó gây ô nhiễm môi trường. Theo quan điểm cá nhân tôi, đây là sự tăng trưởng không bền vững, chất lượng tăng trưởng đang kém đi”, PGS. TS Phạm Thế Anh nhận định.
Theo VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III-2019 đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%. Trong đó, 9 tháng năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
Bên cạnh đó, nếu nhìn vào công nghiệp chế biến chế tạo thì thấy tụt giảm. Chỉ số tồn kho của ngành này tăng cao, điều đó có nghĩa sản xuất thời gian tới sẽ ít đi.
Video đang HOT
“Tuy là kinh tế tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng này không phải bức tranh màu hồng, mà sẽ là rủi ro trong thời gian tới”, PGS.TS. Thế Anh nêu quan điểm.
Cụ thể, chỉ số tồn kho bình quân tăng cao theo đà từ năm 2018 lên tới 17,2% cho thấy tiềm ẩn rủi ro về đình trệ sản xuất tạm thời và doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất.
Điều này cũng thể hiện rõ trong chỉ số PMI (chỉ số quản trị nhà mua hàng) suy giảm trong quý III và kết thúc tại 50,5 điểm vào cuối tháng 9, mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Chỉ số này cho thấy số lượng đơn hàng mới tăng cho các doanh nghiệp Việt Nam thấp nhất trong 3 năm qua, doanh thu bán hàng ở nước ngoài cũng giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu thị trường.
Các đối tác quan trọng về xuất khẩu của Viẹt Nam như Mỹ, châu Âu… có mức tăng trưởng kinh tế thấp, sức mua suy yếu, kinh tế bất ổn là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp.
Tăng trưởng năm 2019 đạt 7,05%
Nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% – 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi. Tuy nhiên, trước căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, Nhật Bản – Hàn Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản.
Dự báo tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2019 có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt, khách quan và tôn trọng quy luật thị trường nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài, nhóm chuyên gia của VEPR khuyến nghị.
Tỷ lệ lạm phát bình quân quý III/2019 đang ở mức vừa phải, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Ảnh hưởng từ dịch tả lợn và tăng giá xăng có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao.
Đặc biệt, nhóm chuyên gia kinh tế của VEPR đã đưa ra cảnh báo Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ trong tương lai gần. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa trong quý III ước tính thặng dư 4,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước thâm hụt 4,9 tỷ USD, khu vực FDI (kể cả dầu thô) thặng dư 9,16 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2019, giá trị xuất khẩu của hàng Việt Nam sang Mỹ tăng 27% về mặt giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 39 tỷ USD.
Theo đánh giá của VEPR, việc Việt Nam trở thành 1 trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý III, cùng với lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD đã đưa Việt Nam tới gần cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ. Do đó, VEPR khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việt Nam nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định.
Đánh giá về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo – Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, thị trường trái phiếu phát triển sẽ là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và giải “lời nguyền” trước đây rằng hệ thống ngân hàng “bắt nền kinh tế làm con tin”.
“Trước đây có tăng trưởng tín dụng thì có tăng trưởng, siết tăng trưởng tín dụng là hy sinh tăng trưởng. Điều này khiến hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tỷ giá phải chịu sức ép rất lớn”, ông Bảo nói.
Trong bối cảnh đó, VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV-2019 sẽ đạt 7,26% và tăng trưởng cả năm sẽ đạt mức 7,05%.
Thy Hằng
Theo Enternews.vn
VEPR: Kinh tế tăng trưởng 7,05% nhưng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng
Với những triển vọng kinh tế như thời gian qua, nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2019 sẽ đạt 7,05%
Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III. Ảnh: H.Dịu
Sáng 10/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III năm 2019.
Báo cáo của VEPR cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%.
Trong đó, 9 tháng năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV sẽ đạt 7,26%, lạm phát 2,45% và tăng trưởng cả năm sẽ đạt mức 7,05%.
Biểu đồ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nguồn: VEPR
Đáng chú ý, trong báo cáo, nhóm chuyên gia kinh tế của VEPR cho rằng, dù căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ 2018 được kỳ vọng sẽ gia tăng dòng vốn vào Việt Nam nhưng thực tế các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan,... cũng đang ra sức thu hút lượng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Sự cạnh tranh này đã khiến lượng vốn đầu tư vào nước ta không đạt như kỳ vọng, nên 9 tháng, dòng vốn FDI có xu hướng giảm nhẹ, chỉ đạt 4,57% trong quý III.
Bên cạnh đó, VEPR cũng đưa ra cảnh báo việc Việt Nam trở thành một trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý III, lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD đã đưa Việt Nam đứng trước nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ trong tương lai gần.
Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa trong quý III ước tính thặng dư 4,3 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2019, giá trị xuất khẩu của hàng Việt Nam sang Mỹ tăng 27% về mặt giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 39 tỷ USD.
Do đó, VEPR khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việt Nam nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định.
Nhận xét về những điểm tích cực của nền kinh tế vĩ mô 9 tháng năm 2019, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho biết, Việt Nam đã đạt được điểm sáng về xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, nước ta đã có sự chuyển dịch tích cực dòng vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Bởi giai đoạn 2016-2017, dòng vốn tín dụng đóng góp 57% vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng đến năm 2018 và 9 tháng năm 2019 thì dòng vốn ngân hàng còn khoảng 46% tổng vốn. TS. Lực đánh giá, điều này cho thấy dòng vốn tư nhân, vốn FDI đã trở lên mạnh mẽ và hiệu quả hơn, giúp tín dụng được kiểm soát giảm dân nhưng chất lượng lại tăng lên, đi nhiều vào sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên.
Đối với tình hình kinh tế từ nay đến cuối năm, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8% năm 2019 do Quốc hội đề ra sẽ khả thi. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật - Hàn sẽ gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền, nên nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm sẽ bất định hơn do sẽ chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.
Hương Dịu
Theo Haiquanonline.com.vn
Lợi nhuận ngân hàng sẽ phân hóa mạnh Mức độ lạc quan về triển vọng kinh doanh của các nhà băng đã giảm, song trên thực tế, nhiều nhà băng vẫn công bố lãi khủng trong 9 tháng đầu năm nay. TPBank là nhà băng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với con số lợi nhuận trước thuế đạt tới 2.404 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế...