Chất lượng nào cho vũ khí Mỹ dùng linh kiện Trung Quốc?
Những bê bối liên quan đến vũ khí Mỹ sử dụng linh kiện Trung Quốc bị phát hiện gần đây khiến nhiều người nghi ngờ về chất lượng vũ khí Mỹ.
Mới đây nhất một cuộc điều tra của Lầu Năm Góc phát hiện một số vũ khí nước này, trong đó có chiến đấu cơ F-16 và máy bay ném bom B-1B có sử dụng vật liệu của Trung Quốc.
Không những thế, cuộc điều tra còn tìm thấy kế hoạch sử dụng titan được khai thác ở Trung Quốc để chế tạo phiên bản tên lửa tiêu chuẩn mới SM-3 Block IIA do tập đoàn Raytheon (Mỹ) và Nhật Bản phát triển. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự quản lý lỏng lẻo của các nhà thầu Mỹ trong việc sản xuất vũ khí.
Theo kết quả cuộc điều tra, ông Frank Kendall – Giám đốc bộ phận thu mua vũ khí của Lầu Năm Góc đã cho phép sử dụng vật liệu Trung Quốc sau khi luật pháp Mỹ đưa thêm bộ phận nam châm hiệu suất cao vào trong danh mục những vật liệu bị cấm. Sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến một hệ thống radar được tập đoàn Northrop Grumman phát triển cho chiến đấu cơ F-35 vì nó sử dụng các loại nam châm tương tự.
Tiêm kích F-35
Hồi tháng 1/2014, hãng tin Reuters tiết lộ Lầu Năm Góc còn cho phép tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) được dùng nam châm Trung Quốc để giúp chương trình phát triển chiếc F-35 trị giá 392 tỉ USD này diễn ra đúng tiến độ bất chấp lo ngại từ phía các quan chức Mỹ về hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
Hồi năm 2012, người ta còn phát hiện hàng loạt linh kiện Trung Quốc có trong những sản phảm hàng đầu của nghành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Theo Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, trong cuộc điều tra kéo dài một năm do Chủ tịch ủy ban, Thượng nghị sĩ Dân chủ Carl Levin, và Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain khởi xướng, các chuyên gia phát hiện 1.800 vụ việc liên quan tới linh kiện giả; trong đó có linh kiện của các loại máy bay vận tải hạng nặng của Không quân Mỹ, các trực thăng dùng trong các chiến dịch quân sự đặc biệt và máy bay do thám của Hải quân.
Bản báo cáo dài 112 trang của Thượng viện phác thảo những nguy cơ đối với an ninh quốc gia cũng như đe dọa an toàn trong hoạt động của quân đội do linh kiện nhái, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Số hàng giả trên bao gồm các linh kiện trong các Màng lọc giao thoa điện từ (EIF) sử dụng trong các chiến dịch ban đêm và vận hành các tên lửa trên trực thăng SH-60B của Hải quân Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài ra, chúng còn bị phát hiện trong các con chip của hệ thống hiển thị trên các máy bay vận tải quân sự hạng nặng như C-17 Globemaster III và C-130J, các môđun phát hiện băng trên máy bay P-8A Poseidon, máy bay Boeing 737 cải tiến có khả năng “săn” tàu ngầm và tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Báo cáo của Thượng viện Mỹ cho rằng, Bộ Quốc phòng không lường được quy mô cũng như mức độ tiêu cực của linh kiện điện tử giả đối với hệ thống phòng thủ quốc gia; đồng thời cảnh báo, việc sử dụng các nhà phân phối độc lập mà không kiểm soát chặt việc cung cấp các linh kiện quân sự quan trọng dẫn đến những rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Theo Báo Đất việt
Vòng vây đang siết quanh Chu Vĩnh Khang như thế nào?
Thời gian gần đây, nhiều quan chức đầu ngành của Trung Quốc bị sa thải trong bối cảnh Bắc Kinh mở rộng cuộc điều tra tham nhũng liên quan tới cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang.
Ngày 21/2, Ủy ban thường vụ hội đồng nhân dân thành phố Bắc Kinh công bố cách chức ông Lương Khắc, Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia thành phố Bắc Kinh.
Một nguồn tin thân cận với bộ máy an ninh và thực thi pháp luật của Bắc Kinh cho biết ông Lương bị Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc bắt giữ hồi tháng 2.
