Chất cực độc Xyanua nguy hiểm thế nào và cách nhận biết triệu chứng nhiễm độc
Xyanua khi tiếp xúc sẽ hấp thu nhanh vào cơ thể và ức chế nhanh hệ hô hấp, hệ thần kinh, do đó nó có thể gây nguy hiểm tính mạng ngay cả khi chỉ tiêu thụ một liều lượng rất nhỏ.
Cảnh sát Thái Lan được triển khai bên ngoài khách sạn Grand Hyatt Erawan ở thủ đô Bangkok, nơi phát hiện các công dân Việt Nam thiệt mạng. (Nguồn: THX/TTXVN)
Vụ 6 nạn nhân thiệt mạng tại khách sạn Grand Hyatt Erawan ở Bangkok ngày 16/7 đang được cảnh sát Thái Lan điều tra theo hướng bị đầu độc.
Cơ quan điều tra ban đầu xác định những nạn nhân thiệt mạng là 2 người Việt mang quốc tịch Mỹ và 4 người mang quốc tịch Việt Nam. Theo dấu vết ban đầu tại hiện trường, 6 nạn nhân có thể bị thiệt mạng do chất độc.
Sau khi khám xét căn phòng hiện trường, cảnh sát cũng tìm thấy “chất lạ” ở đáy cốc trong phòng. Được biết, các nạn nhân đều đã dùng trà hoặc càphê trong khách sạn. Truyền thông địa phương cho rằng 6 nạn nhân có thể tử vong do bị trúng độc Xyanua, một chất rất nguy hiểm.
Sau khi khám xét căn phòng hiện trường, cảnh sát Thái Lan tìm thấy “chất lạ” ở đáy cốc trong phòng. Truyền thông địa phương cho rằng, 6 nạn nhân có thể tử vong do bị trúng độc xyanua, một chất rất nguy hiểm (Ảnh: Bangkok Post).
Cũng liên quan chất độc Xyanua, tại Việt Nam, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục mở rộng điều tra Nguyễn Thị Hồng Bích (sinh năm 1986, ngụ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) về hành vi giết người.
Đến nay, Bích đã thừa nhận hành vi đầu độc bằng Xyanua khiến chồng và 2 cháu tử vong. Riêng người cháu thứ 3 may mắn thoát chết.
Vậy Xyanua là gì, nguy hiểm như thế nào đến tính mạng con người?
Khi nhắc đến Xyanua, nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi khi đây là loại hóa chất được xếp vào nhóm cực độc nên rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Thế nhưng, loại hóa chất này vẫn được dùng ở mức cho phép trong việc sản xuất giấy, dệt may, nhựa hay dùng để diệt sâu bệnh, sâu bọ.
Do đó việc hiểu rõ về chất độc này sẽ giúp bạn cảnh giác và biết cách bảo vệ bản thân.
Xyanua (Cyanide) là chất gì?
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Xyanua là một hóa chất cực mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng kể cả ở nhiều dạng hợp chất khác nhau. Xyanua có thể tồn tại ở thể khí không màu như hydro xyanua (HCN), xyanua clorua (CNCl) hoặc dạng tinh thể như kali xyanua (KCN), natri xyanua (NaCN).
Video đang HOT
Về mùi vị, Xyanua được mô tả là có mùi giống như “hạnh nhân đắng”, nhưng đôi khi là không mùi, do đó rất khó có thể phân biệt được Xyanua với các hóa chất khác.
Điều đặc biệt nguy hiểm là Xyanua có thể được tìm thấy trong tự nhiên từ các thực phẩm như sắn (khoai mỳ), hạnh nhân, đậu lima chưa được sơ chế kỹ, hay có trong hạt trái cây như đào, táo, mơ.
Bên cạnh đó, Xyanua còn được tìm thấy trong khói thuốc lá, khói đám cháy hay trong các sản phẩm dệt may, sản xuất giấy, nhựa, thuốc trừ sâu.
Chất độc Xyanua phát tác thế nào?
Xyanua là chất cực độc, con người ăn phải một chút cũng rất nguy hiểm.
Xyanua khi tiếp xúc sẽ hấp thu nhanh vào cơ thể và ức chế nhanh hệ hô hấp, hệ thần kinh, do đó nó có thể gây nguy hiểm tính mạng ngay cả khi chỉ tiêu thụ một liều lượng rất nhỏ.
Chất độc Xyanua phát tác thế nào?
Mức độ nguy hiểm do ngộ độc Xyanua sẽ phụ thuộc vào lượng Xyanua mà cơ thể tiếp xúc, cũng như lộ trình và thời gian tiếp xúc. Việc hít phải khí Xyanua sẽ nguy hiểm nhất, đồng thời nuốt và uống phải Xyanua cũng sẽ gây ngộ độc.
Chất độc Xyanua.
Khi Xyanua đi vào cơ thể con người, chất độc này sẽ ngăn các tế bào trong cơ thể sử dụng oxy, từ đó các tế bào sẽ chết dần và có hại cho tim, não hơn hết.
Dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm Xyanua
Khi bị ngộ độc Xyanua, nạn nhân thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là kích động, thở gấp, lú lẫn và cảm thấy kích động. Tiếp theo, nạn nhân sẽ khó thở, co giật và huyết áp giảm. Cuối cùng, nạn nhân sẽ bị hôn mê sâu, trụy tim, mất phản xạ và có thể dẫn đến tử vong.
