Chắt bóp trăm đường mà ví vẫn “lép”, tôi ngộ ra 3 sai lầm tưởng là tiết kiệm
Sau 1 năm sống khổ sở mà vẫn chẳng để ra thêm đồng nào, tôi ngộ ra tiết kiệm không phải ngừng chi tiêu mà là chi tiêu một cách hợp lý. Có những điều tôi tưởng là tiết kiệm song thực chất chúng lại đang ăn mòn dần ví tiền của tôi.
Cách đây 2 năm, khi chân ướt chân ráo bước vào cuộc sống hôn nhân, tôi mạnh mẽ tuyên bố với chồng rằng từ nay mình sẽ học cách tiết kiệm. Một đêm miệt mài tra cứu trên google chưa đủ, tôi còn sưu tầm và in ra những câu nói hay để dán ngay trước bàn trang điểm với những mong đó sẽ là động lực để mình chi tiêu hợp lý.
Cuộc sống độc thân nhìn chung khá thoải mái nên tôi ít khi để ý tới chuyện tiền nong. Giờ đã có gia đình riêng, tôi nghĩ mình cần phải đi vào khuôn khổ với những kế hoạch tiết kiệm. Học từ sách báo, học từ bạn bè, cả những điều tự nghĩ ra, loanh quanh cũng chỉ vì một mục đích tiết kiệm. Thế nhưng sau 1 năm sống khổ sở mà vẫn chẳng để ra thêm đồng nào, tôi ngộ ra tiết kiệm không phải ngừng chi tiêu mà là chi tiêu một cách hợp lý. Có những điều tôi tưởng là tiết kiệm song thực chất chúng lại đang ăn mòn dần ví tiền của tôi.
Mua xe cũ
Trước đây tôi đi làm gần nhà nên vẫn thường hay đi bộ, khi nào đi chơi thì đi chung xe của mẹ. Kết hôn xong, nhà không còn gần công ty nên tôi quyết định mua một chiếc xe cũ để vừa đảm bảo nhu cầu đi lại mà không quá tốn tiền.
Vì là con gái, thích bánh bèo nên tôi chọn mua một chiếc xe ga cũ với giá 17 triệu. Chiếc xe trông rất thời trang, giá lại vừa tầm và tôi đã rất ưng ý vừa lòng với quyết định đúng đắn của mình. Thế nhưng đây cũng chính là sai lầm đầu tiên của tôi trong việc thắt chặt hầu bao.
Đó là một chiếc xe ga nguyên giá khá đắt, đã qua sử dụng 5 năm. Sau 1 tháng sử dụng, tôi đã hối hận vì quyết định của mình. Chiếc xe ga đó tuy nhìn có đẹp nhưng rất hay hỏng hóc vặt và đồ để thay thế thì không hề rẻ chút nào. Chưa kể chiếc xe đó tốn xăng như “uống”. Nếu như xe của chồng tôi 100km chỉ tốn khoảng 2 lít xăng thì chiếc xe cũ này “uống” những 4 lít.
Vậy là tiết kiệm hóa ra mua việc vào người. Sau một thời gian cố chịu, tôi đã nghe lời chồng bán chiếc xe đó đi để mua một chiếc xe mới khác thuộc tầm trung. Đúng như lời chồng tôi nói, xe cộ là thứ ta dùng đến mỗi ngày, đảm bảo sự an toàn của ta nên việc lựa chọn là điều rất quan trọng. Xe cũ không chỉ có nguy cơ hỏng hóc thường xuyên mà độ an toàn còn không được đảm bảo, tốn nhiên liệu…
Video đang HOT
Mua thêm hàng để được miễn phí vận chuyển
Từ ngày các ứng dụng mua sắm ra đời, tôi từ một đứa nói không với mua hàng online trở thành “tín đồ mua sắm”. Làm sao tôi có thể cầm lòng khi chỉ với một cú nhấp chuột, tất cả những gì tôi muốn sẽ hiện ra trước mắt. Thủ tục thanh toán nhanh chóng, hàng tháng đều có voucher miễn phí vận chuyển nên tội gì phải đội nắng đội mưa ra kia mua cho khổ.
Nghĩ vậy nên tôi chuyển gần như hoàn toàn sang việc mua sắm online. Mua mãi rồi thành quen, thấy cái gì hay hay trên mạng là tôi sẽ nhanh tay nhặt vào giỏ. Có lần là chiếc kẹp túi hay ho giúp những túi bimbim còn dở không bị ỉu, khi là chiếc móc dán siêu dính, khi là chiếc kẹp điện thoại hình chú khỉ xinh xinh…
Để đủ điều kiện được miễn phí vận chuyển, tôi phải mua thêm đồ. Vậy là vì tiếc khoảng 20.000 đồng, tôi mua về một đống những sản phẩm trông rất hay ho nhưng thú thật cả năm rồi vẫn chưa động đến. Chưa kể mỗi lần mua về tôi lại phải giấu chồng vì không muốn nghe anh cằn nhằn “toàn mua thứ linh tinh”.
