Chất lượng phân bón: Chứng nhận bừa!
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị rút giấy phép của 11 đơn vị được chỉ định hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa ban hành kết luận thanh tra số 235/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón tại 11 đơn vị được chỉ định hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón.
Cục Trồng trọt sai phạm
Qua thanh tra tại 11 đơn vị trên, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm của Cục Trồng trọt. Phần lớn những lỗi mà đơn vị này mắc phải là đã chỉ định đơn vị chứng nhận chất lượng, thử nghiệm phân bón khi không đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc không có chức năng thử nghiệm. Từ sự dễ dãi này của Cục Trồng trọt, các đơn vị trên tự tung tự tác, cấp bừa và gian dối trong chứng nhận hợp quy cho sản phẩm phân bón lưu thông trên thị trường.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị xử lý nghiêm người đứng đầu Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ
Cụ thể, đối với Công ty CP Giám định và Khử trùng FCC, tại thời điểm Cục Trồng trọt chỉ định hoạt động chứng nhận chất lượng, đơn vị này không có đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận; không có tài liệu chứng minh kinh nghiệm trong lĩnh vực phân bón; phòng thử nghiệm của FCC không được chỉ định thử nghiệm đối với phân bón.
“ Chịu trách nhiệm trước vi phạm trên là các thành viên đoàn đánh giá và cán bộ thẩm tra hồ sơ, trình ký quyết định chỉ định của Cục Trồng trọt”- thanh tra bộ nêu rõ.
Còn tại Công ty CP Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol), qua thanh tra xác định không có nhân viên chuyên ngành về phân bón, không có phòng thử nghiệm phân bón, không có đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận chất lượng…
Đặc biệt, tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ, thanh tra bộ phát hiện đơn vị này đã chứng nhận cho 496 sản phẩm phân bón không nằm trong danh mục, chứng nhận cho 1.274 sản phẩm phân bón vô cơ ngoài phạm vi được chỉ định; không thực hiện giám sát khi cấp dấu hợp quy cho 276 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón.
Video đang HOT
Riêng Công ty CP Chứng nhận và giám định Vinacert, ngoài những hành vi vi phạm phải xử lý hành chính, thanh tra còn phát hiện những dấu hiệu vi phạm hình sự như: Có dấu hiệu làm giả chữ ký liên quan tới việc cấp chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Công nghệ cao quốc tế Con Cò Vàng. Hồ sơ này đã được chuyển đến cơ quan công an để điều tra, xử lý.
Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, Cục Trồng trọt là đơn vị chịu trách nhiệm về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.
Thu hồi giấy chứng nhận đã cấp
Từ những sai phạm nêu trên, Thanh tra Bộ NN-PTNT yêu cầu Cục Trồng trọt hủy quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận phân bón và quyết định chỉ định phòng thí nghiệm phân bón đối với 11 đơn vị được thanh tra. Đồng thời yêu cầu các tổ chức này thu hồi toàn bộ giấy chứng nhận hợp quy đã cấp cho các đơn vị sản xuất phân bón không đúng quy định. Tổ chức kiểm điểm đối với những cán bộ có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Về xử lý vi phạm tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ, thanh tra bộ kiến nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân tại đơn vị này, trong đó, làm rõ và xử lý kỷ luật nghiêm người đứng đầu, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động của trung tâm.
Chiều 11-5, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết đã nhận được kết luận và kiến nghị của thanh tra bộ. “Trước mắt, Cục Trồng trọt đã có quyết định đình chỉ hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón của các đơn vị này để rà soát lại” – ông Trung cho hay.
Theo ông Trung, đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. “Trước mắt, cục sẽ yêu cầu các đơn vị làm tường trình và tổng hợp các ý kiến báo cáo lên bộ trưởng Bộ NN-PTNT, sau đó mới đưa ra kết luận cuối cùng”.
