Charlie Hebdo: 27% người Hồi giáo ở Anh cảm thông với hung thủ
- Khoảng 27% người Hồi giáo ở Anh cảm thông với các tay súng đã tấn công vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo.
Theo tin tức trên Telegraph, một cuộc thăm dò của ComRes chỉ ra rằng, khoảng 27% người Hồi giáo ở Anh “cảm thông cho động cơ đằng sau các cuộc tấn công” vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris (Pháp) hôm 7/1.
Ngoài ra, 32% số người Hồi giáo ở Anh được hỏi cho biết, họ không hề ngạc nhiên trước các vụ tấn công và 11% nói rằng, tạp chí đăng ảnh biếm họa nhà tiên tri Mohammed “xứng đáng bị tấn công”. Chỉ 68% nói rằng, những cuộc tấn công này “không bao giờ” hợp lý, trong khi 24% không đồng tình.
Đa số (78%) người được hỏi cảm thấy, những bức tranh biếm họa nhà tiên tri là sự “xúc phạm mạnh mẽ tới cá nhân tôi”.
Jeannette Bougrad, vợ của biên tập viên Charb – người đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo hôm 7/1.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát cũng thăm dò về lòng trung thành của người dân đối với đất nước Anh. Kết quả cho thấy, 95% người dân nói rằng, họ trung thành với đất nước và 93% luôn tuân thủ luật pháp Anh.
Tuy vậy, khoảng 20% cho rằng, xã hội phương Tây không phù hợp với người đạo Hồi; 46% nói nước Anh trở nên ít khoan dung hơn và có định kiến với người Hồi giáo. Trong số đó, 35% số người được hỏi cảm thấy, người Anh không tin tưởng những người theo đạo Hồi.
Baroness Warsi, cựu Bộ trưởng Văn phòng nước ngoài Anh cho biết, tỷ lệ cảm thông đối với động cơ đứng sau các vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo là “đáng lo ngại”.
Trước đó, ngày 7/1, 2 tay súng Hồi giáo đã tấn công vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris (Pháp) khiến 12 người thiệt mạng và 11 người bị thương. Động cơ của 2 tay súng này là nhằm trả đũa việc tạp chí Charlie Hebdo đã đăng những hình ảnh biếm họa nhà tiên tri Mohammed.
THIÊN BÌNH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
TBT Charlie Hebdo lý giải về biếm họa nhà tiên tri Mohammed
Ông Gerard Biard cho rằng, việc tạp chí Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed cũng chỉ nhằm bảo vệ tự do tôn giáo.
Tuyên bố của ông Biard được đưa ra trong bối cảnh có những tranh cãi gay gắt về việc tạp chí Charlie Hebdo trong số mới nhất của mình kể từ sau vụ tấn công ngày 7/1 lại tiếp tục đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed (một hành động mà người Hồi giáo cho là xúc phạm đến họ).
Việc tạp chí Charlie Hebdo lại đưa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed lên trang bìa của tạp chí này đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều nhà thờ tại Niger bị thiêu rụi trong ngày 17/1 trong một cuộc biểu tình phản đối hành động của tờ tạp chí này.
Tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo dự lễ tang của các đồng nghiệp
Nhiều quốc gia Hồi giáo cũng đã lên tiếng không đồng tình với quyết định của tạp chí Charlie Hebdo. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu cũng đã phải tăng cường các biện pháp an ninh và đã bắt giữ rất nhiều kẻ được cho là lên kế hoạch tấn công "giống như vụ Charlie Hebdo".
Phát biểu trên kênh truyền hình NBC ngày 17/1, ông Biard nhấn mạnh: "Mỗi lần chúng tôi vẽ biếm họa nhà tiên tri Mohammed, mỗi lần chúng tôi vẽ ông hay vẽ đức Chúa trời là chúng tôi đang bảo vệ quyền tự do tôn giáo".
Ông Biard cũng nói thêm rằng: "Chúng tôi khẳng định Chúa không phải là một nhân vật chính trị hay một người nổi tiếng. Ông ấy là của riêng mọi người và vì thế việc chúng tôi làm là để bảo vệ quyền tự do tôn giáo".
"Đúng là việc vẽ tranh biếm họa cũng thể hiện quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh đến quyền tự do tôn giáo và các vấn đề tôn giáo không thể được coi là vấn đề chính trị", ông Biard nói.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông Biard cũng vấp phải những phản ứng của những người xem truyền hình, những người muốn ông bàn về tuyên bố của Giáo hoàng Francis, người đã lên án việc giết hại người khác nhân danh Chúa nhưng cũng cho rằng tự do ngôn luận cũng phải có giới hạn và không được phép xúc phạm đến tôn giáo của người khác./.
Trần Khánh
Theo VOV
Hậu thảm sát, Charlie Hebdo vừa ra số mới đã "cháy hàng" Theo tờ Business Insider, số mới nhất của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, phát hành hôm nay 14.1 - một tuần sau khi bị tấn công khủng bố đẫm máu khiến 12 người thiệt mạng đã bán hết sạch chỉ trong vòng vài phút khi người dân Pháp nườm nượp xếp hàng mua báo. Một độc giả đọc say sưa ấn phẩm...