‘Chặt chém’ tại Quảng Ninh: Đĩa thịt luộc giá 200 nghìn đồng
Đĩa thịt luộc giá 200.000 đồng, cá xốt cà chua 120.000 đồng/đĩa, 2 đĩa dưa chua muối 100.000 đồng, một đĩa bò xào 400.000 đồng…. tại một quán cơm bình dân gần khu du lịch Yên Tử (Quảng Ninh) khiến khách hàng giật mình.
Thông tin trên báo Tri thức Trực tuyến, trưa 14/2, sau khi tham quan khu du lịch Yên Tử trên đường Thanh Sơn (Uông Bí, Quảng Ninh), gia đình chị T. vào một nhà hàng bình dân dùng bữa trưa. Khi thanh toán, cả đoàn giật mình khi thấy hóa đơn lên tới gần 1 triệu đồng.
Trong đó, một đĩa thịt luộc giá 200.000 đồng, cá xốt cà chua 120.000 đồng/đĩa, 2 đĩa dưa chua muối 100.000 đồng, một đĩa bò xào 400.000 đồng….
Bức xúc khi bị chặt chém, chị T. đăng hình ảnh hóa đơn và nhà hàng trên một nhóm trên mạng xã hội. Chỉ sau một thời gian ngắn chia sẻ, câu chuyện về tờ hóa đơn này được nhiều người quan tâm và thể hiện sự bức xúc về tình trạng chặt chém của chủ quán.
Hóa đơn chị T phản ánh đến báo chí về việc chặt chém của chủ hàng. (Ảnh: Tri thức Trực tuyến).
Trao đổi trên báo Tri thức Trực tuyến, chị T. cho biết, do quán ghi “cơm bình dân”, bên trong bàn ghế cũng đơn giản nên cả đoàn quyết định dừng lại nghỉ chân. Cả đoàn có 10 người cả lớn và nhỏ, song chỉ khoảng 5 người ăn nên chị quyết định gọi theo đĩa để ăn chung.
Quán không có menu kèm giá tiền nên chị T. gọi mấy món đơn giản cho tiết kiệm. Song khi trả tiền, nhìn hóa đơn, cả đoàn mới giật mình vì đồ ăn quá đắt. “Một đĩa thịt bò được 2 gắp giá lên tới 400.000 đồng, bát canh lõng bõng 60.000 đồng. Chưa kể 2 tô cơm trắng mà chủ quán tính giá 90.000 đồng”, chị T. cho hay.
Đề phòng chủ quán tính nhầm nên chị T. hỏi lại. Song chủ quán khẳng định hóa đơn là chính xác. Khi thắc mắc về mức giá một vài món khá đắt như thịt bò, dưa muối, cơm… thì chủ quán lý giải do ngày lễ, Tết nên đắt đỏ, khách phải chấp nhận.
“Cơm đã ăn vào bụng, tôi chỉ đăng lên diễn đàn để mọi người biết mà tránh. Hơn nữa, tôi cũng là người ở địa phương nên chỉ muốn phản ánh để mọi người tránh và chủ quán điều chỉnh lại, không làm ảnh hưởng đến tỉnh nhà”, chị T chia sẻ.
Vụ việc của chị T cũng được một thành viên có tên Gau Con Buon chia sẻ trên một diễn đàn với nội dung như sau: “Các cụ các mợ nào về Quảng Ninh quê em đi lễ chùa Ba Vàng Yên Tử thì tránh xa cái quán này ra nhé. Bữa cơm bị chém quá thể luôn. Cơm thì sống nữa chứ… Mang tiếng dân Quảng Ninh quê em”.
Video đang HOT
Kèm theo lời cảnh báo trên, thành viên Gau Con Buon cũng đăng thêm vài bức ảnh về quán ăn, trong đó có bức ảnh chụp lại tờ hóa đơn tính tiền bữa cơm bình dân gồm: Thịt luộc giá 200.000 đồng, bò xào 400.000 đồng/2 đĩa, cá xốt 120.000 đồng, cơm 90.000 đồng, bò húc 15.000 đồng, canh 60.000 đồng, đặc biệt, đĩa dưa chua muối được tính giá 100.000 đồng. Theo đó, tổng hóa đơn bữa cơm hết 985.000 đồng khiến khách hàng choáng váng.
