Chất độc thần kinh Novichok nguy hiểm thế nào?
Chất độc Novichok gây co thắt cơ, làm tổn thương các cơ quan, tế bào thần kinh và có thể dẫn tới ngừng tim.
Theo The New York Times, Novichok là chất độc thần kinh mạnh, được phát triển ở Nga trong những năm 1970-1990. Nó có thể tồn tại dưới dạng lỏng, bột mịn hoặc bình xịt.
Novichok có nghĩa là “người mới” trong tiếng Nga. Reuters dẫn lời Giáo sư dược học Gary Stephens tại Đại học Reading (Anh) cho biết chất độc này làm tim đập chậm, ức chế hệ hô hấp và dẫn đến tử vong do ngạt thở. Nó có khả năng gây tử vong cao gấp 5-10 lần so với chất độc như VX hay sarin. Bệnh nhân sẽ khởi phát triệu chứng từ 30 giây đến 2 phút sau khi hít phải chất độc.
Từ năm 1948 đến nay, báo cáo của các nhà khoa học cho biết khoảng 200 trường hợp bị ngộ độc Novichok ở mức độ ít nghiêm trọng, 4 bệnh nhân khác tiên lượng nặng.
Novichok là chất có độc lực mạnh, nguy cơ gây tử vong cao. Ảnh: Business Insider.
Theo The New York Times, nạn nhân cần được tiêm thuốc giải độc càng sớm càng tốt. Đối với các trường hợp bị ngộ độc ở mức độ nặng, nạn nhân thường bất tỉnh, liệt cơ hô hấp.
Ngay khi phát hiện nhiễm độc Novichok, nạn nhân cần được cởi bỏ quần áo, rửa sạch da bằng xà bông và nước. Một số loại thuốc phổ biến có thể được sử dụng cho người nhiễm Novichok là Atropine, Oximes hoặc Diazepam.
Video đang HOT
Nguyên tắc khi điều trị với thuốc Atropine là duy trì liều lượng theo thời gian cho đến khi nhịp tim của nạn nhân ổn định (90 nhịp/phút). Oximes giúp phục hồi hoạt động của enzym và quan trọng nhất là chức năng cơ xương. Loại thuốc thứ 3 được sử dụng trong ngộ độc thần kinh là Diazepam, giúp ngăn co giật.
Tuy nhiên, các loại thuốc giải trên chỉ có tác dụng giảm ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể. Novichok gây nhiều thương tổn vĩnh viễn, khó hồi phục chức năng não.
Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng theo những cách dưới đây sẽ thành "lợi bất cập hại"
Tỏi là một loại gia vị phổ biến, từ lâu đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng một số sản phẩm, thực phẩm chức năng được chiết xuất từ loại thực phẩm này.
Tỏi vẫn thường được dùng trong chế biến món ăn và cũng là dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...
Công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như: Nhân sâm, trà xanh, trà đỏ, ...
Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen sai lầm khi chế biến cũng như sử dụng khiến tỏi mất tác dụng, thậm chí còn gây hại sức khoẻ.
Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng theo những cách dưới đây sẽ thành "lợi bất cập hại". Ảnh minh họa
Nấu chín tỏi: Nhiệt độ sẽ phá hủy thành phần hoạt chất - allicin trong tỏi. Đây là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
Tỏi để lâu: Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu.
Ăn thường xuyên, liên tục: Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 15g/ngày là đủ.
Ăn tỏi lúc đang đói: Ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng.
Người đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, những cách kết hợp tỏi sai có thể gây hại. Điển hình:
- Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe.
- Cá diếc nấu cùng tỏi có thể gây rối loạn tiêu hóa đường tiêu hóa.
- Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.
- Cá trắm: Cũng là một trong những thực phẩm "đại kỵ" với tỏi. Cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng ...
- Thịt gà: Thịt Theo Đông y, thịt gà tính cam (ngọt), ôn (ấm), tỏi có tính nóng (đại nhiệt). Việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lị.
- Tỏi kết hợp với hành không tốt cho thận, dạ dày
- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu...
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
Ngoài ra, các chất bổ sung từ tỏi cũng có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc chống tiểu cầu và thuốc giảm loãng máu... Vì vậy, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung từ tỏi để có cách sử dụng an toàn và hợp lý.
Những điều cần làm nhanh tại nhà để cứu người đột quỵ Đột quỵ có thể gây ra bởi cục máu đông trong các động mạch lớn của não. Điều trị hiệu quả nhất là loại bỏ cục máu đông. Các mạch máu được thông lại càng sớm, số lượng tế bào não sống sót càng nhiều. Kết quả cho thấy nhờ phương pháp kiểm tra nâng tay chân và tư vấn qua điện thoại,...