Ông Chu Vĩnh Khang (trái) và ông Lương Khắc
Nguồn tin cũng tiết lộ ông Lương từng thân cận với Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh và ông Chu Vĩnh Khang cũng như các cố vấn của ông này. Ông Lý Đông Sinh cũng đã mất chức.
Theo thông cáo của Quốc vụ viện (Nội các) Trung Quốc ngày 24/2, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an nước này, ông Lý Đông Sinh, đã chính thức bị cách chức.
Trước đó, vào tháng 12/2013, ông Lý đã bị điều tra do nghi ngờ vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng.
Ông Ly Đông Sinh tưng lam phat ngôn viên cho Trung ương Đang Công san Trung Quôc trươc khi chuyên sang lam Thư trương Bô Công an.
Thông tin này được đưa ra trong lúc đã có hàng loạt điều tra về các quan chức có liên quan đến cựu trùm an ninh, ông Chu Vĩnh Khang.
Thông báo sa thải đươc công bô chi một ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc đoc bài diễn văn kêu gọi đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch chống tham nhũng.
Cũng trong thời gian này, Tân Hoa xã công bố thông tin về tội trạng của cựu tỉ phú kiêm "trùm mafia" Lưu Hán, đối tác làm ăn của Chu Bân - con trai cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang. Giới quan sát nhận định đây là một bước nữa để Bắc Kinh "bẻ nanh" ông Chu.
Lưu Hán bị cáo buộc cầm đầu băng đảng khét tiếng ở Tứ Xuyên
Doanh nhân Lưu Hán cũng là một trong những nhân vật gần gũi ông Chu. Trước đó báo chí Trung Quốc từng đưa tin Lưu Hán là đối tác làm ăn của Chu Bân, con trai ông Chu.
Không nhắc đến tên Chu Vĩnh Khang, nhưng mới đây Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận khẳng định an ninh Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với việc băng đảng của Lưu Hán công khai tung hoành bất chấp luật pháp.
"Một trong những lý do giúp băng đảng của Lưu Hán mở rộng tầm hoạt động là một số thành viên của chính quyền, đảng ủy địa phương cũng như các quan chức tư pháp đã bảo vệ chúng. Cái ô bảo vệ này sẽ bị đưa ra ánh sáng khi cuộc điều tra Lưu Hán tiếp tục" - Nhân Dân Nhật Báo khẳng định.
Giới quan sát nhận định việc hàng loạt báo chí chính thống công bố tội trạng của Lưu Hán là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang sắp xử Chu Vĩnh Khang.
"Tất cả mọi người đều nói rằng thòng lọng quanh cổ Chu Vĩnh Khang đang siết chặt dần" - báo New York Times dẫn lời giáo sư chính trị Jean-Pierre Cabestan thuộc Đại học Baptist Hong Kong.
Việc hàng loạt nhân vật thân tín bị xử lý cho thấy nhiều khả năng lệnh truy tố ông Chu Vĩnh Khang sắp sửa được công bố.
Một trong những thuộc cấp thân tín của ông Chu bị điều tra trong đợt này còn có Phó chủ tịch Công ty dầu khí PetroChina International, ông Shen Dingcheng.
Ngày 23/2, theo báo Thanh Niên, tờ South China Morning Post dẫn lại thông tin từ tạp chí kinh tế China Business Journal (Trung Quốc) cho biết, ông Shen Dingcheng đã biến mất sau kỳ nghỉ tết vừa qua
Shen là một trong số những đồng minh, thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang gần đây bị bắt để điều tra trước các cáo buộc tham nhũng, China Business Journal dẫn lời một nguồn tin giấu tên.
Ông Shen Dingcheng (trái) từng là cố vấn của ông Chu Vĩnh Khang.
Cũng giống như những tờ báo Trung Quốc khác, China Business Journal dù không nêu tên cụ thể Chu Vĩnh Khang nhưng cho rằng Shen trở thành thư ký của "một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) trong giai đoạn 1992 - 1997".
Trong giai đoạn này, Chu Vĩnh Khang từng giữ chức vụ phó giám đốc và sau đó là tổng giám đốc CNPC, theo South China Morning Post.
China Business Journal còn cho biết, Shen nằm trong nhóm thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang, được mệnh danh là "bộ tứ".
Theo Báo Đất việt
Trung Quốc điều tra "cánh tay phải" của Chu Vĩnh Khang Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 18/2 đã ra quyết định điều tra đối với ông Ji Wenlin, phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, người từng là cánh tay phải cho ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc. Ông Ji Wenlin (trái) từng là thân tín của Chu...