Chấp hành viên quyết giao tài sản dù cấp trên ‘thổi còi’
Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã yêu cầu thu hồi toàn bộ quyết định cưỡng chế, giao tài sản… vì sai quy định nhưng chấp hành viên vẫn tiếp tục giao tài sản đang bị kê biên cho người được thi hành án.
Theo phản ánh của bà Hoàng Thị Vĩnh Đại (SN 1962, ngụ Bình Dương), vợ chồng bà là người phải thi hành án (THA) theo một bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của TAND thị xã Thuận An hồi tháng 8-2013. Theo đó, vợ chồng bà phải trả cho ông LTN 5,6 tỉ đồng.
Cục thi hành án “thổi còi” bảo vệ bên thứ ba
Quá trình tổ chức thi hành bản án trên theo yêu cầu của ông N., chấp hành viên (CHV) Chi cục THADS thị xã Thuận An đã kê biên nhà đất của vợ chồng bà Đại tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An.
Tháng 2-2016, chồng bà Đại chết.tang gia bối rối nên bà và các con chưa xoay xở được tiền trả nợ thì CHV ra quyết định cưỡng chế và ký hợp đồng bán đấu giá tài sản với một công ty đấu giá. Giá khởi điểm của khối tài sản nhà đất của bà Đại là hơn 8 tỉ đồng.
Tháng 4-2017, công ty đấu giá ra thông báo không có người tham gia đấu giá. CHV ra thông báo cho các đương sự biết về kết quả đấu giá không thành để thỏa thuận mức giá.
“Chồng tôi chết, trụ cột gia đình mất đi, trong nhà lại còn mẹ già hơn 90 tuổi. Tôi sợ việc cưỡng chế nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mẹ có bề gì thì tôi ân hận cả đời… Mệt mỏi, áp lực tứ phía, không chịu nổi nên tôi đã ký vào bản thỏa thuận đồng ý giao tài sản cho ông N. để cấn trừ nợ cho xong” – bà Đại kể.
Tuy nhiên, sau đó hai người có quyền lợi liên quan là ông Đường Mạnh Cường, bà Ngô Thị Hương có đơn khiếu nại. Lý do, hai người này là chủ hai căn nhà nằm trên đất của bà Đại. Nguyên trước đây bà Đại có lập giấy tay chuyển nhượng một phần đất cho họ nhưng không tách thửa được. Bà Đại đã giao đất và họ đã cất nhà trên đất rồi sinh sống ở đó từ năm 2010.
Tháng 1-2018, chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Thuận An đã bác khiếu nại của ông Cường, bà Hương. Hai người này tiếp tục khiếu nại đến Cục THADS tỉnh Bình Dương.
Căn nhà làm quán karaoke của bà Đại và tiệm đồ gỗ của bà Hương nằm bên cạnh trên đất bà Đại. Ảnh: TV
Video đang HOT
Hiện trường căn nhà của bà Đại bị đập phá. Ảnh: TV
Tháng 4-2018, Cục THADS tỉnh ra quyết định chấp nhận một phần khiếu nại, yêu cầu CHV Chi cục THADS thị xã Thuận An phải thu hồi toàn bộ quyết định cưỡng chế, giao tài sản cho ông N., hủy thỏa thuận bàn giao tài sản để cấn trừ nợ giữa bà Đại và ông N.
Theo Cục THADS tỉnh, quá trình xử lý tài sản bán đấu giá đã có những thiếu sót như sau:
Khoản 2 Điều 104 Luật THADS quy định: “Từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được THA có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được THA…”. Ở đây, tài sản của bà Đại chỉ mới giảm giá lần đầu do không có người đăng ký mua nên việc CHV ghi nhận việc giao tài sản bán đấu giá để cấn trừ nợ là không đúng quy định.
Cạnh đó, việc thỏa thuận giao tài sản để cấn trừ nợ giữa bà Đại và ông N. mà không có sự tham gia của người có tài sản trên đất là ông Cường và bà Hương là vi phạm khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS). Chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Thuận An chưa xem xét toàn bộ hồ sơ THA đã bác khiếu nại của ông Cường, bà Hương là chưa phù hợp quy định pháp luật.
Chấp hành viên vẫn giao nhà
Sau đó bà Đại có đơn xin nhận lại tài sản để tiếp tục quản lý, chờ kết quả giải quyết của THA nhưng không được chấp thuận. Bà Đại làm đơn khiếu nại thì CHV ra thông báo ông N. đủ điều kiện bảo quản tài sản THA nên ngày 27-6-2018, CHV đã giao cho ông N. bảo quản tài sản THA trước sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương.