Trên diễn đàn mạng xã hội khác, cư dân mạng cũng tố quán ăn này chặt chém không thương tiếc. (Ảnh: Vietnamnet).
Thành viên Gau Con Buon cũng cho biết thêm, hai đĩa thịt bò xào chỉ lèo tèo vài miếng, gắp hai đũa thì hết đĩa.
“Mình dân Quảng Ninh đi biển xe 14 vào quán ăn mà còn bị thế này, thảo nào mọi người cứ bảo bị chặt chém. Hôm nay mới biết mùi”, thành viên Gau Con Buon bức xúc.
Ngay sau khi hình ảnh hóa đơn bị chặt chém được đăng tải, một du khách ở Hà Nội cũng bức xúc chia sẻ hình ảnh hóa đơn khi ăn tại quán cơm này cách đây không lâu. Theo chị này, mức giá nhà hàng đưa ra quá đắt khi một đĩa thịt bò xào có giá 200.000 đồng, đậu xốt 100.000 đồng, rau xào 50.000 đồng/đĩa…
Anh Doanh, một hướng dẫn viên du lịch từng dẫn khách vào ăn tại đây cho biết, nếu so với các quán ăn quanh khu vực, nhà hàng trên có giá tương đối cao, song không quá đắt hay đến mức chặt chém.
Việc các quán ăn đẩy giá lên cao một chút vào các thời điểm lễ, Tết, mùa hội, theo anh, là tình trạng chung. Đặc biệt, trong mùa Tết năm nay, giá cả hàng hóa, đặc biệt là rau xanh và một số thực phẩm tươi sống tăng tương đối cao.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện khu du lịch Yên Tử cho biết, địa phận Thanh Sơn không nằm trong khu du lịch Yên Tử. Do đó, cơ quản quản lý khác sẽ chịu trách nhiệm và sẽ có giải pháp với các đơn vị không tuân thủ đúng quy định.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Dân kêu trời về Yên Tử, lãnh đạo Quảng Ninh kiểm tra có thấy gì không?
Yên Tử năm nay có nhiều xáo trộn. Đi Yên Tử tốn nhiều tiền hơn mọi năm. Các gian hàng của người dân địa phương bị đẩy ra ngoài vùng trung tâm.
Ngày 14/2 (tức mùng 7 Tết Bính Thân), ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Yên Tử tại TP Uông Bí.
Ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Uông Bí kiểm tra địa điểm tổ chức khai hội Yên Tử 2016. Ảnh Báo Quảng Ninh
Theo báo cáo của TP Uông Bí, đến nay mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đầu năm tại Khu di tích Quốc gia Yên Tử (ngày 10 tháng Giêng) đã cơ bản hoàn tất. Theo đó, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo chung cho các lễ hội, phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch khai mạc và đón khách trong những ngày lễ. Cùng với đó là tổ chức sắp xếp các khu dịch vụ, niêm yết giá, chú trọng đến công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tổ chức phân luồng và bố trí giao thông hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về dự hội.
Để chuẩn bị cho Lễ hội Yên Tử năm 2016, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã tổ chức, sắp xếp lại một số hạng mục, đầu tư và di chuyển 2 bãi đỗ xe ra vị trí mới. Thực hiện cải tạo một số tuyến đường dẫn vào khu di tích; lắp dựng pano tuyên truyền, giới thiệu về cảnh quan dọc 2 bên đường; tăng cường thêm các nhà vệ sinh công cộng và điểm thu gom rác... Đặc biệt, mùa lễ hội năm nay, các điểm dừng chân, khu nhà hàng và điểm bán đồ lưu niệm đã được xây mới, khang trang, đẹp đẽ hơn.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Chất lượng Việt Nam, việc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm tổ chức, sắp xếp lại một số hạng mục, đầu tư và di chuyển 2 bãi đỗ xe ra vị trí mới gây nhiều phiền toái cho du khách.