Nên nhớ, các chương trình khuyến mại như voucher miễn phí vận chuyển hay giảm giá… được đưa ra đều nhằm kích thích tiêu dùng, tăng doanh thu và đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho. Bạn bị rơi vào “bẫy” chi tiêu, nhặt những món đồ hay hay và tặc lưỡi “cái này cũng rẻ mà” một cách không chần chừ.
Những món tiền tưởng nhỏ đó, khi cộng dồn vào cuối tháng sẽ thành con số không hề nhỏ. Một bài toán rất đơn giản bạn có thể nhẩm như sau. Nếu mỗi ngày chỉ cần bạn tiết kiệm thêm 10.000 đồng, sau 1 năm bạn sẽ có ngay 3.650.000 đồng, đủ tiền mua một bộ nồi chiên không dầu và lò vi sóng phục vụ việc bếp núc hay chuyến đi biển cho một người. Trước khi quyết định nhặt món hàng nào vào giỏ, hãy nghĩ xem mình sẽ dùng nó vào việc gì.
Tích tiểu thành đại, từ những món tiền nho nhỏ tiết kiệm qua những thứ chi tiêu hàng ngày sẽ có thể mang đến cho bạn con số dư bất ngờ. Đáng tiếc là không phải thói quen tiết kiệm nào cũng thật sự hiệu quả, thậm chí chúng còn khiến bạn tốn tiền nhiều hơn.
“Đừng mua thứ hữu ích mà hãy mua thứ cần thiết”. Nhiều người cho rằng cứ tiêu ít đi, không sử dụng tiền nữa thì sẽ tiết kiệm tiền hiệu quả. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm đôi khi còn gây lãng phí hơn.
Không khám sức khỏe định kỳ
Khi còn trẻ, chúng ta thường ít khi quan tâm đến sức khỏe của mình dù có thấy một vài biểu hiện không được ổn. “Đang bình thường thì đi khám sức khỏe làm gì”, “Khám lại ra cả mớ bệnh vặt ý chứ”… Những suy nghĩ đó khiến những người trẻ như tôi và bạn thường coi khám sức khỏe định kỳ là điều gì đó rất xa vời, không dành cho mình.
Tôi tự cho rằng mình đã tiết kiệm được khoản tiền kha khá khi không chi tiền cho những buổi khám sức khỏe định kỳ. Mỗi khi đau răng quá, tôi sẽ mua vài viên thuốc uống cho quên đi rồi mọi thứ lại bình thường và nghĩ rằng cơ thể mình vẫn đang ổn.
Cho đến một ngày không thể chịu được cơn đau răng khiến cả đêm phải thức trắng, tôi mới đến phòng khám theo yêu cầu của chồng. Kết quả là chiếc răng số 8 của tôi bị mọc lệch, đâm hỏng răng số 7 và răng số 7 bị sâu hết cả chân. Tôi đã phải nhổ chiếc răng số 7 vì sâu, số 8 vì mọc lệch và trồng răng mới. Nếu như quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, tôi sẽ chỉ cần hàn chiếc răng mới sâu hay xử lý chiếc răng mọc lệch khi chưa muộn.
Thăm khám sức khỏe định kỳ là một khoản đầu tư cần thiết và có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí trong tương lai. Trong trường hợp không may mắc phải bệnh nào đó, việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn dễ chữa trị hơn, bớt được nhiều tiền để chữa trị khi đã quá nặng.
Em chồng ăn sau lại không chịu dọn mâm, tôi nhắc nhở thì bị mắng ngược và chiêu độc khiến ả răm rắp nghe lời
Suốt một thời gian dài, em chồng không chịu tự giác làm việc nhà, tôi phải giúp mọi thứ. Nhưng tới khi bầu bí thì tôi quyết định không hộ nữa.
Ngày trước yêu nhau thì tôi nghĩ quan trọng nhất là chồng mình. Thế nhưng về chung sống với bố mẹ chồng, em chồng tôi mới thấy nhầm. Đúng là chồng là yếu tố tiên quyết, nhưng khi ngày ngày phải va chạm với những người thân khác nữa thì mọi chuyện không đơn giản.
Hân - em chồng tôi hiện đang học năm hai đại học. Con bé cũng đi làm thêm kiếm tiền tiêu vặt, mua sắm vì nói thật, gia đình tôi chỉ ở mức trung bình. Mặc dù mẹ chồng cũng chiều con gái nhưng Hải cũng muốn Hân học cách tự lập, va chạm nhiều hơn. Vậy nên anh đề nghị bố mẹ không được cho tiền tiêu vặt để con bé tự bươn trải.