Gần đây, bà Đại phát hiện căn nhà của mình bị đập phá. lo lắng căn nhà sẽ bị mất giá trị nên đại diện của bà Đại đã thông báo cho CHV. Theo lời người này, CHV trả lời rằng tầng lầu căn nhà có dấu hiệu sụp lún nên ông N. sửa chữa (có ghi âm).
Để làm rõ hơn vụ việc, PV đã liên hệ Cục THADS tỉnh Bình Dương. Bà Nguyễn Thị Trúc Lam (Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh) cho biết sau khi xem xét đơn khiếu nại của ông Cường, bà Hương và toàn bộ hồ sơ vụ việc, xét thấy việc CHV bàn giao tài sản để cấn trừ nợ là không đúng quy định, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba (ông Cường, bà Hương) nên Cục đã yêu cầu CHV hủy bỏ thỏa thuận này.
Sau đó, Cục THADS tỉnh tiếp tục nhận được khiếu nại của phía bà Đại đối với CHV về việc bàn giao tài sản cho ông N. Ngày 14-8-2018, Cục THADS tỉnh đã có phiếu chuyển, yêu cầu Chi cục THADS thị xã Thuận An báo cáo và sao toàn bộ hồ sơ gửi về Cục. “Khi nào nhận được hồ sơ đầy đủ từ Chi cục THADS thị xã Thuận An, Cục sẽ xem xét, giải quyết và phản hồi cho báo” – bà Lam nói.
Thỏa thuận thi hành án
Khi đương sự có yêu cầu, CHV có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều này. Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí THA thì CHV có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.
Người yêu cầu CHV chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan THADS mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan THADS.
(Trích khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015)
THANH VÂN
Theo PLO
Chuyển đổi rừng trồng cao su, 10 năm chưa đòi được tiền bán gỗ
Thực hiện chương trình chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cao su, nhiều ban quản lý rừng ở Gia Lai đã giao gỗ cho các doanh nghiệp trúng đấu giá, nhưng 10 năm sau vẫn chưa đòi được tiền bán gỗ.
Trầy trật đòi nợ doanh nghiệp
Mới đây, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai có báo cáo theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc tổ chức thi hành các bản án thu hồi tiền nợ đấu giá gỗ tại các dự án trồng cây cao su. Theo đó, từ năm 2008 đến nay có 4 doanh nghiệp nợ gần 10 tỷ đồng tiền mua gỗ đấu giá (nợ gốc hơn 6,8 tỷ đồng) tại các ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH): Ia Meur, Ia Púch và Ayun Pa.
Đây là số gỗ do các BQLRPH nói trên tận thu, tổ chức bán đấu giá khi UBND tỉnh Gia Lai chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cao su vào năm 2008. Tuy nhiên quá trình đấu giá, bán tài sản có nhiều mập mờ, gỗ được thanh lý sạch sẽ nhưng tiền không nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Cũng theo Cục Thi hành án dân sự Gia Lai, trong đó Công ty TNHH Minh Thành (xã Ia Der, huyện Ia Grai) nợ BQLRPH Ia Muer (huyện Chư Prông) hơn 3,6 tỷ đồng, Công ty TNHH Đức Thịnh (xã Phú An, huyện Đắk Pơ) nợ BQLRPH Ia Púch (huyện Chư Prông) gần 1,9 tỷ đồng, Công ty TNHH Cường Thịnh Phát (52 Trần Nhân Tông, TP Pleiku) nợ BQLRPH Ayun Pa hơn 487 triệu đồng, Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Đức Thiện (phường Thống Nhất, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nợ BQLRPH Ia Púch hơn 800 triệu đồng.
Các DN trúng đấu giá đã bán gỗ từ 10 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa trả hết tiền (ảnh minh họa)
Điều đáng nói là từ năm 2014, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu 3 BQLRPH trên phải thu nộp ngân sách hơn 8,2 tỷ đồng, nhưng đến nay 3 đơn vị mới nộp được khoảng 1,4 tỷ đồng, còn lại hơn 6,8 tỷ đồng nợ gốc, chưa kể lãi chậm nộp.
Thả gà ra đuổi?
Để đòi số nợ trên, từ nhiều năm nay các BQLRPH đã khởi kiện ra tòa, rồi liên tục gửi đơn cho các chi cục thi hành án dân sự nhưng không có kết quả vì có doanh nghiệp đã bỏ trốn, có doanh nghiệp ngừng hoạt động, không còn tài sản để cưỡng chế thi hành án.