Danh sách 11 đơn vị bị đề nghị đình chỉ hoạt động 1. Công ty CP Giám định và Khử trùng FCC – địa chỉ số 45 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP HCM. 2. Công ty CP Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol)- số 228 Pasteur, quận 3, TP HCM. 3. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2- số 97 Lý Thái Tổ, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. 4. Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Công ty CP Chứng nhận Vietcert – số 123 Nguyễn Đức Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. 5. Công ty TNHH Kencert – số 11 Nguyễn Trác, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 6. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ – số 12 Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TP HCM. 7. Công ty CP chứng nhận Globalcert – số 79 Quang Trung, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. 8. Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (Quacert) – số 8 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. 9. Công ty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert – số 130 Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. 10. Công ty CP Chứng nhận và Giám định IQC – khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông, TP Hà Nội. 11. Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 – số 31 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
Theo_24h
Dân Thủ đô chưa hè đã... "khát"
Để đối phó với tình trạng mất nước sạch như cơm bữa, người dân một tổ dân phố ở Hà Nội đã chấp nhận lắp đặt thêm một đường ống nước trên cao của một đơn vị tư nhân. Thế nhưng, sự "vinh hạnh" khi được dùng 2 dòng nước này vẫn khiến họ rơi vào cảnh khổ sở.
Cả tháng chỉ có... 1m3 nước
Mùa hè đã đến rất gần nhưng chưa bao giờ hàng trăm hộ dân sống tại Tổ dân phố số 13, thuộc ngõ 87 đường Láng Hạ (phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) lại tỏ ra bất an và bức xúc như lúc này. Theo một số người dân phản ánh tới đường dây nóng Báo GĐ&XH, tình trạng mất nước, thiếu nước ở đây đã diễn ra trong một thời gian dài.
Chị Nguyễn Thị Nhung (38 tuổi) cho biết: "Mang tiếng là dân Thủ đô nhưng chúng tôi luôn gặp cảnh mất nước sinh hoạt như cơm bữa. Có những đợt mất nước lâu quá, cả gia đình tôi còn không dám ăn cơm ở nhà vì sợ không có nước rửa bát. Quần áo thì cứ tích vào đấy rồi cuối tuần mang sang nhà người quen giặt nhờ".
"Nhà tôi có 5 nhân khẩu nên nhu cầu sử dụng nước sạch rất cao. Thế nhưng ngược lại, nước ở đây luôn trong tình trạng nhỏ giọt lúc có, lúc không. Các anh cứ nhìn hóa đơn tiền nước của gia đình tôi là biết, mỗi tháng chỉ trả vài chục nghìn đồng. Thậm chí có tháng mất nước liên tục nên hóa đơn của nhà tôi còn chưa đến 7.000 đồng tương ứng với 1m3 nước", chị Nhung bức xúc.
Do thiếu nước sạch thường xuyên nên có gia đình 1 tháng chỉ được dùng 1m3 nước.
Cùng chung cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Chính (60 tuổi) - người dân sống lâu năm tại đây cho hay: "Vì ở đây thường xuyên mất nước nên chúng tôi phải dùng tất cả những ca múc nước, xô, chậu và mua cả thùng xốp để về tích trữ nước. Nhiều hôm tôi phải đi xin nước ở mấy khu vực liền kề vì cả tuần bể chứa không có nổi một giọt. Còn việc tắm giặt thì phải hạn chế tuyệt đối. Không ai được phép tắm giặt ở nhà, vì không đủ nước. Muốn tắm cả nhà lại phải chở nhau sang nhà cháu họ tôi để tắm nhờ".
Theo lời các hộ dân nơi đây, đến giờ nấu cơm họ áp dụng cách dùng nước theo kiểu "1 xô 3 việc". Tức là, cùng 1 xô nước sạch nhưng có thể dùng để vo gạo nấu cơm. Xong sẽ đem ra rửa rau nấu canh và cuối cùng, gạt lọc cặn bẩn để dùng để dội rửa nhà vệ sinh.
Điển hình như hộ gia đình ông Trần Đức Hiền (75 tuổi). Vợ chồng con trai ông mới sinh em bé được vài tháng tuổi nhưng không có nước sinh hoạt dẫn đến khó khăn trăm bề. Nhiều hôm biết lượng nước ít ỏi do máy bơm yếu nên các hộ dân khác đã nhường phần nước đó cho gia đình ông Hiền. "Nhiều hôm đến nước tắm cho trẻ sơ sinh cũng không có, nghĩ mà cay đắng", ông Hiền tâm sự.