20.000 đồng cho quãng đường gần 2km. Lượt đi, lượt về là 40.000 đồng. Nhiều người cho rằng giá xe điện khá chát.
Từ vị trí gửi xe, du khách nếu không muốn đi bộ quãng đường gần 2 km vào chân chùa thì phải mất thêm 20.000 đồng đi xe điện, hoặc không thì đi xe ôm vào trong.
Ngày mùng 6 Tết, trong tiết trời oi ả, phóng viên quan sát thấy có nhiều du khách, trong đó có không ít người già và trẻ em phải lếch thếch đi bộ gần 2 km vào chân chùa vì không có tiền đi xe điện và xe ôm.
Cảnh xe điện, xe ôm, người đi bộ có phần bát nháo, làm mất mỹ quan Yên Tử và chứa đựng nguy cơ tai nạn giao thông.
Một vấn đề khác, trong khi nhiều chùa ở Uông Bí đã miễn phí tiền gửi xe thì Yên Tử chưa làm được điều này. Ngoài tiền gửi xe máy, ô tô, hầu hết du khách còn mất thêm tiền gửi mũ bảo hiểm.
"Tôi nói kẹp mũ bảo hiểm ở trong yên xe cũng được, mất tôi tự chịu nhưng người trông xe nhất định không cho, yêu cầu tôi phả gửi", một du khách phàn nàn.
Nhiều người đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên trông xe tại Yên Tử năm nay không ổn. Có người còn nói, bị cắt đứt quai mũ chỉ vì không chịu gửi mũ.
Một vấn đề nữa khá nhức nhối. Như những năm trước, đường vào chùa có nhiều gian hàng ăn uống, nông sản của người dân địa phương. Nhưng năm nay, khu này bị chuyển đi chỗ khác để nhường chỗ cho các nhà ăn, nghỉ hoành tráng của Công ty Phát triển Tùng Lâm.
Gian hàng của người dân Yên Tử bị chuyển đi, thay vào đó là các nhà hàng sang trọng của Công ty Tùng Lâm
"Vài trăm gian hàng của người dân địa phương bị chuyển đi, hầu hết được dựng tạm bợ. Trộm vía chứ chỉ cần một mồi lửa nhỏ thì cháy hết", một người dân đang kinh doanh tại đây buồn bã nói.
Nhiều người lo ngại, Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đang thực hiện "chiến dịch" tận thu tại nơi đất Phật.
"Yên Tử giờ đi đâu cũng tiền", chị Dung, một người dân ở Uông Bí phản ánh.
Trao đổi với phóng viên về việc chuyển bãi xe ra ngoài, gây bất tiện cho việc đi lại của du khách, ông Lê Trọng Thanh - phó Giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, việc chuyển bãi xe ra ngoài để xây khu văn hóa tâm linh đã được Chính phủ phê duyệt. Khu vực này kéo dài từ bãi gửi xe vào đến chân chùa.
"Tạm thời công trình chưa hoàn thành nên nhiều người thấy việc đi lại có phần bất tiện. Lúc xây xong thì khác, du khách sau khi gửi xe có thể đi xe điện hoặc đi bộ để tham quan khu văn hóa", ông Thanh giải thích.
Vàng Danh
Theo_Vietq
Mệt mỏi chờ đợi cáp treo Yên Tử Từ mùng 1 tháng Giêng nhiều du khách đã đổ về khu di tích Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) và gây ra tình trạng ùn tắc tại đây. Khung cảnh Yên Tử nơi tháp 9 tầng - Ảnh: Trường Giang Trong ngày 14.2, từ sáng sớm đã có hàng vạn người đổ về khu vực này, các bãi xe máy, ô tô...