Chất bẩn trong vaccine Moderna ở Nhật có thể là kim loại
Quan chức Bộ Y tế Nhật Bản cho biết tạp chất được tìm thấy trong lô vaccine Moderna nhiễm bẩn ở nước này có thể là bột kim loại.
NHK tối 26/8 dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Nhật Bản cho biết tạp chất được tìm thấy trong lô vaccine Moderna nước này phản ứng với nam châm và bị nghi là bột kim loại. Hãng dược Moderna cho biết điều này gây ảnh hưởng tới vấn đề an toàn hoặc hiệu quả của lô vaccine.
Một quan chức Bộ Y tế Nhật Bản cho biết chất gây ô nhiễm vẫn chưa được xác nhận.
Bộ Y tế và công ty dược Takeda trước đó thông báo Nhật Bản sẽ ngừng sử dụng 1,63 triệu liều vaccine Moderna sau khi “một số trung tâm tiêm chủng phát hiện chất lạ bên trong một số lọ chưa mở”.
Video đang HOT
Nhân viên y tế chuẩn bị liều vaccine Covid-19 của Moderna ở Tokyo, Nhật Bản, hôm 24/5. Ảnh: Reuters.
Công ty dược phẩm Tây Ban Nha Rovi, phụ trách đóng chai vaccine Moderna cho các thị trường ngoài Mỹ, cho biết nhiễm bẩn có thể do vấn đề trong dây chuyền sản xuất và đang tiến hành điều tra.
Theo Bộ Y tế Nhật Bản, quyết định dừng tiêm các lô vaccine Moderna chỉ là “biện pháp phòng ngừa”, song một số công ty đã quyết định hủy tiêm chủng cho người lao động. Tin tức về lô vaccine nhiễm bẩn có thể khiến nỗ lực tiêm chủng của Nhật thêm khó khăn, khi nước này đang phải thuyết phục nhiều người, đặc biệt là người trẻ, đi tiêm vaccine.
Một quan chức Bộ Y tế Nhật Bản cho biết sẽ mất “một khoảng thời gian” để xác nhận có bao nhiêu mũi vaccine nhiễm bẩn đã được tiêm ở nước này. Kyodo News đưa tin ít nhất 176.000 mũi vaccine Moderna nhiễm bẩn đã được sử dụng.
Nhật Bản hiện ghi nhận hơn 1,3 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 15.700 ca tử vong. Nước này đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 cho khoảng 54% dân số.
Mỹ "bật đèn xanh" đưa vaccine thứ 2 vào tiêm chủng đại trà
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ tiếp tục để ngỏ khả năng đưa tiếp loại vaccine thứ 2 ngừa Covid-19 của hãng Moderna vào sử dụng.
Một ngày sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tiếp tục để ngỏ khả năng đưa tiếp loại vaccine thứ 2 ngừa Covid-19 của hãng Moderna vào sử dụng. Đây được xem là việc đẩy nhanh nỗ lực của nhà chức trách Mỹ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vốn đang diễn biến nghiêm trọng ở nước này.
FDA tiếp tục để ngỏ khả năng đưa tiếp loại vaccine thứ 2 ngừa Covid-19 của hãng Moderna vào sử dụng: AFP.
Tài liệu dài 54 trang của các nhà khoa học Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ công bố hôm qua (15/12) đã đánh giá cao vaccine do hãng Moderna sản xuất. Theo nhận định của cơ quan này, vaccine Moderna có mức độ hiệu quả ngừa Covid-19 lên đến 94%. Đối với người trên 65 tuổi trở lên, mức độ hiệu quả của vaccine là 86%. Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng không phát hiện bất cứ mối quan ngại đặc biệt nào về độ an toàn của vaccine. Phản ứng phụ nghiêm trọng gần như không có. Tác dụng phụ không mong muốn đối với người sử dụng chỉ là sốt, mệt mỏi và đau nhức trong quá trình vaccine kích hoạt hệ thống miễn dịch ở người.