60.000 đồng cho một giờ bơm nước ì ạch
Vì nguồn nước eo hẹp thế nên người dân nơi đây phải áp dụng cách dùng nước theo kiểu "1 xô 3 việc". Ảnh: Cao Tuân
Việc mất nước sạch kéo dài quá lâu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nơi đây. Để khắc phục tình trạng này, một số gia đình đã chấp nhận lắp đường ống và mua nước sạch của một đơn vị tư nhân với giá rất đắt. Theo đó, cứ mỗi một giờ bơm nước, mỗi hộ gia đình phải chi trả 60.000 đồng.
Thế nhưng, theo lời bà Chính, mặc dù tiền bơm nước được trả theo giờ song nước chảy rất chậm. Ống dẫn nước chính được chia ra nhiều van nên bơm đến 2 giờ đồng hồ mà có nhà chỉ được 1-3 khối nước.
Bà con nơi đây thường ví von mình "vinh hạnh" vì được dùng cả nước dưới đất - đường ống của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Đống Đa lắp đặt ở dưới đất rồi dẫn vào bồn chứa của các hộ dân thông qua máy đẩy và "nước trên trời" - đường ống nước dẫn trên cao cách mặt đất khoảng 2m của đơn vị tư nhân. Tức là, hầu hết mỗi gia đình ở đây đều lắp đặt hai hệ thống nước.
Trong khi đó, đường nước "trên cao" này còn được chạy song song, thậm chí được "bó buộc" cùng với hệ thống các loại dây điện treo lủng lẳng bên cạnh các loại dây điện, dây mạng, cáp viễn thông... khiến bất cứ ai đi qua cũng cảm thấy bất an. Thỉnh thoảng cả Xí nghiệp nước sạch Đống Đa lẫn của đơn vị tư nhân kia đều cắt nước mà không thông báo trước khiến người dân tiếp tục rơi vào nghịch cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Quá lo lắng và bất bình về tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng, cách đây 2 tháng, hơn chục hộ gia đình ở ngõ số 87 phố Láng Hạ đã kéo nhau lên trụ sở của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Đống Đa để yêu cầu giải thích. Sau đó, phía đơn vị này đã hứa sẽ cấp nước trở lại. Tuy nhiên, chỉ được đúng 2 ngày có nước đầy đủ thì việc thiếu nước triền miên lại diễn ra với tổ dân phố này.
"Một cổ hai tròng" vẫn chưa hết khổ Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Kim Kính, Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố số 13 cho biết, tình trạng người dân liên tục bị mất nước là có thật. Việc người dân chịu cảnh "một cổ hai tròng" vừa phải trả tiền nước sạch cho Xí nghiệp nước Đống Đa vừa phải mua nước của đơn vị tư nhân đã diễn ra từ lâu. "Tôi đã trực tiếp nhiều lần cùng các hộ dân gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng yêu cầu được cấp nước đầy đủ cho người dân ổn định cuộc sống nhưng tình hình vẫn chưa có tiến triển. Nhiều hộ dân đã chấp nhận lắp thêm một đường nước nữa của tư nhân và trả số tiền 60.000 đồng cho mỗi giờ bơm. Tuy nhiên, việc bơm hút nước cũng không được thoải mái vì phải canh theo giờ thế nên tình trạng mất nước vẫn xảy ra. Sống giữa Hà Nội mà khốn đốn vì nước sạch thế này thì khổ quá", ông Kính thở dài.
Theo_Eva
Cháu bé đi lạc may mắn được CSGT Hà Nội giúp đỡ Khi đang đứng trên đường khóc lạc giọng vì lạc mẹ, cháu bé đã được CSGT Hà Nội phát hiện, đưa về đơn vị chăm sóc, tìm lại gia đình. Hôm nay 6-4, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội cho biết: Đội CSGT số 1 vừa giúp đỡ một cháu bé bị lạc mẹ về với gia đình. Khoảng...