Cụ thể, năm 2013 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ia Grai ra quyết định thi hành án buộc Công ty TNHH Minh Thành trả cho BQLRPH Ia Meur hơn 3,8 tỷ đồng sau đó phải lắc đầu vì công ty không có tài sản. Đến năm 2015, BQLRPH Ia Meur lại có đơn yêu cầu thi hành án, được Chi cục Thi hành án huyện Ia Grai trả lời: Công ty không có tài sản thi hành, trụ sở bỏ hoang, ngừng hoạt động. Trong khi đó Chi cục thuế TP Pleiku cho biết công ty này đang nợ thuế và tiền chậm nộp hơn 1,5 tỷ đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai xác nhận chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn.
Tại huyện Đắk Pơ, Chi cục thi hành án cũng trả lại đơn yêu cầu thi hành án của BQLRPH Ia Púch đối với Công ty Đức Thịnh (nợ hơn 1,8 tỷ đồng). Mặc dù sau đó BQLRPH Ia Púch tiếp tục có đơn yêu cầu thi hành án, nhưng cơ quan thi hành án đành bó tay vì công ty không có tài sản.
Tương tự, Công ty TNHH Cường Thịnh Phát (TP Pleiku), Xí nghiệp Đức Thiện (TP Kon Tum) cũng không có khả năng trả nợ cho BQLRPH Ia Púch và BQLRPH Ayun Pa.
Xưởng gỗ của Công ty TNHH Minh Thành tại huyện Ia Grai xơ xác, tiêu điều
Liên quan đến vụ việc trên, Cục Thi hành án dân sự đề nghị Sở NN&PTNT Gia Lai kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân theo chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng thời yêu cầu các BQLRPH tiếp tục làm đơn yêu cầu xác minh, thi hành án để thu nợ.
Trước đó Sở NN&PTNT Gia Lai đã tiến hành xử lý các cá nhân vi phạm bước đầu. Theo đó đã kỷ luật khiển trách ông Nay Rcom Jem - Trưởng BQLRPH Ayun Pa và 4 nhân viên; cách chức ông Trần Văn Lạc - Trưởng BQLRPH Ia Meur và cảnh cáo ông Trần Văn Thưởng - Phó ban; cảnh cáo bà Nguyễn Thị Hương - nguyên Trưởng BQLRPH Ia Púch, khiển trách ông Nguyễn Quốc Toản - nguyên Phó trưởng ban. Đối với Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, Hạt trưởng Nguyễn Văn Cường cũng bị cách chức, 3 cán bộ khác bị cảnh cáo và khiển trách.
Về nguyên nhân sự việc, Sở NN&PTNT Gia Lai cho rằng: Năm 2008 do kinh tế toàn cầu suy thoái ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến các DN nên các DN mua gỗ tại các BQLRPH rơi vào tình trạng phá sản. Mặt khác, do các BQLRPH chủ quan, chưa nắm rõ năng lực tài chính các DN tham gia đấu giá nên dẫn đến DN không có khả năng trả nợ sau khi nhận hết gỗ.
Nhưng tại sao khi các DN trúng đấu giá chưa nộp tiền, các BQLRPH đã vội vàng giao hết gỗ?, câu hỏi này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Rõ ràng các BQLRPH đã có dấu hiệu làm trái quy định, gây thất thoát hàng tỷ đồng ngân sách, cần được xử lý nghiêm minh hơn.
Theo luật sư Tạ Quang Tòng - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, trong quy trình đấu giá tài sản, doanh nghiệp nào trúng đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của bên bán rồi mới được lấy tài sản trúng đấu giá. Không có chuyện lấy tài sản đấu giá rồi nói nợ tiền được, nếu BQLRPH chưa thu tiền mà cho phép doanh nghiệp lấy tài sản trúng đấu giá là sai. Trường hợp doanh nghiệp trúng đấu giá giải thể thì BQLRPH sẽ bị xem xét hành vi có dấu hiệu cố ý làm trái, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, luật sư Tòng nói.
Theo Dantri
Vụ Cựu Phó Cục Thi hành án bị tố quan hệ bất chính:Tâm sự chua xót của người chồng Liên quan đến vụ nguyên Phó cục trưởng THADS bị tố quan hệ bất chính với vợ người khác, ông B. chua xót nói, cuộc sống của gia đình ông hoàn toàn đảo lộn. Nghi ngờ vợ từ những cuộc gọi bất thường vào nhiều thời điểm Trao đổi trên báo Thanh niên, chiều ngày 15/8, ông L.T.B. (51 tuổi, ngụ TX.Long Mỹ,...