Con người có thể nhiễm Xyanua khi tiếp xúc ở lượng nhỏ do hít phải, tiếp xúc qua da hay ăn phải thực phẩm, những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm Xyanua diễn ra trong vài phút bao gồm đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thở gấp, nhịp tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt, bồn chồn.
Dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm Xyanua
Ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với Xyanua ở mức độ cao có thể bắt đầu sau vài giây đến vài phút. Một số dấu hiệu và triệu chứng của phơi nhiễm bao gồm:
Yếu người, đờ đẫn, bồn chồn
Đau đầu
Buồn nôn/cảm giác đau bụng
Nhịp tim nhanh hay chậm
Thở nhanh hay chậm
Thở hổn hển và khó thở
Mất ý thức, hôn mê
Co giật
Tổn thương phổi
Tim ngừng đập
Suy hô hấp và dẫn đến tử vong
Mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe phụ thuộc vào con đường và thời gian tiếp xúc, liều lượng và dạng Xyanua.
Nếu nạn nhân sống sót sau khi bị ngộ độc thì vẫn bị những tổn thương về não, tim và thần kinh.
Tiếp xúc với Xyanua được điều trị như thế nào?
Ngộ độc Xyanua được điều trị bằng thuốc giải độc đặc hiệu và chăm sóc y tế hỗ trợ tại bệnh viện hoặc bởi nhân viên cấp cứu đã được đào tạo. Điều quan trọng nhất là nạn nhân phải được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Bệnh nhân thường được thở oxy.
Thuốc giải độc cho ngộ độc Xyanua hữu ích nhất nếu được dùng càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc. Hai loại thuốc giải độc (natri nitrit và natri thiosulfate) thường được sử dụng để ngăn chặn tác động của ngộ độc xyanua nghiêm trọng. Các loại thuốc khác có thể cần thiết để kiểm soát các ảnh hưởng bổ sung tới sức khỏe của Xyanua chẳng hạn như co giật.
Những người gặp các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng cần được chăm sóc tích cực tại bệnh viện, đặc biệt là những người đã hôn mê. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến tử vong.
Đồng thời, bạn nên cần cẩn thận sơ chế kỹ trước khi tiêu thụ những thực phẩm tự nhiên được chuyên gia cảnh báo là có chứa Xyanua./.
Xyanua nguy hiểm như thế nào?
Xyanua là chất độc đầu bảng, chỉ cần một lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh có thể khiến một người trưởng thành tử vong nhanh chóng.
Vừa qua, một nam thanh niên ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, bỗng nhiên bị hôn mê, bất tỉnh nên được gia đình đưa đi cấp cứu.
Qua xét nghiệm, bác sĩ tại TPHCM phát hiện bệnh nhân ngộ độc xyanua. Ngoài ra, từ tháng 10/2023 đến tháng 6 năm nay, gia đình bệnh nhân này đã có 5 người tử vong bất thường, với các triệu chứng liên quan đến ngưng tim, rối loạn nhịp tim.
Trao đổi với VietNamNet, Phó giáo sư Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội), cho biết xyanua là chất độc nguy hiểm hàng đầu. Từ xưa, người dân đã gọi "thứ nhất nhân ngôn (xyanua), thứ nhì thạch tín (asen)" để nói về mức độ độc hại của hóa chất này.
Xyanua bị cấm bán ngoài thị trường. Hiện hóa chất này chỉ cho phép sử dụng trong công nghiệp khai thác vàng và một số ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể "lách" mua được chất này.
Theo ông Côn, chỉ cần nuốt 50mg (tương đương một hạt đậu xanh) hoặc hít phải 0,2% dạng khí xyanua có thể khiến người khỏe mạnh 50-60kg tử vong ngay lập tức. Chất độc này tác dụng rất nhanh, mạnh vào hệ hô hấp và hệ thần kinh gây nhiễm độc cấp tính.
Người ăn hàm lượng thấp sẽ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, thở gấp và không được cấp cứu kịp thời rất dễ bị trụy mạch, tử vong. Những người sống sót sau ngộ độc xyanua có thể bị tổn thương tim, não và thần kinh.
Độc chất này có mùi đặc trưng giống hạt hạnh nhân, vị hơi đắng, người không quen khó có thể nhận biết. Đặc biệt, xyanua cho vào đồ uống càng khó nhận biết hơn.
Trong tự nhiên, người ta tính toán có hơn 2.000 loài thực vật chứa chất độc này như măng, sắn và trong hạt của các loại quả táo, mơ, lê, mận, anh đào, đào... Độc chất xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen. Các glycoside cyanogen tương đối không độc hại. Tuy nhiên, khi vào đường ruột, chúng được chuyển hóa thành hydro xyanua. Người chế biến cần loại bỏ xyanua trong thực phẩm bằng cách gọt vỏ, ngâm nước, luộc mở vung để hóa chất này bay hơi.
Cách khử chất cực độc xyanua trong một số thực phẩm quen thuộc Một số thực phẩm như măng, sắn chứa xyanua - một hóa chất rất độc hại có thể gây tử vong tức thì. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các biện pháp khử độc đơn giản. Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết xyanua là...