Dự kiến trong ngày mai (17/12), Ủy ban vaccine của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sẽ nhóm họp để đưa ra quyết định liệu có phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine của Moderna hay không.
Việc đưa một loại vaccine thứ 2 vào sử dụng ở Mỹ có ý nghĩa quan trọng vào lúc này để bảo vệ người dân chống lại dịch bệnh. Mỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch với hơn 17 triệu người mắc và hơn 300.000 người khác tử vong do Covid-19. Theo thống kê của trường đại học Johns Hopkins, trung bình, mỗi ngày có khoảng 2.400 người Mỹ tử vong vì dịch Covid-19. Số người chết sẽ còn tăng trong những tuần tới trong bối cảnh các cuộc tụ tập đông người đón Giáng sinh và Năm mới sắp đến gần và quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội thường bị buông lỏng trong những dịp nghỉ lễ.
Một trong những nguyên nhân khiến số người chết do Covid-19 tăng cao ở Mỹ là do tâm lý bài vaccine. Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng NORC của Mỹ, chỉ có khoảng một nửa số người Mỹ được hỏi muốn được tiêm phòng vaccine. Trong khi đó, 1/4 số người được hỏi nói rằng họ không muốn tiêm vaccine trong khi phần còn lại vẫn còn lưỡng lự không biết có nên tiêm vaccine hay không.
Đây là một trong những lý do giải thích tại sao, trong chiến dịch tiêm phòng vaccine vừa qua, nhân viên y tế Mỹ lại được chọn làm đối tượng tiêm phòng đầu tiên. Bên cạnh việc họ là những người trong tuyến đầu chống dịch. Để bảo vệ được người khác, trước hết, sức khỏe của họ phải được đảm bảo. Ngoài ra, việc các nhân viên y tế được tiêm phòng sẽ là nguồn cổ vũ, động viên những người khác tin tưởng vào sự an toàn của vaccine.
Nhận định về vấn đề này, Giám đốc bệnh viện Howard Mỹ Anita Jenkins nói: "Chúng ta đang có cơ hội để chống lại dịch Covid-19- một đại dịch đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Nhiều nhân viên y tế đã sử dụng vaccine trong những ngày qua. Họ sử dụng vaccine không chỉ để bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn để cho những người khác hiểu và nhận thức rằng, vaccine là vũ khí an toàn chống lại dịch Covid-19. Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người vẫn còn lo ngại về độ an toàn của vaccine và chưa tin tưởng vào vaccine. Nhưng tôi mong mọi người hãy hiểu rằng, đây là vũ khí giúp chúng ta chống lại đại dịch".
Nếu được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thông qua, những lô vaccine đầu tiên của hãng Moderna sẽ được vận chuyển cho Chính phủ Mỹ trong vòng 24 giờ tới. Cho đến nay, chính phủ Mỹ đã mua 100 triệu liều vaccine do hãng Pfizer-BioNTech sản xuất và đặt mua trước 200 triệu liều khác của hãng Moderna. Nếu không có sự trì hoãn nào trong cả khâu sản xuất và phân phối vaccine dự kiến đến giữa năm 2021, sẽ có đủ vaccine để tiêm cho 150 triệu người dân Mỹ. Trước mắt, ngay cuối tháng 12 này, dự tính có khoảng 20 triệu người Mỹ sẽ được tiêm những mũi vaccine đầu tiên và 30 triệu người khác sẽ được tiêm phòng ngay đầu tháng 1/2021./.
EU phê chuẩn thêm các cơ sở sản xuất vaccine của Pfizer và Moderna Ngày 24/8, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã phê chuẩn thêm các cơ sở sản xuất vaccine ngừa COVID-19 dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA của hãng dược Pfizer/BioNTech và hãng Moderna nhằm giúp tăng sản lượng vaccine trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng trở lại tại châu Âu. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech....