Chấp nhặt câu nói, chuyện vặt thành án mạng
TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với bị cáo Lê Văn Tân (SN 1974, ở thôn Thượng Lạp, xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
Mất tình làng xóm, mất mạng vì chuyện lãng xẹt
Theo cáo trạng, khoảng 19h30 ngày 15/10/2010, sau bữa tối, Lê Văn Tân đi bộ sang chơi nhà anh Phùng Văn Lộc ở cùng thôn. Tại đây có anh Phùng Văn Trưởng (SN 1969) cũng là người cùng thôn đang ngồi uống nước.
Bị cáo Lê Văn Tân.
Trong câu chuyện với anh Lộc, anh Trưởng có nói về việc tiếp khách, làm cỗ cưới của một người quen ở xã Tân Lập, huyện Vĩnh Tường và chê bai: “Bọn kẻ me (ám chỉ người dân xã Tân Lập – PV) bên ngoại không đến lượt tiếp khách”.
Do vợ Tân là chị Khổng Thị Chung cũng là người gốc Tân Lập nên thấy anh Trưởng nói vậy, Tân liền xen vào: “Việc của người ta thì kệ người ta”. Chuyện chỉ có vậy nhưng anh Trưởng quay sang vặc Tân: “Mày thích gây sự với tao à?”. Không chịu nhịn, Tân nói tiếp: “Tôi nói thế có gì mà sai mà ông bảo thế?”.
Đang hút thuốc lào, anh Trưởng đứng dậy cầm chiếc điếu cày vụt một nhát trúng mặt khiến Tân chảy máu mồm. Sự việc ngừng lại do anh Lộc can ngăn kịp thời. Mẹ Tân là bà Phùng Thị Để (SN 1950) ở nhà bên nghe tiếng ồn ào chạy qua can thiệp.
Vợ con anh Phùng Văn Trưởng tại Tòa.
Thấy anh Trưởng để chiếc điếu xuống chiếu rồi đi ra sân, Tân nhặt lấy chiếc điếu ném về phía anh Trưởng nhưng không trúng. Anh Lộc và bà Để lập tức kéo Tân về nhà, đóng cổng lại. Từ phía sau, anh Trưởng chửi với theo Tân: “Đồ cặn bã, tao không thèm nói chuyện với thằng tận cũng xã hội”.
Video đang HOT
Tân chạy ra cửa chuồng lợn nhà mình lấy một chiếc trang cào lúa định đi đánh anh Trưởng nhưng bị anh Lộc giằng lấy rồi đẩy vào sân giếng. Không chịu thôi, Tân tiếp tục chạy vào chuồng lợn lấy con dao phay và giơ dao lên dọa anh Lộc: “Mày buông tao ra, không tao chém cả mày!”. Anh Lộc cố giằng dao thì bị Tân chém nhưng trượt.
Thoát khỏi vòng kiểm soát của anh Lộc, Tân chạy ra cổng thì gặp anh Trưởng. Không nói không rằng, Tân vung dao chém anh Trưởng hai nhát vào khuỷu tay và cổ bên trái anh Trưởng làm nạn nhân ngã ngửa xuống đường bê-tông. Sau đó, Tân vứt dao xuống rãnh nước ven đường, bỏ trốn. Dù được đưa đi cấp cứu ngay nhưng do vết thương quá nặng, anh Trưởng đã không qua được cơn nguy kịch.
Vào tù: Con đường cai nghiện cuối cùng
Sau khi phạm tội, Lê Văn Tân lập tức bị bắt giữ. Ngày 28/3 vừa qua, Tân bị truy tố ra trước TAND tỉnh Vĩnh Phúc về tội “Giết người” theo Khoản 2, Điều 93, Bộ luật Hình sự.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bị cáo Tân sinh ra trong một gia đình thuần nông, đông con. Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng Tân lại thích ăn chơi đua đòi theo chúng bạn và mắc nghiện ma túy lúc nào không hay. Từ năm 2004 đến năm 2007, Tân nhiều lần được gia đình đưa đi cai nghiện tại các cơ sở ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc nhưng đều tái nghiện.
Thế nên bao nhiêu đồ đạc trong nhà đều bị Tân mang bán sạch để “phê” cùng “nàng tiên nâu”. Đến mảnh đất cắm dùi của cha mẹ để lại làm kế sinh nhai cũng bị Tân nướng theo làn khói trắng, mặc cho vợ con mình nheo nhóc đói ăn.
Sau khi gây ra cái chết cho anh Trưởng, biết tài sản ở trong nhà đã bị Tân “đốt” hết. Thương cho người mẹ đã sinh ra đứa con tội đồ, anh em họ hàng nhà Tân đành cùng nhau góp tiền lại mỗi người một ít đưa cho bà Để lo tiền mai tang phí cho gia đình bị hại.
Tại phiên tòa, bà Để nuốt nước mắt “gửi gắm” Tân cho pháp luật xử lý vì bà đã hết cách giúp Tân cai nghiện và cũng không còn khả năng chạy vạy để khắc phục hậu quả do Tân để lại.
Phiên tòa khép lại, Hội đồng xét xử tuyên phạt Lê Văn Tân 12 năm tù, kèm theo 2 năm bị quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù. Đồng thời, Tân bị buộc bồi thường 58 triệu đồng, nuôi ba con nhỏ của bị hại đến đủ 18 tuổi.
Theo Pháp Luật VN
Lời khai ghê sợ của cô giáo giết 3 người
Bị cáo Thuận luôn tươi cười trước vành móng ngựa.
Phiên xử phúc thẩm vụ án cô giáo Thuận thiêu chết cả nhà anh chồng đã diễn ra và kết thúc với bản án đầy tranh cãi cho Thuận nhưng có mấy ai biết được rằng hành trình điều tra phá án vất vả như thế nào.
Suốt cả tháng ròng, các điều tra viên của Đội điều tra trọng án cô giáo Thuận thiêu chết cả nhà anh chồng dồn sức truy tìm manh mối của một người tên là Diệp nhưng không thấy. Tất cả các mối quan hệ của gia đình anh Hưng, anh Tuấn trước đã rà soát nay lại được rà soát lại, kỹ lưỡng hơn. Không chỉ có bạn bè thân quen mà kể cả những người đã từng trông coi hộ nhà anh Hưng và cả nhà anh Tuấn lúc xây dựng cũng được lần tìm lại. Nhưng có một điều lạ là trong số hàng trăm mối quan hệ đó, dù đã lần tìm rất tỉ mẩn nhưng tuyệt nhiên không thấy có một người nào tên là Diệp. Chỉ có duy nhất một người từng có thời gian ở nhà Thuận nhưng lại tên là Tiệp. Các điều tra viên ngồi lại cùng trao đổi, và đi đến thống nhất, rất có thể đó là Tiệp chứ không phải Diệp vì hai tên đó phát âm gần giống nhau.
Tuy nhiên các thông tin về đối tượng Tiệp cũng rất ít ỏi. Chỉ có một thông tin duy nhất rằng thanh niên tên Tiệp đó trong thời gian ở nhà Thuận thì có đi học nghề nấu ăn. Nếu không làm án tận tụy thì có lẽ vụ án sẽ tắc ở đây vì thông tin về đối tượng quá mong manh. Nhưng, các điều tra viên trọng án thì không nản. Trung tá Trần Ngọc Hà nói, 3 người chết cơ mà, chết cháy, chết đau đớn lắm. Không chỉ riêng anh mà tất cả các điều tra viên tham gia điều tra vụ án này đều rơi nước mắt khi chứng kiến cái chết của 3 nạn nhân vô tội. Hậu quả của tội ác khủng khiếp đến thế làm sao có thể để kẻ gây ra tội ác nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Suy luận của các điều tra viên làm án rất logic. Nếu học trường nấu ăn thì nhiều khả năng chỉ có Trường Trung cấp Du lịch Hà Nội. Trường này mỗi khóa học nấu ăn là 2 năm. Tính lùi thời gian, khi xảy ra vụ án năm 2008 còn đang học thì chỉ có thể là sinh viên nhập học vào khoảng 2 năm 2007 hoặc 2008 mà thôi.
Bị cáo Tiệp kêu oan tại tòa
Sau nhiều ngày tìm kiếm, hồ sơ của khoảng chục sinh viên tên Tiệp đã được rút ra nghiêm túc. May sao, đó cũng là cái tên không phổ biến lắm chứ nếu là những cái tên dạng như "Toàn", "Thắng", "Tuấn", "Tú" thì con số đó có thể lên đến cả vài chục. Và, trong số gần chục sinh viên tên Tiệp, các điều tra viên đặc biệt chú ý đến hồ sơ của người có tên là Hoàng Hải Tiệp, sinh năm 1980 người dân tộc Tày quê ở Yên Bái. Lẽ vì, ở anh ta có hai điểm trùng khớp: thứ nhất là trùng tên, thứ hai là đồng hương với Thuận.
Ảnh lưu hồ sơ của Hoàng Hải Tiệp được rút ra, đem đi nhận diện.
Và họ đã đem ảnh tới cho những người dân làng Phú Mỹ xem, những người mà theo phán đoán của các điều tra viên thì họ biết người thanh niên đã từng ở nhà Thuận tên là Tiệp.
Nhiều người trong làng, khi nhìn ảnh của sinh viên Hoàng Hải Tiệp đều khẳng định người trong ảnh chính là thanh niên đã có thời gian tá túc ở nhà cô Thuận trước khi vụ cháy xảy ra. Nhưng từ sau vụ án cháy xảy ra thì người thanh niên này đã chuyển đi đâu không rõ.
Nhưng lại một khó khăn nữa nảy sinh. Quê quán, địa chỉ nhà của Hoàng Hải Tiệp thì có trong hồ sơ đã thể hiện đầy đủ. Nhưng Tiệp xuống Hà Nội học và vào thời điểm điều tra thì anh ta chắc chắn đã hoàn thành khóa học 2 năm. Ra trường rồi nhiều khả năng anh ta sẽ không về quê vì quê anh ta chỉ là một xã miền núi heo hút thì làm gì có nhà hàng, quán ăn, khách sạn để anh ta hành nghề. Rất có thể anh ta đã ở lại Hà Nội hoặc đi tới một thành phố sầm uất nào đó. Vậy thì biết tìm anh ta ở đâu? Và, trong tình huống khó khăn đó, các điều tra viên bằng kinh nghiệm và khả năng suy đoán tuyệt vời đã tìm ra một cách giải quyết rất hiệu quả. Một cuộc viếng thăm bất ngờ gia đình Hoàng Hải Tiệp trên Yên Bái của người khách lạ đã diễn ra ngay sau đó. Tiệp không có nhà. Trong căn nhà tồi tàn ở một xã miền núi heo hút, chỉ có một mình mẹ Hoàng Hải Tiệp ở. Bà lấy chồng từ khi còn rất trẻ và ngay sau đó đã sinh ra Hoàng Hải Tiệp được ít lâu thì cha Tiệp bỏ lên Tuyên Quang lấy vợ hai, không ngó ngàng gì đến bà và Tiệp. Bà vò võ một mình, lần hồi nhọc nhằn kiếm sống từng bữa chắt chiu nuôi Tiệp. Niềm hy vọng của cả cuộc đời bà dồn vào mụn con trai duy nhất đó.
Tiệp học xong phổ thông, muốn xuống Hà Nội học nghề nấu ăn, hy vọng sẽ thay đổi được cuộc sống nghèo túng của hai mẹ con. Nông dân ở miền núi như bà, nuôi con ở quê đã khó huống chi xuống tận Hà Nội ăn học nhưng thương con bà đành gắng gượng, giật gấu vá vai.
Tiệp xuống Hà Nội, chịu khó học hành, vừa học vừa làm thêm phục vụ ở các quán ăn để đỡ đần mẹ tiền ăn học. Bà khoe với những người khách, Tiệp đã ra trường đang làm việc cho một quán ăn ở phố Bảo Khánh trên Hà Nội.
Vậy là những thông tin về Tiệp đã dần dần dày lên.
Tiếp tục xác minh ở nơi Tiệp đang làm việc, các điều tra viên thu được một thông tin quan trọng. Tiệp hiện vẫn đang làm việc tại đây và đang dùng số điện thoại 09xxxxxxxx. Các điều tra viên đã suýt reo lên sung sướng khi đó chính là số máy gọi vào tổng đài báo cháy ở nhà anh Nguyễn Chí Hưng. Tuy nhiên, người dùng số máy đã ngắt ngay khi có kết nối.
Điều tra tiếp về Tiệp, các điều tra lại có thêm một thông tin nữa: Tiệp có một người đồng hương tên Bùi Tiến Hà. Trên quê Yên Bái nhà Hà và nhà Tiệp ở gần nhau. Hà sinh năm 1959, bằng tuổi mẹ Tiệp nên Tiệp gọi bằng chú. Thời điểm Tiệp xuống Hà Nội học cũng là thời điểm Bùi Tiến Hà xuống Hà Nội trong coi công trình xây dựng cho gia đình "cô giáo" Thuận. Lúc đó Thuận xây ngôi nhà 5 tầng mới ở sát ngay nhà anh Hưng mà hai vợ chồng thì đã ly thân nên mẹ Thuận phải nhờ Hà xuống trông coi công trình giúp con gái. Đã có lần Tiệp gọi điện thoại về trên quê cho vợ Hà xin số điện thoại của Hà để hai chú cháu liên lạc với nhau ở Hà Nội.
"Cô giáo" Thuận cùng đồng phạm
Sáng 31 - 12 - 2008, Tiệp bị bắt tại Cổ Nhuế. Cùng lúc Hà bị bắt ở Yên Bái. Thuận cũng bị bắt ngay sau khi kết thúc giờ dạy ở trường. Vậy là ngày cuối cùng của năm, các điều tra viên trọng án vẫn không được nghỉ. Trung tá Trần Ngọc Hà kể, có nhiều điều tra viên tiếp nhận được điện thoại trách mắng của gia đình vợ con. Nhưng không thể nào khác được. Đêm giao thừa anh và nhiều đồng đội khác thức trắng bên đống hồ sơ vụ án với bộn bề công việc tại đơn vị. Anh nói với Thuận rằng, lẽ ra hôm nay cả tôi và chị đều phải ở nhà đón năm mới cùng gia đình. Một ngày có ý nghĩa nhất trong năm như ngày hôm nay, sự buộc phải vắng mặt ấy thật là đáng tiếc. Nhưng chúng ta đã phải ở đây. Tôi khuyên chị nên thành khẩn. Và, sau khi uống hết cốc sữa nóng hổi, Thuận đã xin được viết bản tự khai, tường trình một cách chi tiết về tội ác của mình trong vụ tổ chức đốt cháy nhà anh chồng. Lúc ấy, Trung tá Hà kể - tôi ngước lên nhìn đồng hồ - đúng giao thừa.
Vụ án cô giáo thiêu chết 3 người Cuối năm 2007, sau khi ly thân với chồng, Nguyễn Thị Thuận đã được anh chồng là Nguyễn Chí Hưng khuyên răn nên xin lỗi chồng để về đoàn tụ. Cho rằng gia đình chồng bênh nhau, Thuận rất bức xúc. Ngày 20 - 1 - 2008, Thuận nói với Bùi Tiến Hà: "Cháu rất tức vợ chồng ông Hưng vì luôn bênh em trai. Chú mua ít xăng về, giúp cháu đốt nhà ông Hưng cho bõ tức". Thấy Hà lưỡng lự, Thuận bảo: "Chú cứ đốt đi, nếu xảy ra chuyện gì cháu chịu trách nhiệm". Do ông Hà chưa làm ngay, Thuận nhờ Hoàng Hải Tiệp ra tay và không quên hứa hẹn: "Chị xây nhà xong, mày xuống ở với chị, chị không lấy tiền nhà". Tiệp đã đồng ý, nhận 50.000 đồng từ Thuận để đi mua xăng. Đêm 24 rạng 25 - 1 - 2008, lợi dụng lúc gia đình anh Hưng ngủ say, Tiệp và Hà đã rót xăng qua thước nhôm đổ vào cửa sắt nhà anh Hưng và châm lửa đốt. Ngọn lửa bùng lên dữ dội biến ngôi nhà thành một ngọn đuốc khổng lồ khiến cả 3 người sống trong nhà vào thời điểm đó là hai vợ chồng anh Hưng và con gái là cháu Thảo Hiền đã bị tử vong do bỏng.
Theo An ninh thế giới
Đề nghị tăng án cô giáo giết 3 người Nguyễn Thị Thuận tại phiên tòa phúc thẩm Phán quyết của Tòa án Quân sự Trung ương đã được đưa ra nhưng gia đình bị hại vẫn kiên trì kiếm tìm công lý với hy vọng, Hội đồng thẩm phán TAND TC sẽ xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Đồng loạt kêu oan sau khi tiếp xúc với...