Chất độc tetrodotoxin giúp cá nóc ngừa stress
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, tetrodotoxin – chất độc cá nóc – đóng vai trò trong cuộc sống của loài cá này như là chất giúp chúng giảm stress.
Cá nóc nâu – Takifugu rubripes – Ảnh: Shutterstock
Theo Science, các nhà khoa học từ Đại học Kitasato Shibasaburo ở Kanagawa và Đại học Nagasaki đã phát hiện ra vai trò bất ngờ mà tetrodotoxin – chất độc cá nóc – đóng vai trò trong cuộc sống của loài cá này. Họ kết luận rằng chất độc giúp những con cá này giảm stress.
Đối tượng nghiên cứu là cá nóc nâu, còn được gọi là Takifugu rubripes, được tìm thấy ở một số vùng biển trong đó có biển Nhật Bản. Cá nóc nâu được coi là một loài cá thương mại quan trọng ở Nhật Bản, mặc dù sản lượng đánh bắt hàng năm giảm đáng kể nhưng loài cá này cũng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản.
Giống như các đại diện khác, cá nóc được dùng để chế biến các món ăn, mặc dù gan, túi mật và da của chúng có độc tính chết người do nồng độ đáng kể của tetrodotoxin, phần còn lại của cá chỉ có thể được ăn sau khi xử lý đặc biệt. Cá nóc nâu cũng đóng vai trò là một sinh vật mẫu trong nghiên cứu sinh học vì bộ gien ngắn đáng ngạc nhiên của chúng trong số các loài động vật có xương sống (392.376.244 cặp cơ sở – base pairs).
Cơ thể cá không tự sản xuất tetrodotoxin, nhưng tích lũy nó nhờ các vi khuẩn đặc biệt đi kèm với thức ăn. Cá nóc nâu được nuôi trong các trang trại cá mất độc tính do chế độ ăn khác so với đòng loại sống trong tự nhiên.
Một nghiên cứu năm 2008 được thực hiện trên cùng loài cá này cho thấy cá con có nhiều quyết định rủi ro hơn, có khả năng gây tử vong cho chúng khi không có tetrodotoxin trong cơ thể. Để tìm hiểu làm thế nào chất độc ảnh hưởng đến sự phát triển của cá, các tác giả của công trình nghiên cứu này đã thêm một liều tetrodotoxin vào thức ăn của cá nóc nâu non trong 1 tháng.
Video đang HOT
Kết quả, cá có độc tố phát triển dài hơn 6% và nặng hơn 24% so với những con thiếu độc tố. Cá có độc tố cũng tỏ ra ít hung dữ hơn và ít cắn vây nhau hơn. Vì stress ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sự gây hấn, các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ của 2 hormone liên quan đến stress trong cá: cortisol trong máu và corticoliberin trong não. Hóa ra, nồng độ của các hormone này trong cá nóc không độc tố cao hơn trung bình 4 lần so với những con cá có chất độc.
Dữ liệu thu được cho thấy cá nóc cần tetrodotoxin không chỉ để bảo vệ chống lại kẻ săn mồi mà còn cho sự phát triển khỏe mạnh của cá bột. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ độc tố tetrodotoxin quyết định nồng độ các hormone stress như thế nào.
Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Toxicon.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Hoá thạch tiết lộ thông tin sự sống tái sinh trên Trái đất sau khủng long tuyệt chủng
Những hóa thạch được khai quật ở Colorado (Mỹ) đang khiến các nhà khảo cổ học vô cùng vui mừng vì nó chứa đựng những thông tin quý giá liên quan đến việc sự sống tái sinh sau khi khủng long tuyệt chủng.
Trong sự kiện tuyệt chủng khi một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất khoảng 66 triệu năm trước, nó không chỉ đánh dấu sự kết thúc của khủng long, mà còn có cả những sinh vật khổng lồ khác và các loài thực vật.
Những hoá thạch cực hiếm mới được phát hiện.
Hóa thạch của khủng long và các động vật có xương sống khác hiện nay tương đối phổ biến, nhưng chi tiết về những gì đã xảy ra ngay sau cuộc tấn công của tiểu hành tinh đã bị thiếu hụt thông tin.
Con đường từ sự tuyệt chủng hàng loạt cho đến sự gia tăng của động vật có vú và sự xuất hiện của con người vẫn là bí ẩn. Cho đến thời điểm hiện tại, những hoá thạch mới được phát hiện dường như có thể cung cấp câu trả lời cho khoảng thời gian một triệu năm sau cái chết của loài khủng long.
Được phát hiện bởi các nhà khoa học từ Bảo tàng Khoa học & Tự nhiên Denver ở Colorado, hóa thạch lần đầu tiên được xác định vào năm 2016.
Bức màn bí ẩn sau khi khủng long tuyệt diệt đang dần được hé lộ.
Thời điểm đó, tiến sĩ Tyler Lyson là người phụ trách nghiên cứu cổ sinh vật có xương sống tại bảo tàng và là tác giả chính đã bắt đầu săn lùng những tảng đá hình quả trứng và phát hiện ra những điều đặc biệt.
Với sự trợ giúp của tiến sĩ Ian Miller, các nhà nghiên cứu đã phá vỡ các khối đá như bị bê tông hóa và tìm thấy một khối lượng lớn hóa thạch còn sót lại.
Bên trong là hộp sọ của các động vật có vú từ các thế hệ đầu tiên sống sót sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Trên thực tế, hầu hết những gì được hiểu từ thời đại này đều dựa trên những mảnh hóa thạch nhỏ, chẳng hạn như những mảnh răng của động vật có vú. Tuy nhiên, lần này thay vào đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy hơn một chục hộp sọ.
Kết quả sau thời gian nghiên cứu, gần 1.000 hóa thạch động vật có xương sống đã được thu hồi từ khu vực này, và các hóa thạch tổng thể từ ít nhất 16 loài động vật có vú khác nhau đã được xác định. Chúng bao gồm các loài hoàn toàn mới, cũng như tổ tiên của động vật như lợn ngày nay.
Kết hợp với các hồ sơ thực vật hóa thạch, những hoá thạch là một cửa sổ mới mở toang cánh cửa vào một giai đoạn ít được biết đến trong quá trình phát triển của Trái đất.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Slashgear
Top "quái thú" có thể tự mọc lại cơ thể siêu phàm Khi bị mất một bộ phận cơ thể, một số loài động vật có thể mọc lại phần cơ thể hoặc biến hóa bộ phận khác thành những gì mà chúng bị mất. Thậm chí, có "quái thú" có thể mọc lại phần cơ thể quan trọng như đầu. Đại diện "lẫy lừng" nhất trong những loài động vật có thể tự tái...