Nó làm thêm cũng không quá vất vả, tùy hôm mà 8-9h tối sẽ về. Khi đó, cả gia đình đã cơm nước xong xuôi, phần riêng đồ ăn để con bé về thì quay lại. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như nó ăn xong rồi tự giác dọn dẹp. Đằng này, Hân để nguyên mọi thứ lanh tanh bành trên bàn ăn như thế khiến tôi nhiều phen bị mẹ chồng mắng oan. Thế là 10-11h đêm tôi lại lọ mọ đi dọn thay phần cô em chồng.
Tôi nói Hải, anh cũng nhắc nhở em gái nhưng đôi ba hôm rồi đâu lại vào đấy. Mẹ chồng cũng bênh con gái ra mặt, bảo tôi thấy bừa bộn thì dọn dẹp đi, kêu ca gì: "10h tối con đã ngủ đâu, ra ngoài rửa giúp em chút chết ai". Thật sự ngang ngược không đỡ được.
Hải cằn nhằn nhiều thì mẹ chồng cũng quay ra cạu, bà bảo: "Thôi, con hộ nó 1 chút đi, đợi khi tâm trạng con bé tốt lên mẹ sẽ nói. Dạo này công việc của nó có vẻ vất vả, mặt xanh xao, cứ buồn thỉu thiu ấy".
Chán, tôi chẳng buồn nói nữa. Chẳng lẽ tôi thì không áp lực công việc, không mệt mỏi sao? Tuy nhiên, chồng đã ra mặt mà còn thế, tôi chẳng buồn đôi co làm gì. Đành nhịn một chút cho nhà cửa yên ổn.
Gần đây, tôi đang bầu bí nên nghén ngẩm. Thậm chí tới ăn tôi cũng chẳng thiết, người không có tí sức lực nào. Mẹ chồng cũng tốt, bảo chuyện cơm nước để bà lo. Nhưng dù bà tâm lý với con dâu thế nào thì vẫn phải xếp sau con gái. Những việc lặt vặt như mang đồ ra máy giặt, lau bàn, rửa bát, tưới cây... vẫn do tôi đảm đương. Cũng chẳng vấn đề gì nếu như em chồng của tôi không ỷ lại tới mức mâm cơm tối muộn nó cũng để lại.
Và tối hôm ấy, cô em chồng lại về ăn sau cùng. Như một thói quen, con bé lại để mọi thứ, thậm chí còn chẳng thèm xếp bát đũa lại cho gọn gàng. Hơn 10h, tôi ra ngoài bếp lấy nước ấm thấy thế thì gọi Hân lại nhắc nhở. Nó gào mồm lên bảo: "Cứ để đó, mẹ bảo mai mẹ rửa cho em".
"Lần nào cũng là chị rửa chứ mẹ đâu có rửa? Em cũng lớn rồi, ăn xong tự rửa mấy cái bát đi" - Tôi bảo nó.
Nào ngờ mẹ chồng cũng từ trong đi ra, nghe tôi nói thế lại nghĩ con dâu bắt nạt con gái. Bà trách ngược tôi: "Bao nhiêu việc lớn việc bé trong nhà mẹ làm cho rồi, giờ rửa bát cho em mà cũng khó thế à? Thôi, không làm được thì để đấy, bà già này lo".
Tôi vô cùng khó chịu với sự chiều con thái quá của mẹ chồng. Đúng lúc ấy, Hải đi ra. Chứng kiến sự việc ấy, anh bảo: "Đi phục vụ thiên hạ được mà về có mấy cái bát cũng không dọn được thì từ mai ăn ngoài nhé! Nói trước đấy, tối mai anh ra kiểm tra mà thấy còn tình trạng mâm bát lanh tanh bành thì anh sẽ đổ sạch đồ đi đấy.
M ẹ nữa, vợ con đang bầu bí, việc nhà vẫn làm đấy thôi. Riêng việc phục vụ con bé cỡ này thì chịu."
Mẹ chồng chẳng bênh nổi con gái nữa. Hân tuy bực bội nhưng cũng tự bê đi rửa. Và từ sau hôm đó, em chồng chẳng chăm hơn nhưng ít nhất biết tự dọn đồ mình bày ra. Còn việc chồng tôi lên tiếng đương nhiên chúng tôi cũng bàn cả rồi. Chúng tôi biết là em chồng lười nhưng tiết kiệm, cứ đánh vào kinh tế nó mới nghe.
Có nên quản lý thu nhập ngoài của chồng Vợ chồng tôi thu nhập ổn định. Tôi thu nhập tầm 10 đến 12 triệu. Chồng lương cứng gần 20 triệu, thêm thu nhập ngoài cũng khá. Thẻ lương anh đưa cho tôi, tiền lương thưởng anh cũng để tôi cầm hết, mỗi năm anh được thưởng hơn 100 triệu. Hàng tháng ngân hàng sẽ tự trích nợ hơn 5 triệu tiền chúng...